Tất cả tin tức

Để cốc nguyệt san quá lâu có sao không? Bao nhiêu tiếng là phù hợp? 

Sử dụng cốc nguyệt san trong ngày đèn đỏ giúp chị em có thể thoải mái sinh hoạt mà không cảm thấy bất tiện. Tuy nhiên, để cốc nguyệt san quá lâu có sao không, bao nhiêu tiếng nên lấy cốc ra để đảm bảo an toàn. Nếu bạn vẫn còn mơ hồ thì bài viết này chính là dành cho bạn, cùng tìm hiểu ngay nhé! Để cốc nguyệt san quá lâu không hề an toàn  Theo Cơ quan Quản lý Sản phẩm Trị liệu tại Úc (TGA) khuyến cáo thì sau khoảng 8 đến 12 giờ sử dụng cốc nguyệt san, chị em nên lấy cốc ra khỏi âm đạo.  Vì nếu để cốc nguyệt san trong âm đạo quá lâu, chị em sẽ có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, viêm nhiễm vùng kín. Lý do là vì dịch kinh trong cơ thể có nhiệt độ khá cao và chứa nhiều máu, chất nhầy, niêm mạc tử cung… nếu để thời gian dài sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.  Chưa hết, cốc nguyệt san được giữ cố định nhờ sự kết hợp của các cơ sàn chậu và “lực hút” được tạo ra bởi chân không của niêm phong cốc trong ống âm đạo. Nên nếu để cốc nguyệt san trong cơ thể lâu, khiến cốc chứa nhiều dịch có thể làm cốc di chuyển lên xuống dẫn tới trầy xước, gây đau đớn cho người sử dụng. Tùy thuộc vào cơ địa của bạn để chọn ra thời gian sử dụng một cách hợp lý Cốc nguyệt san để tối đa bao lâu?  Các chuyên gia khuyến cáo rằng chị em chỉ nên để cốc nguyệt san trong cơ thể tối đa từ 8 đến 12 tiếng. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố sau:  Khuyến cáo của nhà sản xuất: Tuỳ theo từng loại cốc nguyệt san, chất liệu cốc mà nhà sản xuất sẽ có hướng dẫn sử dụng chị em nên sử dụng cốc trong 6 - 8 tiếng hay 8 - 12 tiếng. Vì thế chị em cần chú ý tham khảo theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Dòng chảy của kinh nguyệt: Nếu chị em có lượng kinh nguyệt lớn với dòng chảy liên tục thì khoảng thời gian giữa các lần thay cốc nên ngắn lại, từ 4 - 5 tiếng. Việc để quá lâu có thể khiến cho cốc bị đầy và gây cảm giác bí và khó chịu trong quá trình sử dụng. Loại cốc và kích thước cốc nguyệt san: Cốc nguyệt san lớn hơn, có sức chứa tốt hơn thì thời gian sử dụng có thể kéo dài hơn. Cốc nhỏ thì sẽ nhanh đầy hơn cốc lớn khiến bạn cần thay cốc thường xuyên hơn. Vì thế tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người để chọn size cốc phù hợp với bản thân cũng như thời gian để cốc tối đa.  Ngày kinh trong mỗi chu kì: Trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ có những ngày kinh dịch tiết ra khác nhau nên việc thay cốc vào những ngày này cũng khác nhau. Ví dụ vào những ngày dịch kinh ra nhiều thì bạn nên thay cốc sau 4 - 6 tiếng sử dụng. Những ngày cuối chu kỳ dung lượng kinh nguyệt ít hơn thì có thể sử dụng 6 - 8 tiếng Thời gian sử dụng cốc nguyệt san còn phụ thuộc vào dòng chảy kinh nguyệt của từng chị em Tóm lại, để đảm bảo an toàn khi sử dụng cốc nguyệt san thì thời gian sử dụng tối đa là 8 - 12 tiếng. Còn thời gian cụ thể là bao nhiêu phụ thuộc vào từng người, nên các chị em cần theo dõi và tìm ra khoảng thời gian phù hợp với mình nhất nhé! Nếu đã vô tình để cốc nguyệt san trên 12 tiếng thì nên làm gì?  Nếu chị em chẳng may vô tình để cốc nguyệt san trên 12 tiếng thì hãy nhanh chóng lấy cốc ra khỏi cơ thể, vệ sinh sạch sẽ “cô bé" và vệ sinh cốc nguyệt san. Sau đó hãy theo dõi và lắng nghe cơ thể mình.  Mặc dù khả năng viêm nhiễm là rất ít nhưng vẫn có thể xảy ra. Vì thế hãy theo dõi cơ thể và gặp bác sĩ để thăm khám ngay nếu bạn thấy các dấu hiệu sau:  Âm đạo tiết dịch bất thường Đau nhức âm đạo nhiều hoặc có mùi hôi lạ Cảm giác nóng rát khi tiểu tiện hoặc khi quan hệ Cảm thấy chóng mặt, sốt cao, nôn mửa và phát ban… Thống kê cho thấy những trường hợp viêm nhiễm rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên để hạn chế tối đa tình trạng này, chị em cũng cần lưu ý đến thời gian sử dụng cốc phù hợp và chọn mua loại cốc chất lượng cao, an toàn cho cơ thể.  Khi mua cốc nguyệt san bạn cần chọn các hãng uy tín, chất lượng, có đầy đủ chứng nhận FDA, chứng nhận của Bộ Y tế. Đồng thời, bạn hãy xem xét kỹ lưỡng trong việc lựa chọn size cốc phù hợp để tránh cốc quá lớn hay quá nhỏ khi đặt vào vùng âm đạo. Một gợi ý cho bạn sản phẩm cốc nguyệt san Liberty Cup là sản phẩm đã nhận được giấy chứng nhận ISO 17025 của Bộ Y tế và được phép lưu hành của Bộ Y tế. Sản phẩm này là cốc nguyệt san hàng đầu tại Pháp. Liberty Cup có nhiều ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm cùng loại.  Cốc được làm từ 100% silicone y tế nên sẽ an toàn và không gây kích ứng vùng kín cho các chị em.  Sản phẩm trong suốt và không chứa phẩm màu gây kích ứng cho vùng kín. Cốc được nghiên cứu, thiết kế theo cơ địa của phụ nữ Việt và có hai kích cỡ để người dùng dễ dàng lựa chọn (20ml và 25ml).  Giải đáp một số thắc mắc khác  Bên cạnh lo lắng về việc sử dụng cốc nguyệt san tối đa bao lâu thì nhiều người còn quan tâm đến các vấn đề sau:  Câu 1: Tôi có nên vứt cốc nguyệt san đã để quá lâu không?  Trả lời: Chị em không cần thiết phải vứt cốc nguyệt san đã để quá lâu, trên 12 tiếng trong cơ thể. Vì cốc nguyệt san được chế tạo từ vật liệu tái sử dụng được (silicone hoặc cao su...) nên sẽ rất hạn chế tình trạng đổi màu, gây mùi… Thay vào đó, chị em nên rửa sạch và tiệt trùng cốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn. Câu 2: Tôi có thể sử dụng cốc nguyệt san và ngủ qua đêm không?  Trả lời: Có, bạn hoàn toàn có thể sử dụng cốc nguyệt san qua đêm. Do hầu hết các cốc nguyệt san đều có thể sử dụng tối đa là 8 - 12 tiếng.  Câu 3: Có mẹo nào để tránh quên lấy cốc nguyệt san không?  Vì tính tiện dụng và sự thoải mái của cốc nguyệt san, nhiều chị em sẽ dễ dàng để quên cốc trong “cô bé”. Để tránh tình trạng này, chị em nên đặt báo thức hoặc sử dụng một số ứng dụng trên điện thoại để nhắc nhở. Hãy sử dụng cốc thật đúng cách để tối đa hóa tính hiệu quả của cốc và bảo vệ bản thân mình thật tốt nhé. Hi vọng qua bài viết này, thắc mắc để cốc nguyệt san quá lâu có sao không của chị em đã được giải đáp phần nào. Hãy lựa chọn những sản phẩm an toàn và uy tín để các chị em được thoải mái trong những “ngày ấy” nhé.
13/ 04/ 2022
0

Có kinh nguyệt có nên đi bộ không?

Thời kỳ kinh nguyệt là những ngày mà chị em phụ nữ cảm thấy “khó ở” và mệt mỏi. Vậy có kinh nguyệt có nên đi bộ không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời thỏa đáng và cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích để bạn có thêm những lựa chọn thú vị ngoài bài tập này. Xem thêm: Tập thể dục trong ngày đèn đỏ có nên không? Có kinh nguyệt có nên đi bộ không? Trước tiên cần khẳng định, đi bộ là một trong những bài tập chị em phụ nữ nên thực hiện khi tới kỳ kinh nguyệt. Đây là một trong những hình thức vận động nhẹ nhàng, phù hợp dành cho chị em trong những “kỳ dâu”. Theo Tiến sĩ Lindsey Mathews - Giám đốc điều hành Birthfit trang sức khỏe sinh sản của phụ nữ tại Los Angeles cho biết nếu thực hiện các bài tập thể dục như đi bộ sẽ giúp tăng lưu thông máu. Nhờ đó, máu kinh sẽ được đào thải nhanh hơn và hạn chế máu cục, máu đen.  Ngoài ra, việc thực hiện bài tập nhẹ nhàng này, còn mang lại nhiều tác dụng lớn như: Giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt: Thông thường khi gần tới ngày có kinh, cơ thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và tâm trạng dễ thay đổi. Nếu duy trì đi bộ thường xuyên sẽ giúp cơ thể luôn cảm thấy khoan khoái, dễ chịu và hạn chế những triệu chứng tiền kinh nguyệt. Cải thiện lượng endorphin trong cơ thể: Hoạt chất Endorphin có nhiệm vụ truyền thần kinh trong não giúp cơ thể có được những cảm xúc tích cực, thoải mái hơn. Đồng thời, đây cũng là chất có tác dụng giảm đau tự nhiên để chị em phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt bớt đi các triệu chứng khó chịu. Đi bộ là một trong những bài vận động lý tưởng để cải thiện lượng endorphin giúp phái nữ cảm thấy thoải mái, tâm trạng tốt hơn trong “kỳ dâu”. Cải thiện tâm trạng: Những vận động nhẹ nhàng như đi bộ, giúp tâm trạng khoan khoái, giảm stress và tăng cường việc lưu thông máu. Vì vậy, chị em phụ nữ sẽ hạn chế những cơn đau đầu, chuột rút và đau lưng trong thời gian kinh nguyệt. Giảm đau bụng kinh: Nếu chị em đi bộ trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ làm các cơ xương chậu được nới lỏng để giảm đi hiện tượng đau bụng kinh. Cùng với việc cải thiện lượng endorphin trong cơ thể - một hoạt chất có tác dụng giảm đau tự nhiên, những cơn đau bụng kinh trong thời kỳ này sẽ được xoa dịu đáng kể. Tăng cường sức đề kháng: Với chị em trong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể thường gặp những mệt mỏi và có dấu hiệu “yếu đi”. Đây chính là thời điểm nhạy cảm của cơ thể rất dễ tạo điều kiện để virus, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Việc duy trì đi bộ trong khi kinh nguyệt giúp cơ thể bớt “nhạy cảm” và bớt mệt mỏi để phòng tránh những tác nhân gây bệnh. Chị em có kinh nguyệt nên đi bộ để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe Ngoài đi bộ, có kinh nguyệt nên tập những bài tập nào? Ngoài đi bộ, những bài tập sau đây cũng rất lý tưởng cho các nàng khi tới kỳ kinh. Cụ thể: Bài tập co giãn cơ Những bài tập co giãn cơ mang lại tác dụng làm dịu cơn đau bụng khi tới tháng, giúp cơ thể giảm hiện tượng đau mỏi cơ và dẻo dai, khoan khoái hơn. Một số bài tập như: nâng chân lên cao, cúi chạm đất,... là lựa chọn hoàn hảo cho chị em trong “kỳ dâu”. Lưu ý, khi tập các bạn không nên tập căng cơ quá mức, chỉ nên tập trong giới hạn vừa phải. Bởi nếu tập quá mức sẽ khiến tình trạng đau mỏi trầm trọng hơn. Để cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn mỗi “kỳ dâu” chị em có thể tập các bài tập giãn cơ đơn giản mà hiệu quả Bài tập cardio Cardio là các bài tập có liên quan tới tim mạch. Tác dụng của các bài tập này là hỗ trợ quá trình lưu thông máu. Qua đó, oxy sẽ được mang tới các cơ bắp và toàn bộ cơ thể thuận lợi. Vì vậy, những bài tập cardio nhẹ nhàng như: chạy bộ trên máy tập, chạy bộ ngoài trời,.. trong 30 phút sẽ giúp chị em được thư giãn, giảm bớt đau nhức và nâng cao sức đề kháng. Tuy nhiên, khi luyện tập chị em nên duy trì với tốc độ nhẹ nhàng và liên tục. Điều đó giúp cho các chị em tránh bị mất nhiều sức và cảm thấy thoải mái hơn sau khi tập. Yoga Yoga là một môn thể thao tuyệt vời cho phụ nữ để duy trì sự dẻo dai và tươi trẻ. Với chị em trong kỳ kinh thì đây cũng là những bài tập giúp giảm các triệu chứng đau nhức, mỏi cơ, chuột rút. Bài tập yoga thích hợp nhất dành cho chị em là: tư thế con mèo, tư thế cây cầu, tư thế em bé,... Khi tập yoga với những bạn mới bắt đầu thì cần thực hiện các động tác từ từ và có sự hướng dẫn của giáo viên. Tránh tự thực hành có thể làm cơ thể đau nhức hơn. Bài tập yoga giúp cơ thể giảm các triệu chứng đau nhức, mỏi cơ khi chị em “tới tháng” Các bài tập nào nên hạn chế khi có kinh nguyệt Theo Giáo sư Brandon Marcello tại Mỹ, các hoạt động rèn luyện thể chất cường độ cao cần được dừng khi phụ nữ tới kỳ kinh hoặc muốn tập luyện phải giảm tần suất. Những bài tập cần hạn chế như tập tạ, boxing, zumba, hay các động tác nhào lộn, chống ngược trong yoga,...Bởi đây là những bài tập cần sức nhiều dễ khiến phái nữ bị mất sức, mệt mỏi. Đồng thời, những bài tập, động tác cường độ cao trên có thể khiến chị em bị tắc kinh hoặc mất kinh tạm thời gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Những bài tập cường độ cao cần được hạn chế khi chị em phụ nữ tới tháng Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn trả lời được thắc mắc có kinh nguyệt có nên đi bộ không. Đây là một bài tập lý tưởng để các chị em khi tới tháng thực hiện nhằm hạn chế sự mệt mỏi, xoa dịu những cơ đau và tăng cường sức khỏe. Chúc phái nữ chúng mình luôn khỏe mạnh, tự tin và trải qua các “kỳ dâu” nhẹ nhàng, dễ chịu.
10/ 03/ 2022
0

Những điều kiêng kỵ trong ngày đèn đỏ

Những điều kiêng kỵ trong ngày đèn đỏ luôn là chủ đề mà chị em phụ nữ rất quan tâm. Vậy nên tránh những hoạt động, đồ ăn thức uống nào để không làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và khiến cho “kỳ dâu” trở nên khó chịu hơn? Hãy theo dõi bài viết sau để có thông tin cụ thể và trải qua những ngày “đèn đỏ” thật nhẹ nhàng bạn nhé! Không nên đấm lưng trong ngày đèn đỏ Đau lưng là tình trạng khá phổ biến ở chị em phụ nữ khi tới kỳ kinh. Tuy nhiên, không nên đấm lưng trong thời gian này bởi có thể khiến lớp nội mạc tử cung khó hồi phục, khoang chậu bị xung huyết nặng hơn. Điều này làm cho máu kinh có thể bị rong và tình trạng đau lưng dữ dội hơn. Nếu cảm thấy đau và mỏi lưng thì chị em chỉ nên massage nhẹ nhàng và uống nhiều nước để bổ sung lượng máu đã mất hoặc có thể đặt 1 chiếc gối không quá dày dưới lưng nằm nghỉ ngơi. Khi đó, hiện tượng đau lưng sẽ được cải thiện đáng kể. Khi bị đau lưng trong kỳ kinh chị em không nên đấm lưng mà chỉ nên massage nhẹ nhàng Kiêng ăn đồ chua, cay, nóng trong ngày đèn đỏ Một số chị em phụ nữ có sở thích ăn các đồ chua, cay, nóng nhưng trong kỳ kinh nguyệt thì tốt nhất nên kiêng những món ăn này. Lý do là vì thực phẩm chua, cay, nóng có thể khiến tử cung co thắt cơ trơn làm cho tình trạng đau bụng nặng hơn và máu kinh rong nhiều hơn. Vì thế, trong những ngày hành kinh này, chị em không nên ăn xoài, cóc dầm, mì cay,... mà thay vào đó hãy bổ sung các loại quả tốt như: chuối, táo, nước ép trái cây, sữa chua,... Các đồ ăn chua, cay, nóng chị em cần tránh trong những ngày đèn đỏ  Không nên uống trà đặc, cafe Trong trà đặc và cafe có chứa caffeine, đây hoạt chất gây ảnh hưởng đến hoạt động tim mạch và cũng có thể gây kích ứng dẫn đến đau bụng và kinh nguyệt kéo dài. Đặc biệt, trong trà đặc còn chứa axit tannic - một chất tạo phản ứng hóa học với sắt để tạo thành chất kết tủa nên có thể sẽ làm thiếu hụt lượng sắt trong cơ thể bạn, khiến tình trạng thiếu máu trầm trọng hơn.  Vì thế, trong những ngày đèn đỏ, chị em nên thay thế những thức uống này bằng nước lọc hoặc các loại nước hoa quả tốt cho sức khoẻ. Cafe và trà đặc là 2 loại nước cần hạn chế khi chị em bị kinh nguyệt Hạn chế ăn thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ trong ngày đèn đỏ Khi tới kỳ đèn đỏ, nếu chị em sử dụng nhiều đồ ăn chiên rán thì cơ thể lại hấp thụ thêm một lượng dầu mỡ và không đào thải ra ngoài được. Do đó, có thể sẽ gây nên hiện tượng sạm da, nổi mụn.  Vì vậy, những đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ như: khoai tây chiên, cánh gà rán,... nên được hạn chế trong thực đơn những ngày “đèn đỏ”. Thay vào đó, những món ăn luộc, hấp sẽ là lựa chọn phù hợp. Những thực phẩm chiên rán không tốt cho chị em trong kỳ “đèn đỏ” Tắm quá lâu trong ngày đèn đỏ Trong “kỳ dâu”, cổ tử cung giãn nở, môi trường ẩm ướt. Do đó, nếu tắm quá lâu trong thời kỳ này sẽ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tử cung và gây ra những bệnh viêm nhiễm cho chị em. Đồng thời, sức khỏe của chị em vào thời kỳ kinh nguyệt thường khá nhạy cảm, nếu tắm lâu có thể khiến bạn nữ bị cảm lạnh. Thay vào đó, các bạn nên tắm nhanh hơn và dội nước theo hướng từ trên xuống để vệ sinh “cô bé” sạch sẽ. Tắm lâu trong “kỳ dâu” có thể khiến chị em mắc các bệnh phụ khoa, viêm nhiễm Không nên mặc quần quá chật Bình thường việc mặc những chiếc quần bó sát đã không hề tốt cho chị em phụ nữ. Trong những ngày đèn đỏ thì việc làm này cũng cần tránh, do việc mặc quần chật sẽ làm cho chị em cảm thấy khó chịu - một cảm giác vốn đã có sẵn trong kỳ kinh. Đồng thời, khi vùng kín bị bó hẹp do mặc quần chật sẽ tạo nên những áp lực đối với hệ thống mao mạch. Khi đó, quá trình tuần hoàn máu bị ảnh hưởng xấu và có thể khiến chị em bị phù nề. Trong thời gian này, các bạn nữ nên mặc những loại quần có kích cỡ vừa, với chất liệu tốt để tạo sự thông thoáng và thoải mái.  Không nên làm việc quá sức Thời kỳ kinh nguyệt đã tạo nên những sự mệt mỏi, nhạy cảm nhất định cho cơ thể của phái nữ, nếu các bạn lại làm việc quá sức sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi, khó chịu hơn. Hơn nữa, làm việc nặng nhọc có thể làm gia tăng các cơn đau bụng và khiến lượng máu kinh nhiều, chu kỳ kinh dài ngày. Một lời khuyên cho các bạn nữ trong thời kỳ nhạy cảm này là nên làm việc vừa phải. Đồng thời, cần kết hợp với nghỉ ngơi, thư giãn để tránh gây thêm áp lực cho cơ thể. Trong thời kỳ hành kinh nếu làm việc quá sức sẽ khiến chị em rất dễ bị đau bụng kinh dữ dội hơn, lượng máu kinh ra nhiều và dài ngày Hạn chế quan hệ trong ngày đèn đỏ Quan hệ trong ngày đèn đỏ là điều không nên làm dù với mục đích để tránh thai. Bởi trong thời điểm này, tử cung của phụ nữ giãn nở hơn, dễ bị tổn thương. Khi quan hệ các vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể và gây nên tình trạng viêm nhiễm. Đây là một trong những nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Kiêng hoạt động mạnh Những hoạt động mạnh như: chơi cử tạ, bóng đá, nhảy cao, nhảy xa,...sẽ khiến chị em bị mất nhiều sức và tình trạng khó chịu những ngày kỳ kinh sẽ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, khi thực hiện những hoạt động mạnh này có thể còn xảy ra một vài sự cố ngoài ý muốn rất “khó nói”. Vì vậy, trong giai đoạn này các bạn nữ nên thực hiện một số các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga,... giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giảm đau bụng kinh và tạo tinh thần thoải mái, khoan khoái. https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/10/di-bo-buoi-sang1063113389.jpg Thay vì những hoạt động mạnh thì các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ giúp chị em trải qua “kỳ dâu” nhẹ nhàng và thoải mái hơn Kiêng cầm kim, ngồi chổi Đây là một trong những điều kiêng kỵ trong dân gian và được truyền miệng lại từ các mẹ dạy con gái của mình. Theo người xưa, những hành động này có thể khiến cho lượng máu kinh ra nhiều và tình trạng rong kinh kéo dài. Mặc dù điều kiêng kỵ này không có cơ sở khoa học chứng minh. Nhưng theo dân gian thì “có kiêng có lành” cho nên chị em phụ nữ cũng nên tránh những việc làm này để không ảnh hưởng xấu tới “kỳ dâu” của mình. Kiêng khám sức khỏe Trong thời kỳ đèn đỏ, hormone trong cơ thể sẽ có những sự thay đổi. Nếu các bạn nữ đi khám sức khỏe trong thời gian này thì có thể không mang lại kết quả chính xác. Từ đó, bác sĩ sẽ kết luận và chẩn đoán sai bệnh. Đặc biệt khi các chị em đi khám phụ khoa, xét nghiệm nước tiểu, máu thì không nên thực hiện khi đang “đến ngày”. Theo lời khuyên của bác sĩ thì thời điểm khám tốt nhất là sau khi kết thúc kỳ kinh 3 ngày. Khi đó, các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán sẽ chính xác hơn. Chị em nên đi khám sức khỏe sau 3 ngày khi kỳ kinh kết thúc, lúc đó các xét nghiệm và chẩn đoán sẽ chính xác hơn Trên đây là những điều kiêng kỵ trong ngày đèn đỏ mà chị em phụ nữ nên tránh để trải qua những ngày “khó ở” thoải mái và nhẹ nhàng hơn. Qua đó, góp phần giữ gìn sức khỏe, vẻ đẹp và sự tự tin cho chị em chúng mình.  
10/ 03/ 2022
0

5 SAI LẦM "NGHIÊM TRỌNG" KHI SỬ DỤNG CỐC NGUYỆT SAN

Trong quá trình sử dụng cốc nguyệt san đặc biệt là với các chị em lần đầu sử dụng rất hay mắc phải sai lầm khiến chị em "tiền mất, tật mang". Dưới đây là 5 sai lầm nghiệm trọng trong cách sử dụng cốc nguyệt san chị em thường gặp nhất. Không vệ sinh tay trước khi cho cốc vào và lấy cốc nguyệt san ra Rất nhiều chị em không để ý hoặc "xem thường" bước này khi sử dụng cốc nguyệt san, cho rằng vệ sinh tay trước khi cho cốc nguyệt san vào và trước khi lấy cốc nguyệt san ra là không quan trọng nên thường bỏ qua bước này. Các chị em chưa lường trước được mức độ nguy hiểm nếu vệ sinh tay không sạch sẽ. Bởi, có hàng triệu vi khuẩn trú ẩn vào móng tay, kẽ tay của bạn mà mắt thường không nhìn thấy. Trong khi đó, chị em sẽ sử dụng ngón tay để đưa cốc nguyệt san vào và lấy cốc nguyệt san ra khỏi âm đạo. Nếu không rửa tay sạch sẽ, vi khuẩn sẽ theo ngón tay đi vào trong âm đạo gây các bệnh viêm nhiễm về phụ khoa. Cách dùng cốc nguyệt san đúng chuẩn khi vệ sinh tay: Chị em nên rửa tay thật sạch bằng nước rửa tay tiệt trùng hoặc bằng xà phòng diệt khuẩn và lau khô tay trước khi cho cốc nguyệt san vào âm đạo và trước khi lấy cốc nguyệt san ra.  Vệ sinh thật kỹ phần đầu ngón tay, móng tay bởi đây chính là vùng tiếp xúc trực tiếp với âm đạo trong quá trình đưa cốc nguyệt san vào cơ thể là lấy trực tiếp cốc nguyệt san ra Và đừng quên cắt móng tay sạch sẽ để tránh gây trầy xước "cô bé" chị em nhé Tâm lý căng thẳng, lo lắng khi sử dụng cốc nguyệt san Rất nhiều chị em ở đây chưa từng nghĩ: tâm lý sẽ ảnh hưởng đến việc có dùng được cốc nguyệt san hay không nhưng thực tế lại không như vậy đặc biệt là với những chị em lần đầu sử dụng cốc nguyệt san Thật vậy, Khi không nhét được cốc nguyệt san vào trong âm đạo hoặc không lấy được cốc nguyệt san thì chị em thường nghĩ đến việc mình sử dụng không đúng cách mà quên mất rằng tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc không cho cốc vào được hoặc không lấy cốc ra được. Khi cơ thể căng thẳng, lo lắng, sợ hãi thì các cơ sẽ bị đông cứng lại khiến âm đạo thu hẹp lại từ đó khiến việc nhét cốc nguyệt san khó vào và lấy cốc nguyệt san cũng khó khăn hơn. Lời khuyên dành cho chị em: Chị em nên thả lỏng cơ thể thoải mái nhất sẽ giúp các cơ không bị co cứng giúp âm đạo giãn nở từ đó có thể nhét cốc nguuyệt san vào và lấy cốc nguyệt san ra một cách dễ dàng.  Ngoài ra, có thể hít thở thật sâu, nghe nhạc thư giãn đồng thời chọn tư thế thoải mái nhất để tâm lý bớt căng thẳng.   Đứng, ngồi sai tư thế khi sử dụng cốc nguyệt san Với những người mới lần đầu sử dụng cốc nguyệt san thì việc không nhét được cốc nguyệt san vào thường rất hay gặp. Chị em thường hay loay hoay hoặc lúng túng ở bước này. Một trong những nguyên nhân chính khiến chiếc cốc "cứng" đầu này không chịu vào trong "cô bé" là do chị em đứng, ngồi sai tư thế.  Ngoài ra, khi lấy cốc nguyệt san việc đứng hoặc ngồi sai tư thế cũng khiến khó lấy cốc ra. Cách đứng, ngồi đúng tư thế khi sử dụng cốc nguyệt san Có rất nhiều tư thế để nhét cốc nguyệt san vào như: Ngồi trên bồn cầu, ngồi xổm trong bồn tắm, đứng hoặc đặt một chân lên mép bồn cầu, nằm xuống sàn với hai chân mở rộng, đầu gối co lên... Với chị em lần đầu sử dụng các chuyên gia khuyên rằng chị em nên chọn tư thế ngồi trên bồn cầu để đưa cốc nguyệt san vào và lấy cốc nguyệt san ra. Khi ngồi trên bồn cầu, có thể được thả lỏng và thoái mái nhất từ đó không còn lực kháng nên việc đưa cốc nguyệt san vào dễ hơn. Ở tư thế này cũng giúp chị em đỡ mỏi chân và dễ quan sát hơn. Ngoài ra, chị em có thể chọn tư thế ngồi bồn cầu hoặc ngồi xổm sẽ giúp âm đạo mở rộng, cốc nguyệt san sẽ hạ xuống gần hơn đến chỗ mở âm đạo.  Gấp cốc nguyệt san không đúng Có rất nhiều cách gấp cốc nguyệt san như S, V, C, cách gấp hình kim cương... Chính vì nhiều cách gấp mà rất nhiều chị em không biết cách gấp nào hoặc gấp sai cách dẫn đến việc không cho cốc nguyệt san vào trong âm đạo được. Việc gấp cốc nguyệt san rất quan trọng bởi việc gấp đúng, gấp cốc phù hợp sẽ giúp chị em dễ dàng nhét cốc nguyệt san vào trong âm đạo. Ngoài ra việc gấp cốc nguyệt san đúng cách sẽ giúp thủ nhỏ cốc đảm bảo cốc được bung mở hoàn toàn tránh bị rò rỉ máu kinh khi dùng. Hướng dẫn gấp cốc nguyệt san đúng cách khi sử dụng Trong lần đầu sử dụng cốc nguyệt san các chuyên gia khuyên rằng chị em nên ưu tiên chọn cách gấp hình chữ V bởi với cách gấp này, phần đầu cốc có hình búp nhọn rất dễ đưa vào âm đạo và với cách gấp này, cốc nguyệt san cũng dễ dàng bung mở. Đây cũng là cách gấp phổ biến nhất. Chi tiết các bước như sau: Lấy ngon tay ép chặt phần miệng cốc và đáy cốc  Tiếp tục dùng ngón cái và ngón trỏ ép chặt hai bên thành cốc và giữ nguyên như vậy nhét cốc nguyệt san vào trong âm đạo  Vệ sinh cốc nguyệt san bằng xà phòng thơm, giấm, muối để tẩy rửa Cốc nguyệt san được đặt vào trong âm đạo, vì vậy nếu vệ sinh không kỹ hoặc sai cách sẽ gây viêm nhiễm nặng. Trong quá trình sử dụng hoặc mỗi lần thay cốc nguyệt san, rất nhiều chị em tiện thể lấy xà phòng hoặc xà bông để vệ sinh cốc nguyệt san mà không biết rằng trong xà bông hoặc xà phòng có hóa chất hoặc hương liệu sẽ gây kích ứng vùng da nhạy cả ở âm đạo hoặc gây nhiễm trùng nấm. Hoặc trong quá trình sử dụng và bảo quản cốc nguyệt san hay bị ố vàng, chị em thường sử dụng các loại giấm hoặc muối tẩy rửa để cho hết các vết ố vàng. Việc dùng giấm hoặc muối tẩy rửa sẽ làm hỏng chất liệu silicone. Hướng dẫn vệ sinh cốc nguyệt san đúng cách: Các chuyên gia khuyến khích nên sử dụng các loại dung dịch dành riêng cho vệ sinh cốc. Hiện nay rất nhiều thương hiệu đều có bán loại dung dịch vệ sinh cốc nguyệt san riêng. Nếu tính ra chi phí cho một ngày trong chu kỳ kinh nguyệt thì sẽ không cao vì vậy chị em đừng "tiếc tiền" để tránh rủi ro nhé. Trên đây là cảnh báo 5 sai lầm cách sử dụng cốc nguyệt san chị em thường hay mắc phải nhất. Hy vọng qua bài viết này chị em sẽ tránh được các sai lầm này từ đó tránh những tác hại từ việc sử dụng cốc nguyệt san sai cách.
22/ 11/ 2021
0

15 CÁCH CHĂM SÓC BẠN GÁI NGÀY ĐÈN ĐỎ

Việc chăm sóc bạn gái ngày đèn đỏ đúng cách không chỉ giúp bạn gái cảm thấy dễ chịu, cải thiện sự “khó tính, thất thường" mà còn là cơ hội gắn kết tình cảm, thể hiện sự quan tâm với họ. Hãy cùng khám phá tuyệt chiêu chăm sóc cho bạn nữ vào ấy cực đơn giản nhưng hiệu quả. Công cụ hỗ trợ bạn gái ngày đèn đỏ tốt nhất Xem thêm: Tập thể dục trong ngày đèn đỏ có nên không? Tại sao cần chăm sóc bạn gái ngày đèn đỏ ?  Chăm sóc cơ thể vào ngày ấy không chỉ giúp chị em phái đẹp cảm thấy thoải mái, dễ chịu, còn giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm và các bệnh phụ khoa, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Cụ thể: Giảm cảm giác khó chịu: Vào những ngày đèn đỏ, chị em thường có những triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, sự khó chịu này khiến tâm trạng thất thường, hay cáu gắt. Chăm sóc cơ thể đúng cách giúp giảm mệt mỏi về thể chất và tinh thần, giúp chị em thoải mái, tự tin hơn khi tới tháng. Giảm nguy cơ viêm nhiễm, nấm ngứa: Trong chu kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung của nữ giới có xu hướng mở khiến cho vi khuẩn rất dễ dàng xâm nhập vào bên trong. Ngoài ra, máu kinh tiếp xúc với không khí, là môi trường rất thích hợp để các vi khuẩn sinh trưởng và phát triển. Chế độ chăm sóc đúng cách giảm thiểu các nguy cơ viêm nhiễm, nấm, ngứa, ngăn ngừa bệnh phụ khoa. Chăm sóc bạn gái ngày đèn đỏ đúng cách giúp chị em vượt qua kỳ kinh nhẹ nhàng, thoải mái Cách chăm sóc bạn gái ngày đèn đỏ  Gửi tới bạn 15 cách chăm sóc bạn gái ngày đèn đỏ dưới đây giúp cải thiện tình trạng đau bụng, chuột rút, hạn chế cảm giác khó chịu, mệt mỏi khi tới tháng.  Nấu trà nóng hoặc canh ấm cho nàng  Việc chuẩn bị một tách trà nóng hoặc canh ấm sẽ giúp chị em khắc phục các triệu chứng do hành kinh gây ra như đau bụng, đau lưng, căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, thực phẩm ấm nóng có tác dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện tâm trạng, giấc ngủ và giảm cảm giác khó chịu khi tới tháng.  Một số loại trà chị em nên uống trong ngày đèn đỏ như: trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà, trà kombucha,... Trà gừng giúp lưu thông huyết, tăng sức đề kháng, giảm đau bụng kinh hiệu quả Khen ngợi nàng nhiều hơn Tâm lý phụ nữ khi tới tháng thường trở nên nhạy cảm, thay đổi thất thường. Chính vì vậy, cách chăm sóc bạn gái tiếp theo đó là bạn hãy dành một vài lời khen có tác dụng khích lệ, động viên khiến cho tâm trạng cô ấy dễ chịu và thoải mái hơn. Chọn những dịp nho nhỏ để đưa ra những lời khen phù hợp sẽ giúp phái đẹp xua tan đi cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Tuy nhiên, lưu ý nhỏ với phái mạnh là đừng khen thái quá hoặc tâng bốc sẽ tạo cảm giác không chân thành, khi đó, tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn. Mua túi chườm nóng cho họ  Vào ngày đèn đỏ, tử cung co bóp mạnh khiến chị em cảm thấy đau bụng. Việc chườm ấm vùng bụng giúp tăng tuần hoàn, giảm co thắt, giúp giảm đau nhanh, xoa dịu các cơn đau khi tới tháng. Ngoài ra, việc mua túi chườm nóng sẽ khiến cô ấy cảm thấy được quan tâm, lo lắng, giúp cải thiện tâm trạng hiệu quả. Chườm ấm vùng bụng sẽ giúp chị em giảm bớt các cơn đau bụng kinh hiệu quả Massage cho cô ấy  Vào những ngày hành kinh, chị em thường gặp các triệu chứng đau bụng, đau lưng và nhức mỏi… gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt. Việc massage vùng bụng, lưng, chân không chỉ giúp chị em giảm đau đồng thời còn thể hiện sự quan tâm, chăm sóc dành cho cô ấy, khiến cho mối quan hệ trở nên gần gũi, gắn bó hơn. Massage bụng giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả Mua sẵn thuốc giảm đau cho nàng  Trên thực tế, phái đẹp được khuyến cáo hạn chế dùng thuốc giảm đau bụng kinh, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn với cơ thể. Tuy nhiên, nếu túi chườm nóng không thể giúp giảm các cơn đau thì thuốc ibuprofen hoặc aspirin sẽ giúp bạn gái vượt qua kỳ kinh dễ dàng hơn.  Do đó, việc chuẩn bị sẵn thuốc giảm đau trước kỳ kinh là điều vô cùng đơn giản nhưng cần thiết mà phái đẹp luôn mong muốn người yêu thực hiện. Chuẩn bị sẵn thuốc giảm đau bụng kinh giúp chị em tránh những cơn đau dữ dội khi tới tháng Giúp phụ nữ mua băng vệ sinh hoặc cốc nguyệt san Việc mua băng vệ sinh cho bạn gái khi tới tháng không chỉ là hành động quan tâm, giúp đỡ phái đẹp mà còn là cách thể hiện sự ga lăng của đấng mày râu. Đây cũng là cách chăm sóc bạn gái rất tâm lý. Khi mua đồ cho bạn gái, các bạn nam cần tìm hiểu, lựa chọn loại băng vệ sinh bạn gái thường dùng hoặc phù hợp nhất. Mua băng vệ sinh cho bạn gái thể hiện sự quan tâm đặc biệt, chăm sóc chân thành của phái mạnh  Ngoài băng vệ sinh, bạn có thể tìm hiểu về cốc nguyệt san, là sản phẩm thay thế cho băng vệ sinh để chị em dùng trong những ngày đèn đỏ. Trong đó phải kể đến cốc nguyệt san Liberty Cup được nhập khẩu từ Pháp, đây là loại cốc nguyệt san mềm nhất phù hợp cho người mới bắt đầu sử dụng. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm và đặt mua tại đây. Nấu một vài món ăn nóng khi đến ngày đèn đỏ của phụ nữ Một trong những cách chăm sóc bạn gái ngày đèn đỏ lãng mạn mà các chàng nên làm chính là nấu một vài món ăn nóng nàng yêu thích. Không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng sức đề kháng, những thức ăn ấm nóng sẽ làm giảm những cơn đau bụng kinh hiệu quả.  Ngoài ra, bữa ăn ấm cúng, cùng nhau nói chuyện, chia sẻ những khó chịu của nàng, những vấn đề trong cuộc sống cũng là cách giúp bạn gái thư giãn, thoải mái, cải thiện cảm giác khó chịu. Nấu những món ăn ấm nóng là cách bạn trai thể hiện sự chu đáo dành cho nửa kia của mình Không để phụ nữ uống rượu bia khi tới tháng Uống rượu bia khi tới tháng làm thay đổi nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt,  gia tăng các cơn đau bụng kinh dữ dội trong ngày đèn đỏ. Do đó, hãy nhắc nhở bạn gái nên tránh uống rượu bia, các chất kích thích khi tới tháng và hạn chế ngay cả lúc bình thường. Trong hoàn cảnh không thể từ chối, bạn cần lấy lý do uống giúp bạn gái để không ảnh hưởng đến sức khoẻ của nàng. Chị em không nên uống rượu bia khi tới tháng vì dễ say và gia tăng cảm giác đau bụng Hãy bên cạnh tâm sự và an ủi bạn gái nhiều hơn Tâm trạng thất thường khi đến tháng khiến phụ nữ thường cảm thấy yếu đuối, tủi thân và cực kỳ buồn bã. Do đó, các chàng nên thể hiện sự quan tâm, chăm sóc bằng cách ở bên cạnh tâm sự và an ủi bất cứ khi nào bạn gái cần. Đôi khi là nhường nhịn và chấp nhận những sự giận dỗi có phần vô lý của nàng. Tất cả sẽ qua khi chu kỳ kết thúc. Luôn ở bên an ủi, động viên là cách chăm sóc bạn gái trong những ngày đèn đỏ rất hiệu quả Mua đồ ăn vặt cho bạn gái Phái đẹp thường thích đồ ăn vặt, đặc biệt khi tới tháng, sự thèm ăn các món mình thích sẽ càng tăng lên. Việc chuẩn bị chu đáo những món ăn khoái khẩu sẽ giúp tâm trạng nàng rạng rỡ, vui vẻ hơn. Tuy nhiên, một số món ăn vặt như đồ chiên, đồ cay nóng sẽ gây mất nước, đầy hơi, khiến cho các triệu chứng kinh nguyệt trở nên nặng nề hơn. Thay vì gạt phăng yêu cầu của nàng, bạn hãy gợi ý cho nàng những món ăn lành mạnh: các loại hạt, nước sinh tố... Cùng nàng những món ăn vặt mà nàng thích nhưng đảm bảo sức khoẻ cũng là cách thể hiện chăm sóc bạn gái chu đáo trong chu kỳ Rủ cô ấy đi dạo Trong những ngày đèn đỏ, việc vận động nhẹ nhàng giúp máu kinh nguyệt được đào thải, hạn chế máu cục, máu đông. Rủ cô ấy đi dạo, vừa trò chuyện sẽ giúp cải thiện tâm trạng, giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt đồng thời gắn kết mối quan hệ thêm gần gũi, gắn bó. Khuyến khích cô ấy uống nhiều nước Vào những ngày kỳ kinh, chị em thường bị thiếu nước do mất máu quá nhiều, khiến các cơn co thắt trở nên trầm trọng hơn. Việc uống nhiều nước trong những ngày đèn đỏ giúp giữ nước, tăng cường tuần hoàn máu, giảm hiện tượng bụng kinh hiệu quả.  Do đó, cách chăm sóc bạn gái tiếp theo trong ngày đèn đỏ là các chàng trai nên khuyến khích bạn gái uống nhiều nước, chuẩn bị sẵn nước trong tầm tay cô ấy và rót thêm nước khi cần. Không cho cô ấy sử dụng caffein Cũng giống như rượu bia, đồ uống chứa caffein góp phần làm tăng huyết áp, nhịp tim và gia tăng cảm xúc lo lắng mất ngủ khi tới tháng. Đồng thời, caffeine khiến những triệu chứng tiền kinh nguyệt, đau bụng, đau lưng kéo dài và dữ dội hơn. Do đó, phái đẹp nên tránh xa các đồ uống chứa caffein trong những ngày đèn đỏ. Uống cafe trong chu kỳ kinh nguyệt khiến gia tăng các cơn đau bụng, đau lưng  Không quan hệ khi bạn gái tới tháng Nhiều nam giới cho rằng, việc quan hệ khi bạn gái tới tháng là thời gian an toàn, không thể có thai. Tuy nhiên, việc quan hệ trong thời kỳ đèn đỏ khiến dễ dàng lây nhiễm các căn bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản nữ giới sau này.  Không quan hệ khi tới tháng giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản nữ giới Tránh tranh luận  Trong thời gian hành kinh, quá trình thay đổi nội tiết tố khiến tâm trạng bạn gái thất thường, khiến cho các phản ứng tâm sinh lý mất ổn định, dễ bị kích động. Lúc này, thay vì cố gắng tranh luận, cãi vã, bạn nam nên thể hiện sự thông cảm, nhường nhịn với “nửa kia” của mình. Nên tránh tranh luận với nàng trong thời kỳ kinh nguyệt và cả những ngày thường Chăm sóc bạn gái ngày đèn đỏ đúng cách giúp các nàng trải qua những ngày dâu thoải mái, dễ chịu, đồng thời gắn kết tình cảm 2 bạn thêm khăng khít, gắn bó. Chúc các chị em vượt qua ngày dâu một cách dễ dàng.  
27/ 10/ 2021
1

Có kinh nguyệt có nên tắm biển không?

Có kinh nguyệt có nên tắm biển không được rất nhiều bạn gái quan tâm bởi đây là môn  thể thao tốt cho sức khỏe và có lợi cho cơ thể trong ngày dâu. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em giải đáp các thắc mắc dưới đây. Có kinh nguyệt có nên tắm biển không? Có kinh nguyệt có thể đi tắm biển nếu bạn có biện pháp hỗ trợ an toàn tuy nhiên không nên tắm quá lâu để cơ thể không bị lạnh, ảnh hưởng sức khoẻ.  Thực tế, bơi lội là môn thể thao tốt cho sức khoẻ và có lợi cho cơ thể trong ngày dâu, tuy nhiên môi trường bơi ở biển thường có gió to, cơ thể nhiễm nước nên dễ bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, chị em cần trang bị cho mình một vài sản phẩm hỗ trợ như sử dụng tampon, cốc nguyệt san, dùng đồ bơi tối hoặc bộ đồ bơi chuyên dụng chống ướt để có cảm giác thoải mái nhất. Loại cốc nguyệt san phù hợp nhất để đi tắm biển không lo ngày đèn đỏ. Ngày đèn đỏ, chị em nên hạn chế tắm biển để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh Tại sao chị em nên hạn chế đi biển khi có kinh nguyệt? Có kinh nguyệt có nên tắm biển không thì chị em nên hạn chế. Tại sao lại vậy? Theo các chuyên gia y tế, chị em có thể đi biển trong ngày đèn đỏ nhưng cần hạn chế bởi một số lý do sau: Trong thành phần của nước biển có chứa chất tẩy rửa và khử trùng gây nấm do chất thải từ môi trường, cơ thể con người gây ra. Khi chất này gặp oxy trong không khí sẽ chuyển thành Nitrat và Nitrit. Khi chúng đi vào cơ thể gây nên hiện tượng thiếu oxy trong máu, ảnh hưởng tới vùng kín.  Ngoài ra, với tình trạng ô nhiễm nước hiện nay, trong nước biển còn có những tạp chất do nước mưa, nước thải ngấm khiến các vi khuẩn có hại sinh sôi, nảy nở. Đây chính là tác nhân gây hại tới vùng kín. Trong những ngày này, cổ tử cung sẽ mở rộng hơn ngày thường để đẩy máu kinh ra ngoài. Đây cũng là cơ hội để vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác có thể dễ dàng xâm nhập vào khoang tử cung. Để cô bé tiếp xúc quá lâu với nước có vi khuẩn dễ gây nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là bệnh viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,…ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của bạn gái. Trong nước biển thường có chất tẩy rửa, khử trùng, tạp chất và các tác nhân gây bệnh Chị em tuyệt đối không nên đi biển ở những ngày đầu tiên để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Với những ngày cuối chu kỳ, bạn gái có thể an tâm đi biển và nhớ, tham khảo thêm một số lưu ý sau. Trường hợp đi biển, cần lưu ý gì? Ngoài thắc mắc có kinh nguyệt có nên tắm biển không thì chị em cần phải lưu ý những vấn đề sau: Chọn trang phục phù hợp Chị em có thể lựa chọn trang phục phù hợp như quần short dáng rộng hoặc quần bơi vải dày, tối màu thay vì những bộ bikini nóng bỏng. Bạn cũng nên chọn đồ bơi hai mảnh, quần đùi sẽ đảm bảo sự kín đáo cũng như giữ ấm cơ thể tốt hơn. Không nên ở dưới nước quá lâu Thời gian tắm biển khoảng 20 - 30 phút, nên chọn tắm biển khi trời còn nắng, tránh tắm biển khi buổi tối, trời nhiều gió. Việc ở dưới nước quá lâu sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng mất nhiều nước và làm cơ thể mệt mỏi hơn trong những ngày này. Ngoài ra, việc tắm biển còn khiến cơ thể bị nhiễm lạnh. Không nên ở dưới nước quá lâu để cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ không tốt cho sức khỏe. Sử dụng tampon Tampon là vật dụng không thể thiếu với chị em khi đi biển trong ngày đèn đỏ. Bởi đây là một loại băng vệ sinh có hình trụ nhỏ và có thể cho vào âm đạo để thấm hút kinh nguyệt. Tuy nhiên, tampon không nên sử dụng quá 8 tiếng, vì vậy bạn nên thay tampon trước và sau khi bơi để đảm bảo an toàn. Tampon là vị cứu tinh của các cô nàng muốn đi bơi trong những ngày đèn đỏ Sử dụng cốc nguyệt san Khác với tampon, cốc nguyệt san chỉ là chiếc cốc nhỏ có tác dụng hứng đựng lượng kinh dịch, ngăn không cho chúng tràn ra ngoài. Đặc biệt, do cốc nguyệt san được làm bằng silicone y tế nên an toàn cho cô bé và có thể tái sử dụng nhiều lần, giúp tiết kiệm chi phí. Cốc nguyệt san là được làm bằng silicone y tế và được đặt bên trong âm đạo để hứng đựng kinh dịch Một trong những thương hiệu cốc nguyệt san uy tín và chất lượng được nhiều người sử dụng nhất là Liberty Cup. Bạn có thể đặt mua sản phẩm tại đây. Mặc đồ bơi tối màu Để đề phòng kinh dịch có thể tràn ra khi bạn lên bờ vì không có quần lót bảo vệ bên trong đồ bơi, bạn nên cân nhắc việc mặc đồ bơi tối màu như xanh đậm, tím đậm, xanh đen, đen để che giấu nếu sự cố xảy ra. Chị em nên sử dụng đồ bơi tối màu cho những ngày đèn đỏ Mua một bộ đồ bơi chuyên dụng chống ướt Đồ bơi chuyên dụng chống ướt là loại đồ bơi được thiết kế chỉ để sử dụng trong kỳ kinh nguyệt. Nó được thiết kế để giữ miếng băng an toàn và ở đúng vị trí so với đồ bơi thông thường giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng băng vệ sinh không cánh để tránh bị lộ ra ngoài. Đồ bơi chuyên dụng chống ướt có khả năng giữ băng vệ sinh ở vị trí cố định giúp bạn thoải mái hơn Quan tâm đến ăn uống khi đi biển ngày đèn đỏ Ngoài ra, trong kỳ kinh nguyệt, bạn gái cần hạn chế ăn đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, thức ăn mặn, các loại trái cây có vị chua và đồ uống có chất kích thích như cà phê,…Bạn cũng nên bổ sung một số thực phẩm có tác dụng bổ máu như thịt bò, ức gà, hạt bí ngô, gan, đậu phụ,...để bù lại lượng máu đã mất Sử dụng thực phẩm giàu chất Sắt để bổ sung lượng máu đã mất trong ngày đèn đỏ Vậy, có kinh nguyệt có nên tắm biển không? Chị em hoàn toàn có thể đi bơi trong kỳ kinh nguyệt nhưng cần lưu ý về thời gian ngoài biển để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh. Để phòng tránh viêm nhiễm âm đạo, chị em nên tắm rửa, vệ sinh thật kỹ để bảo vệ da và âm hộ sạch sẽ, thông thoáng. Mong rằng những chia sẻ trên có thể giúp cho bạn và gia đình có một kỳ nghỉ tuyệt vời.
27/ 10/ 2021
0
popup

Số lượng:

Tổng tiền: