Tất cả tin tức

Giải đáp: Ngày đèn đỏ kéo dài bao lâu là bình thường? 

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp phát hiện và phòng ngừa những bất thường về phụ khoa. Tuỳ vào cơ địa và thói quen sinh hoạt của mỗi người, thời gian của một chu kỳ kinh nguyệt sẽ khác nhau. Vậy “Ngày đèn đỏ kéo dài bao lâu là bình thường?”. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em trả lời câu hỏi này. 1. Số ngày đèn đỏ trung bình Một chu kỳ kinh nguyệt thường giao động khoảng 28 - 30 ngày. Tuy nhiên, vẫn có thể coi là bình thường nếu chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày, hoặc dài hơn 35 ngày và chu kỳ này lặp lại với tần suất tương đối ổn định.  Thời gian xuất hiện máu kinh thường diễn ra 3 - 5 ngày, nhưng nếu kéo dài 2 - 7 ngày thì vẫn có thể chấp nhận được. Hoặc kéo dài 7-10 ngày mà máu kinh ít thì cũng được tính là bình thường. Thời gian của một chu kỳ kinh nguyệt bình thường khoảng 21- 35 ngày Ngoài thời gian của chu kỳ kinh nguyệt, tình trạng của máu kinh cũng là dấu hiệu cho biết kinh nguyệt có bình thường hay không. Thông thường, máu kinh nguyệt có màu đỏ tươi như dâu tây, ở dạng lỏng và có mùi hơi tanh. Trong suốt một chu kỳ, chị em mất khoảng 2 thìa máu, nhưng nếu mất nhiều hơn, khoảng 4-6 thìa, thì vẫn chưa quá nghiêm trọng.  Đây là các dấu hiệu bình thường của một chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, khi thấy bất thường về thời gian hành kinh, hoặc máu kinh có màu sẫm hay nhạt hơn bình thường, đông thành cục, nặng mùi,...thì có thể đang báo hiệu các vấn đề về phụ khoa. Do vậy, nếu chị em gặp tình trạng này thì nên đến cơ sở chuyên khoa để khám chữa bệnh kịp thời, tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản. 2. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt Thông qua việc tính chu kỳ kinh nguyệt, chị em sẽ biết được tình trạng của kinh nguyệt đều đặn hay không. Từ đó lường trước các vấn đề có thể xảy ra của ngày đèn đỏ và có kế hoạch chăm sóc bản thân thật tốt. Theo quy luật, chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên có kinh đến ngày đầu của kỳ hành kinh tiếp theo. Khoảng thời gian này có thể dao động 1 - 2 ngày do ảnh hưởng bởi căng thẳng áp lực, thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống... Dưới đây là các bước tính chu kỳ kinh nguyệt: Bước 1: Đánh dấu thời điểm bắt đầu của kỳ kinh, tức là đầu tiên có máu kinh xuất hiện.  Bước 2: Đến ngày đầu của kỳ kinh tiếp theo thì tiếp tục đánh dấu lại. Đây là thời điểm kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt. Bước 3: Chị em sẽ tính khoảng thời gian diễn ra một chu kỳ kinh từ 2 mốc thời gian bắt đầu và kết thúc của kỳ kinh nguyệt. Bước 4: Hãy quan sát và ghi nhận số ngày kinh nguyệt trở lại liên tục trong vòng 6 tháng, chị em sẽ tính được chu kỳ kinh trung bình của mình. Dựa vào đó sẽ ước lượng được khoảng thời gian mà ngày đèn đỏ đến.   Cách tính chu kỳ kinh nguyệt Bên cạnh đó, chị em có thể sử dụng ứng dụng để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Sau khi tải ứng dụng và nhập các ngày xuất hiện đèn đỏ, ứng dụng sẽ tự động tính chu kỳ kinh nguyệt cho chị em và nhắc nhở khi ngày đèn đỏ sắp tới. Ngoài ra nó còn dùng để tính toán các thời điểm rụng trứng, thời điểm thích hợp để thụ thai hoặc giúp chị em biết được ngày nào là an toàn, từ đó tránh thai hiệu quả. 3. Dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt Kinh nguyệt bất thường khi diễn ra các rối loạn của các yếu tố như: thời gian hành kinh, tần suất, lượng máu mất khi hành kinh. Kèm theo đó là những bất thường về màu sắc máu kinh, tình trạng đau bụng khi hành kinh…Cụ thể các dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt như sau: Kinh sớm:  Thông thường, thời gian hành kinh diễn ra khoảng 21 - 35 ngày. Nếu chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày sẽ được coi là kinh sớm. Các dấu hiệu có thể gặp khi bị kinh sớm bao gồm:  Ngày hành kinh ít hơn 3 ngày hoặc hơn 7 ngày, thậm chí hành kinh diễn ra 2 lần/tháng. Kinh nguyệt có màu bất thường (màu sắc có thể nhạt hoặc đậm màu hơn bình thường). Đau bụng, lưng dữ dội và kèm theo mệt mỏi trong ngày đèn đỏ. Các dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt Rong kinh:  Đây là tình trạng khi hành kinh kéo dài hơn 7 ngày, trong khi bình thường thời gian hành kinh trung bình chỉ diễn ra 3 – 5 ngày. Bên cạnh đó, khi rong kinh bị mất lượng máu khá nhiều, hơn 80ml/chu kỳ (phụ nữ thường chỉ mất lượng máu khoảng 50 – 80ml/chu kỳ kinh nguyệt).  Cách triệu chứng khi bị rong kinh gồm: Máu chảy nhiều hơn trong suốt kỳ kinh nguyệt khiến chị em phải thay băng vệ sinh liên tục. Tình trạng chảy nhiều máu và kéo dài xảy ra liên tục ở 2 kỳ kinh nguyệt. Vào ban đêm máu có xu hướng chảy nhiều hơn. Có thể có cục máu đông lớn. Đau bụng dưới. Mệt mỏi, thở dốc và các dấu hiệu của tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, tình trạng rong kinh lâu ngày có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm phụ khoa. Điều này dễ gây ra bệnh vô sinh sau này.  Cường kinh:  Là tình trạng nhiều máu kinh bất thường, chảy ồ ạt và kéo dài suốt nhiều ngày. Tình trạng này thường xảy ra ở người trẻ (do chưa hình thành chu kỳ kinh có rụng trứng) hoặc phụ nữ sắp chuyển sang tuổi mãn kinh. Ngoài gây ra nhiều bất tiện, cường kinh còn khiến chị em mỏi mệt, thiếu sức sống. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra thiếu máu, thiếu sắt, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe chị em phụ nữ.  Không những vậy, cường kinh còn là một dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, chị em không nên chủ quan khi thấy kinh nguyệt ra nhiều, hãy tìm đến cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời. Chậm kinh:  Là tình trạng đến kỳ kinh nhưng không thấy kinh, hay chu kỳ kinh xuất hiện sau hơn 35 ngày. Chậm kinh có thể do các nguyên nhân như: giảm cân quá mức, tăng cân đột ngột, vận động quá sức, căng thẳng stress, tác dụng phụ của thuốc, rối loạn nội tiết,... Đặc biệt, nếu chậm kinh 10 ngày mà có quan hệ tình dục trước đó thì có thể dấu hiệu mang thai. Chậm kinh có thể là dấu hiệu của việc mang thai Kinh thưa:  Nếu chu kỳ kinh kéo dài hơn 35 ngày, hay thậm chí vài ba tháng sau mới có kinh một lần thì tình trạng này được gọi là kinh thưa.  Nguyên nhân gây kinh thưa có thể do bất thường của trục tuyến dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng gây rối loạn bài tiết estrogen và progesterone. Ngoài ra có thể còn do ít rụng trứng, không rụng trứng hoặc buồng trứng đa nang… Tình trạng kinh thưa không quá nguy hiểm cho sức khoẻ của chị em. Tuy nhiên, cũng không được chủ quan vì nó ít nhiều có liên quan đến vô sinh, hiếm muộn. Vô kinh:  Là tình trạng chị em không có kinh nguyệt quá 6 tháng hoặc thậm chí là 1 năm. Vô kinh có thể gặp ở phụ nữ đã bước qua tuổi dậy thì, không mang thai hoặc chưa đến tuổi mãn kinh. Nguyên nhân gây ra vô kinh bắt nguồn từ những sự thay đổi của các cơ quan, các tuyến, rối loạn bài tiết hormon, thay đổi tâm lý hoặc thiếu dưỡng chất… Tùy vào nguyên nhân gây vô kinh, chị em sẽ có các triệu chứng đi kèm với hiện tượng không có kinh như: đau đầu, rụng tóc, tiết dịch ở núm vú, nhiều mụn, thay đổi thị lực, mọc nhiều lông, đau vùng xương chậu,… Nên thăm khám bác sĩ khi có tình trạng rối loạn kinh nguyệt Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “Ngày đèn đỏ kéo dài bao lâu là bình thường?”. Bất kỳ nguyên nhân nào gây rối loạn kinh nguyệt đều cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó chị em nên đến các phòng khám chuyên khoa để tham khảo các phương pháp chữa bệnh phù hợp. Từ đó, tránh được các biến chứng phức tạp của bệnh phụ khoa diễn ra và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Hãy liên hệ tới fanpage Liberty Cup để được tư vấn và giải đáp thêm về những băn khoăn, thắc mắc của bạn nhé!
26/ 06/ 2022
0

8 thực phẩm nên ăn vào ngày đèn đỏ - chị em phụ nữ đừng bỏ lỡ!

  Trong những ngày đèn đỏ, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng nhiều tới cơ thể chị em phụ nữ. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu 8 thực phẩm nên ăn vào ngày đèn đỏ tốt cho sức khỏe kỳ kinh nguyệt đồng thời ngăn ngừa, giảm thiểu những triệu chứng đau bụng, khó chịu, mệt mỏi,...  1. Thịt gà giúp bổ sung năng lượng ngày đèn đỏ Công dụng: Thịt gà có chứa hàm lượng Protein và Sắt dồi dào. Lượng Protein cao không chỉ giúp bạn có đủ năng lượng hoạt động mà còn giúp giảm thiểu tình trạng tụt huyết áp do mất máu, giảm cảm giác thèm ăn. Bên cạnh chất sắt trong thịt gà còn có công dụng trong quá trình tạo máu, tăng cường sản sinh hồng cầu. Liều lượng: 400-500g ức gà một ngày là phù hợp. Gợi ý món ăn: Gà hầm Nguyên liệu: Thịt gà: 1 con gà đen Trần bì: 3g Gừng tươi: 1 nhánh Gia vị: Bột ngọt, hạt tiêu,... Cách làm: Thịt gà sơ chế sạch, bỏ nội tạng. Gừng, trần bì rửa sạch với nước Nhồi gừng, trần bì, tiêu vào bụng gà. Bắc bếp, cho gà vào nồi, thêm nước đến ngập thịt gà. Hầm nhừ thịt gà là hoàn thành. Thịt gà bổ sung năng lượng, tốt cho sức khỏe trong ngày đèn đỏ 2. Cá giàu Omega-3 giúp giảm đau bụng kinh Công dụng: Sắt, Protein và Axit béo omega-3 có trong cá là những thành phần dinh dưỡng tuyệt vời cho chị em ngày đèn đỏ. Đây là nguồn dinh dưỡng tốt cho cơ thể, giúp cung cấp năng lượng, tăng cường tạo máu và tăng sức đề kháng. Thành phần Axit béo omega-3 đã được nghiên cứu [1] [2] về công dụng làm giảm đau bụng kinh và giảm chứng trầm cảm trong ngày đèn đỏ.  Liều lượng: Bổ sung khoảng 50 - 70g cá một ngày và không quá 350g cá một tuần. Gợi ý món ăn: Cá hồi sốt cam Nguyên liệu: Cá hồi: 200g cá phi lê Măng tây: 100g Cam: 1 quả Gia vị: tỏi, bơ, mật ong, dầu ô liu,... Cách làm: Khử mùi tanh cá bằng cách ngâm cá với sữa tươi không đường trong 10 phút. Tiếp theo ướp cá với muối trong 5 phút. Măng tây rửa sạch bằng nước rồi cắt khúc. Cam đem vắt lấy nước. Áp chảo cá hồi, xào măng tây, rồi trình bày lên đĩa Phi thơm tỏi với bơ, thêm đường, muối, mật ong cùng nước cốt cam vào, đảo đều đến khi sốt sệt lại. Chan nước sốt lên cá hồi và măng tây là hoàn thành. Thành phần Omega-3 trong cá giúp giảm triệu chứng đau bụng kinh 3. Trứng giúp giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt Công dụng: Trứng cung cấp Protein, Vitamin B6, D, E giúp tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng mệt mỏi, đau bụng ngày kinh nguyệt. Ngoài ra trứng gà còn hỗ trợ giúp an thần, giảm cảm giác khó chịu hiệu quả. Liều lượng: Trong kỳ kinh nguyệt, ăn 3 - 4 quả trứng gà là phù hợp. Gợi ý món ăn: Trứng gà xào ngải cứu Nguyên liệu:  Trứng gà: 2 quả Ngải cứu: 150g Gia vị: hạt nêm, dầu ăn,... Cách làm: Rau ngải cứu rửa sạch rồi đem cắt nhỏ, sau đó xào qua. Đập trứng vào bát, cho ngài cứu đã xào vào đảo đều, thêm bột ngọt vừa ăn. Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào và tráng trứng đều 2 mặt đến khi chín là hoàn thành. Bổ sung trứng gà tốt cho chị em trong ngày đèn đỏ 4. Rau lá xanh bổ sung Sắt và Vitamin giúp tăng cường tạo máu Công dụng: Ngày đèn đỏ mất nhiều máu thường kiến chị em mệt mỏi, đau nhức vai, lưng, chóng mặt,... Rau xanh chứa nhiều Vitamin C, B12, B9..., khoáng chất Sắt, Magie,... là những chất cần thiết cho quá trình tạo máu. Do đó bổ sung lượng phù hợp rau xanh giúp thúc đẩy tạo máu, giảm các triệu chứng ngày đèn đỏ. Liều lượng: Bổ sung ít nhất 300g rau xanh mỗi ngày. Chị em nên thay đổi đa dạng các loại rau trong mỗi bữa để nhận được đầy đủ dưỡng chất nhất. Gợi ý món ăn: Salad  Nguyên liệu: Xà lách: 2 cây Rau bina: 1 bó Cà chua: 1 quả Dưa chuột: 1 quả Rau thơm, sốt mè rang... Cách làm: Xà lách rau bina, rau thơm nhặt sạch, rửa và ngâm bằng nước muối trong 5 phút. Sau đó rửa sạch lại bằng nước, thái xà lách thành khúc và để ráo. Cà chua rửa sạch, thái thành khoanh tròn. Dưa chuột rửa sạch thái lát. Cho các nguyên liệu vào bát to, thêm sốt mè rang và trộn đều. Trình bày ra đĩa là hoàn thành. Rau lá xanh cung cấp nhiều Vitamin cùng khoáng chất tốt cho sức khỏe kinh nguyệt 5. Các loại đậu giúp tăng cường chất xơ hỗ trợ tiêu hóa đèn đỏ Công dụng: Đậu là nguồn cung cấp chất xơ, Protein, Sắt tuyệt vời. Bổ sung đậu giúp chị em tiêu hóa tốt, giảm cảm giác thèm ăn ngày đèn đỏ. Bên cạnh đó trong đậu có chứa Kẽm có tác dụng làm dịu cơn đau bụng kinh hiệu quả. Liều lượng: Có thể ăn khoảng 60g các loại đậu mỗi ngày. Gợi ý món ăn: Đậu tương xào thịt  Nguyên liệu: Đậu tương: 50g Thịt lợn nạc: 100g Ích mẫu: 100g Gia vị: dầu ăn, bột ngọt,... Cách làm: Đậu tương đem ngâm nước nóng 2 tiếng, rồi rửa sạch. Ích mẫu rửa sạch với nước và thái nhỏ. Thịt lợn sơ chế sạch, thái miếng vừa ăn, đem ướp với gia vị.  Bắc chảo, xào qua thịt lợn rồi thêm đậu tương, ích mẫu vào xào đến chín, nêm thêm gia vị cho vừa miệng là hoàn thành. Đậu giúp bổ sung dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa ngày đèn đỏ 6. Yến mạch cung cấp nhiều Canxi cùng Vitamin tốt cho sức khỏe Công dụng: Nhờ hàm lượng Kẽm và Magie dồi dào, yến mạch giúp làm giãn mạch máu, tăng cường tuần hoàn, lưu thông máu, từ đó làm giảm tình trạng nhức mỏi lưng do ứ trệ máu. Bên cạnh đó yến mạch có vai trò trong điều hòa hoạt động của Serotonin giúp giảm cảm giác khó chịu, căng thẳng tinh thần ngày đèn đỏ. Liều lượng: 400g yến mạch nấu chín mỗi ngày là đủ cho chị em ngày đèn đỏ. Gợi ý món ăn: Cháo yến mạch Nguyên liệu: Yến mạch: 100g Sữa tươi: 500ml Cách làm: Bắc nồi lên bếp, cho 100g yến mạch cùng 500ml sữa vào nồi. Đun sôi trong 10 - 15 phút là hoàn thành. Cháo yến mạch đơn giản, dễ làm cho chị em ngày kinh nguyệt 7. Trái cây giúp giảm thèm đồ ngọt và cung cấp nhiều chất có lợi Công dụng: Trái cây là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt trong ngày đèn đỏ, trái cây cung cấp Vitamin C, B, E cùng nhiều khoáng chất Sắt, Magie, Kali,... giúp bổ sung các vi chất tăng cường hệ miễn dịch và giảm cảm giác thèm đồ ngọt cho chị em. Một số trái cây tốt nên bổ sung trong kỳ kinh nguyệt: chuối, kiwi, bơ, dưa hấu, nho, táo,...  Liều lượng: Bổ sung khoảng 450g trái cây mỗi ngày là phù hợp. Gợi ý món ăn: Ngoài ăn trực tiếp, chị em có thể làm nước ép trái cây để thay đổi đa dạng cho thực đơn ngày đèn đỏ. Trái cây giúp tăng cường miễn dịch, tăng đề kháng, tốt cho chị em ngày kinh nguyệt 8. Gừng, nghệ giúp cải thiện triệu chứng trong ngày đèn đỏ Công dụng: Gừng, nghệ có tính ấm, cùng với các hoạt chất chống viêm, chống oxy hóa có tác dụng làm dịu cơn nhức mỏi cơ thể, giảm triệu chứng đau bụng kinh khi đến ngày đèn đỏ.   Liều lượng: Tiêu thụ không quá 4g gừng và nghệ một ngày. Gợi ý món ăn: Trà gừng nghệ Nguyên liệu:  Gừng tươi xay: ¼ thìa cà phê Bột nghệ: ¼ thìa cà phê Sữa: 30ml Cách làm:  Cho nước, gừng xay, bột nghệ vào nồi đun sôi trong khoảng 5 phút. Sau đó rót ra cốc, thêm sữa tươi vào và thưởng thức. Gừng, nghệ hỗ trợ làm giảm triệu chứng đau bụng kinh hiệu quả 9. 5 nhóm thực phẩm nên hạn chế để kỳ kinh khỏe mạnh Song song với chế độ bổ sung các thực phẩm trên thì chị em cũng cần lưu ý hạn chế 5 nhóm thực phẩm sau để có một kỳ kinh khỏe mạnh: Muối: Nếu tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn tới tích trữ nước trong cơ thể làm đầy hơi, cơ thể nặng nề, nhức mỏi. Vì vậy bạn nên hạn chế các món ăn mặn chế biến sẵn hay cho thêm nhiều muối vào các món ăn thường ngày trong kỳ đèn đỏ.  Đường: Bạn chỉ nên bổ sung lượng đường vừa phải nên hạn chế các món ăn vặt chứa nhiều đường. Vì bổ sung quá nhiều đường làm lượng đường trong máu tăng vọt có thể khiến bạn thay đổi tâm trạng, cáu kỉnh, chán nản, lo lắng,... trong suốt kỳ kinh nguyệt. Đồ ăn cay nóng: Nên hạn chế đồ cay nóng do thực phẩm này có thể khiến dạ dày khó chịu, làm tăng tình trạng tiêu chảy, buồn nôn, đau dạ dày trong ngày đèn đỏ. Cafe, rượu,... Do những đồ uống này có chứa chất kích thích có thể làm trầm trọng hơn các cơn đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,... Vì vậy bạn nên hạn chế tối đa các đồ uống này trong những ngày kinh nguyệt. Thực phẩm mà cơ thể dị ứng, dung nạp không tốt, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt, khi ăn những thực phẩm này khiến bạn nặng thêm các triệu chứng đau bụng kinh, khó chịu, táo bón, tiêu chảy. Trên đây là những thông tin tư vấn về 8 thực phẩm nên ăn vào ngày đèn đỏ cho chị em phụ nữ. Bạn hãy kết hợp chế độ dinh dưỡng thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt và luyện tập hợp lý để có một kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh. Nếu bạn còn thắc mắc về chủ đề trên hãy liên hệ tới fanpage Liberty Cup để được tư vấn và giải đáp trực tiếp nhé!
26/ 06/ 2022
0

7 Nguyên nhân và cách khắc phục cốc nguyệt san RÒ RỈ

Cốc nguyệt san là món đồ rất hữu dụng trong ngày “đèn đỏ”, có tác dụng hứng trọn dịch kinh, tạo cảm giác thoải mái, sạch sẽ cho người dùng. Tuy nhiên, đối với người mới sử dụng thì đôi khi có thể xảy ra tình trạng đặt cốc nguyệt san vẫn bị ra ngoài. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Cách sử dụng cốc nguyệt san để không bị tràn ra sao? Hãy cùng Liberty Cup tìm hiểu thêm về vấn đề này để có hiểu biết và giải pháp nếu gặp phải, các chị em nhé! Xem thêm: [Trả lời] Cốc nguyệt san có bị tụt vào trong không? 5 nguyên nhân chính khiến bạn bị đau khi sử dụng cốc nguyệt san Cốc nguyệt san bị kẹt: Nguyên nhân và cách xử lý NHANH CHÓNG Đặt cốc nguyệt san vẫn bị rò rỉ ra ngoài là tình trạng có thể xảy ra với các chị em mới sử dụng Sử dụng cốc nguyệt san bị rò rỉ đây là 7 lý do chính Về nguyên tắc, nếu bạn đặt cốc nguyệt san đúng cách thì tình trạng bị rò rỉ sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, chị em trong một số trường hợp vẫn có thể gặp phải hiện tượng này là do các nguyên nhân sau. Dùng cốc nguyệt san rò rỉ do yếu tố cơ địa (cổ tử cung thấp) Những bạn gái có cổ tử cung thấp khi dùng cốc nguyệt san sẽ gặp tình trạng cốc nguyệt san rò rỉ vì cốc nguyệt san không ôm trọn lấy thành âm đạo và không đưa được vào đúng vị trí ở trong cơ thể, từ đó khiến dịch kinh không được hứng hết vào cốc và rò rỉ ra ngoài. Cổ tử cung thấp làm cho cốc nguyệt san không phát huy được hết tác dụng và dẫn tới bị rò rỉ Dùng cốc nguyệt san vẫn bị rỉ do "Chất liệu" cốc nguyệt san không đảm bảo Chị em trước khi sử dụng cốc nguyệt san phải sử dụng thật kỹ cốc nguyệt san là gì? Nên chọn chất liệu gì? Từ thương hiệu nào? Có nhiều loại cốc nguyệt san được làm từ các chất liệu như latex, nhựa mỏng sẽ không đảm bảo về độ dày nên khi đưa vào âm đạo, cốc không bung mở hoàn toàn để hứng kinh nguyệt. Chưa kể đến, nếu thân cốc quá cứng sẽ gây ra cảm giác đau, khó chịu cho người sử dụng còn nếu thân cốc quá mềm thì cốc sẽ không thể bung mở hoặc bị cơ sàn chậu bóp méo và cũng gây nên tình trạng đặt cốc nguyệt san bị rò rỉ ra ngoài. Dùng cốc nguyệt san bị rò do "kích thước" cốc nguyệt san không phù hợp  Kích thước cốc nguyệt san không phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng cốc nguyệt san rò rỉ khi sử dụng. Nếu bạn sử dụng cốc nguyệt san nhỏ hơn kích thước âm đạo thì cốc sẽ không thể bám chặt vào thành âm đạo và có thể bị trôi ra ngoài nên không hứng được hết dịch kinh. Điều này xảy ra đa phần do chị em chưa được hướng dẫn chọn lựa size cốc phù hợp. Kích thước cốc nguyệt san không phù hợp là một trong những nguyên nhân làm kinh nguyệt bị rò rỉ ra ngoài 👉  Có thể bạn quan tâm: Cốc nguyệt san Liberty có mấy size? 5 tiêu chí chọn size phù hợp Sử dụng cốc nguyệt san bị rò rỉ là do "cốc không bung mở hoàn toàn" khi đưa vào Nếu không chú ý khi sử dụng, bạn rất có thể đưa cốc nguyệt san vào cơ thể không đúng cách khiến cốc không bung mở hết trong âm đạo. Điều này làm cốc bị hạn chế về kích thước, dẫn đến việc cốc không hứng đựng được hết kinh nguyệt, khi vận động hoặc nằm ngủ có thể làm kinh nguyệt bị “tràn” ra ngoài. Cốc nguyệt san bị tràn mà bạn không biết là một nguyên nhân khiến dịch kinh rò rỉ ra ngoài Khi chị em không chú ý đến thời gian thay cốc mà để cốc quá lâu trong cơ thể sẽ khiến cốc bị đầy, lượng kinh nguyệt tiếp theo sau khi cốc đầy sẽ bị rò rỉ ra ngoài. Sử dụng cốc nguyệt san bị tràn do để cốc quá lâu trong cơ thể Để cốc quá lâu trong cơ thể chứa lượng máu kinh quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến hiện tượng cốc nguyệt san rò rỉ máu kinh xảy ra. Chỉ nên để cốc trong cơ thể từ 6-12 tiếng tùy thuộc vào sản phẩm và lượng máu kinh nguyệt chảy ra. Do đó, bạn cần thay cốc vào trong khoảng thời gian này để tránh bị tràn ra ngoài. Ngoài ra, còn trường hợp máu kinh ra nhiều thì cốc cũng cần được lấy ra thường xuyên hơn sau khoảng 3-4 giờ sử dụng để tránh việc sử dụng cốc nguyệt san bị tràn ra ngoài Dùng cốc nguyệt san vẫn bị ra ngoài do "lỗ thông khí bị bít" vì vệ sinh không đúng cách Lỗ thông khí có tác dụng như một chiếc giác mút, giúp cốc nguyệt san bám chặt vào thành âm đạo và không bị xê dịch trong thời gian sử dụng. Tuy nhiên, vì lỗ thông khí của cốc nguyệt san khá nhỏ, hay bị bỏ qua khi vệ sinh cốc nên dễ bị bít tắc bởi bụi bẩn hoặc dịch kinh còn sót lại. Chính vì vậy, khi lỗ thông khí bị bịt kín sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng sử dụng cốc nguyệt san vẫn bị rò rỉ ra ngoài do cốc không được cố định trong cơ thể. Đặt cốc nguyệt san "không đúng vị trí" so với độ sâu âm đạo gây rò rỉ ra ngoài khi sử dụng Việc chị em không xác định được độ sâu âm đạo của bản thân trước khi dùng cốc nguyệt san dễ dẫn đến việc đặt cốc nguyệt san bị sai vị trí, từ đó, cốc không thể hứng trọn vẹn dịch kinh và gây ra tình trạng kinh nguyệt bị thoát ra ngoài. Đặt cốc sai vị trí khiến cốc nguyệt san không hứng được hết dịch kinh, làm dịch kinh chảy ra ngoài Cốc nguyệt san bị tràn có thể do xương chậu to Cơ sàn xương chậu giúp giữ cốc nguyệt san ở trong âm đạo và ở mỗi người cơ này có độ yếu khỏe khác nhau. Trường hợp cốc nguyệt san quá mềm so với cơ sàn chậu thì có thể bị cơ sàn chậu bóp vào quá nhiều khiến cốc bị bóp méo không bung mở ra hết từ đó dễ bị tràn dịch kinh ra ngoài. Trường hợp cốc nguyệt san quá cứng so với cơ sàn chậu thì lúc này cơ sàn chậu không thể giữ cốc khiến kinh dịch bị rò rỉ kinh nguyệt Dùng cốc nguyệt san rò rỉ do cuống cốc  cứng làm cốc bị lệch khi chạm vào cửa mình Trong quá trình vận động, cuống của cốc nguyệt san cứng sẽ va chạm với cửa mình dẫn đến tình trạng cốc bị lệch dẫn đến bị tràn kinh dịch hoặc rò rỉ. Rất nhiều chị em không hiểu tại sao đã lựa chọn đúng size, đặt cốc đúng cách mà cốc vẫn bị rò rỉ dịch kinh ra ngoài.  7 Cách sử dụng cốc nguyệt san để không bị tràn, rò rỉ Chị em không cần quá lo lắng, 7 nguyên nhân dẫn đến cốc nguyệt san rò rỉ khi sử dụng trên đây hoàn toàn có thể khắc phục được bằng những cách vô cùng đơn giản và dễ làm! Cắt cuống cốc khi cổ tử cung thấp Một số loại cốc nguyệt san hiện nay có phần cuống cốc với nhiều nấc, có thể cắt bớt để điều chỉnh sao cho phù hợp với chiều sâu âm đạo. Điển hình là cốc nguyệt san Liberty Cup có 4 nấc giúp người dùng dễ dàng cắt bớt để phù hợp với cơ địa của bản thân, chính vì vậy, cốc nguyệt san Liberty Cup có thể phù hợp với hầu hết tất cả mọi người. Cách sử dụng cốc nguyệt san để không bị tràn đó là bạn có thể cắt cuống cốc dễ dàng để phù hợp với chiều sâu âm đạo, hạn chế hiện tượng chảy dịch kinh ra ngoài Chọn thương hiệu uy tín, chất liệu 100% silicone y tế Đối với nguyên nhân do chất liệu cốc không đảm bảo, chị em nên chọn loại cốc nguyệt san đến từ thương hiệu uy tín sử dụng 100% silicone y tế như cốc nguyệt san Liberty Cup. Liberty Cup có độ mềm lý tưởng nên dễ bung mở hoàn toàn và ôm trọn âm đạo, kinh nguyệt được hứng đựng hoàn toàn vào cốc. Hơn nữa, cốc nguyệt san Liberty Cup có cuống cốc mềm mại nên trong quá trình vận động cuống cốc có thể tự điều chỉnh cho phù hợp và không bị xô lệch. Vậy nên, dù có vận động thì bạn vẫn cảm thấy thoải mái, không vướng víu hay tạo cảm giác khó chịu và không xảy ra hiện tượng cốc nguyệt san rò rỉ ra ngoài Silicone y tế còn hạn chế tối đa vi khuẩn, bảo vệ “cô bé” an toàn Chọn size cốc phù hợp với cơ thể để hạn chế việc đặt cốc nguyệt san bị rò rỉ ra ngoài Cốc nguyệt san thường được chia làm nhiều size để phù hợp với các đối tượng khác nhau, tùy theo độ tuổi và chế độ sinh nở. Vì thế, chị em cần lựa chọn size cốc nguyệt san cẩn thận để phù hợp với bản thân để khi sử dụng cốc nguyệt san bị rò rỉ Dựa trên các nghiên cứu chuyên sâu, Liberty Cup đã phát triển 2 size cốc khác nhau có dung tích phù hợp với phụ nữ Việt như sau: Size 1 (size S): Dung tích 20ml, phù hợp với các chị em dưới 30 tuổi, chưa có em bé hoặc đã sinh mổ. Size 2 (size L): Dung tích 25ml, phù hợp với các chị em đã sinh em bé và sinh thường. 👉 Bạn có thể tìm hiểu thông tin cụ thể hơn về các tiêu chí cũng như lưu ý khi chọn size cốc nguyệt san tại bài viết: Cốc nguyệt san Liberty có mấy size? - 5 tiêu chí chọn size phù hợp Nên chọn cốc nguyệt san có kích thước phù hợp để tránh hiện tượng đặt cốc nguyệt san vẫn rò rỉ ra ngoài Sau khi đưa cốc vào âm đạo, dùng ngón tay xoay nhẹ Để tránh trường hợp cốc nguyệt san không mở hoàn toàn từ đó dẫn đến việc bị rò rỉ thì cách sử dụng cốc nguyệt san để không bị tràn, chị em hãy lấy ngón trỏ rà xung quanh thân cốc hoặc cầm vào đế cốc và xoay nhẹ, đến khi nghe thấy tiếng “póc” có nghĩa là cốc đã bung mở hết. Sau đó, chị em cầm đuôi cốc rút nhẹ ra ngoài theo đường ziczac để giúp cốc bám chặt vào âm đạo hơn. Xác định thời gian thay cốc nguyệt san phù hợp với lượng dịch kinh, tránh vượt quá thời gian khuyến nghị làm rò rỉ kinh nguyệt ra ngoài Để tránh hiện tượng cốc nguyệt san bị đầy mà không biết, chị em cần xác định thời gian thay cốc phù hợp với lượng kinh của mình bằng cách quan sát khi đi vệ sinh. Nếu thấy một ít máu hồng hồng chảy ra thì chị em cần tháo cốc ra và vệ sinh cốc bởi vì lúc này cốc đã đầy, dịch kinh bị chảy qua lỗ thoát khí li ti trên thành cốc. Chỉ cần để ý sau 1-2 lần sử dụng là chị em có thể dễ dàng căn được thời gian thay cốc phù hợp. 👉 Để tìm hiểu thông tin cụ thể hơn về thời gian thay cốc nguyệt san trong một lần sử dụng, bạn có thể tham khảo tại bài viết: Thời gian cốc nguyệt san có thể dùng được là bao lâu? Liberty Cup giúp bạn không còn nỗi lo đặt cốc nguyệt san vẫn bị rò rỉ ra ngoài Cách xử lý khi cốc nguyệt san bị bít lỗ thông khí dẫn đến bị rò rỉ ra ngoài khi dùng Cách sử dụng cốc nguyệt san để không bị tràn trong trường hợp này là chị em hãy thực hiện cách vệ sinh cốc nguyệt san đúng, chú ý vệ sinh cả lỗ thông khí. Chị em có thể vệ sinh lỗ thông khí như sau: Cho đầy nước vào cốc, để lòng bàn tay lên miệng cốc rồi giữ chặt, xoay ngược lại sao cho cốc úp ngược lên lòng bàn tay. Tiếp theo, bóp mạnh thân cốc để nước bên trong chảy thành tia qua lỗ thông khí để rửa sạch hoàn toàn. Đo chiều sâu âm đạo để đưa cốc vào đúng vị trí trong cơ thể hạn chế việc cốc nguyệt san rò rỉ Để đo chiều sâu âm đạo, chị em thực hiện theo 2 bước khá dễ dàng và không gây đau đớn như sau: Bước 1: Đưa 1 ngón tay sạch vào âm đạo (ngón giữa hoặc ngón trỏ). Bước 2: Di chuyển cho đến khi đầu ngón tay chạm được vào cổ tử cung. Nếu độ sâu âm đạo của bạn tương đương chiều dài 1 đốt ngón tay thì cổ tử cung ở vị trí khá thấp, nếu độ sâu tương đương chiều dài 2 đốt ngón tay thì cổ tử cung có chiều cao trung bình và nếu độ sâu âm đạo có chiều dài hơn 2 đốt ngón tay thì bạn có cổ tử cung cao. Âm đạo của phụ nữ châu Á thường có kích thước nhỏ hơn so với các châu lục khác, vì thế cốc nguyệt san Liberty Cup có chiều dài 47-52mm sẽ đảm bảo vừa vặn ở trong âm đạo của bạn. Cách đo chiều sâu âm đạo Chọn cốc nguyệt san phù hợp với cơ sàn chậu Cách sử dụng cốc nguyệt san để không bị tràn do cơ sàn chậu thì cách tốt nhất là nên chọn cốc nguyệt san phù hợp với cơ sàn chậu. Nếu cơ sàn chậu của bạn không thuộc loại tốt thì nên chọn cốc nguyệt san mềm, còn cơ sàn chậu của bạn tốt thì nên chọn loại cứng cáp  Chọn loại cốc nguyệt san có cuống mềm giúp giảm tình trạng cốc nguyệt san rò rỉ Việc chọn cốc nguyệt san có cuống mềm giúp cho cốc không bị lệch trong quá trình sử dụng kể cả khi bạn vận động. Ngoài ra, giúp chị em thoải mái, không khó chịu và thấy vướng víu trong quá trình sử dụng Trên đây, Liberty Cup đã cung cấp thông tin về 7 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng đặt cốc nguyệt san vẫn bị ra ngoài, bị rò rỉ và cách khắc phục tương ứng. Hy vọng những thông tin ở trên sẽ giúp các chị em có thể sử dụng cốc nguyệt san dễ dàng hơn mà không bị lúng túng hay gặp cảm giác bất an! Nếu muốn tìm hiểu thêm về cốc nguyệt san hoặc để được giải đáp các thắc mắc, chị em có thể liên hệ với Liberty Cup theo một trong các kênh sau: Cốc nguyệt san Liberty Cup - Cốc nguyệt san hàng đầu tại Pháp đạt tiêu chuẩn quốc tế Hotline: 0393.501.650 Fanpage: Liberty Cup Vietnam
09/ 11/ 2020
0

TRƯỚC khi sử dụng cốc nguyệt san - 10 điều chị em "NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT"

10  điều chị em nhất định phải biết trước khi sử dụng cốc nguyệt san dưới đây được chúng tôi đúc rút từ kinh nghiệm của hơn hàng nghìn chị em đã sử dụng cốc nguyệt san. 8+ kinh nghiệm đắt giá này đảm bảo sẽ giúp chị em tránh được tình trạng khó chịu, đau đớn khi lần đầu sử dụng cốc. Hãy cùng tìm hiểu 8 bí kíp này là gì ngay sau đây! Kiểm tra sản phẩm Nếu bạn đã đặt mua và nhận sản phẩm trên tay thì đây là việc bạn cần làm ngay trước khi sử dụng cốc nguyệt san đó là kiểm tra sản phẩm để đảm bảo quyền lợi của mình. Việc kiểm tra cốc nguyệt san cần được thực hiện theo những lưu ý sau: Cốc nguyệt san có đúng như thông tin công bố trên web không: Chất liệu Silicone y tế, giấy kiểm định của các tổ chức như thương hiệu đang công bố. Sản phẩm có đúng như bạn lựa chọn không? Bạn có thể kiểm tra size sản phẩm đúng với yêu cầu khi đặt hàng không. Chú ý: Hãy quay lại video quá trình bóc hộp để đảm bảo tính chân thực. Khi gặp bất cứ sự cố nào: hàng thiếu so với đơn hàng, cốc nguyệt san bị lỗi hoặc thậm chí không có hàng bên trong...bạn sẽ dễ dàng làm việc với nhà cung cấp sản phẩm hơn. Kiểm tra cốc kỹ càng khi nhận sản phẩm Sau khi nhận sản phẩm từ bên đặt mua, bạn nên kiểm tra chất liệu, size cốc để đảm bảo an toàn cho cô bé và khai thác tối đa tính năng sản phẩm. Trước khi sử dụng cốc nguyệt san cần đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm loại cốc nguyệt san nào, chị em cũng nên đọc kỹ các hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Hướng dẫn này rất quan trọng, do mỗi loại cốc nguyệt san sẽ có sự khác biệt về cách dùng, cách vệ sinh, lưu ý riêng khi dùng (có thể để cốc nguyệt san trong cơ thể 6 - 8 tiếng hay 8 - 10 tiếng)... Việc thực hiện chuẩn theo các bước sẽ giúp đạt được hiệu quả của sản phẩm và tránh gặp rủi ro không mong muốn nào.  Chẳng hạn như theo HDSD của Liberty sẽ chỉ rõ cho chị em các lưu ý khi sử dụng như vệ sinh cốc nguyệt san và tay trước khi dùng như thế nào; cách gấp cốc phổ biến ra sao và khuyến cáo thời gian sử dụng cốc nguyệt san tối đa 10 - 12 tiếng mỗi lần... Việc đầu tiên chị em cần làm là đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng cốc nguyệt san Trước khi sử dụng cốc nguyệt san cần chọn đúng kích cỡ Việc chọn được cốc nguyệt san có kích thước phù hợp sẽ giúp chị em đưa cốc vào cơ thể dễ dàng hơn, không gây đau đớn. Cốc nguyệt san đặt vừa vặn với âm đạo sẽ hứng đựng tốt, chống rò rỉ, giúp chị em thoải mái vận động mà không lo bị tràn.  Tuỳ vào thể trạng, độ tuổi, đã hoặc chưa sinh con… mà mỗi người phụ nữ sẽ có kích thước âm đạo khác nhau. Chị em có thể tham khảo hướng dẫn chọn size cốc phù hợp dưới đây của Liberty.  Chọn kích thước cốc nguyệt san phù hợp với cơ thể để tránh tình trạng rò rỉ khi sử dụng Chuẩn bị tâm lý thoải mái trước khi sử dụng cốc nguyệt san Khi mới bắt đầu làm quen với cốc nguyệt san nhiều chị em thường sẽ cảm thấy hồi hộp, lo sợ. Điều này có thể khiến cơ thể căng cứng, dẫn đến việc đưa cốc nguyệt san vào khó khăn hơn. Do đó, trước khi sử dụng cốc nguyệt san, chị em hãy chuẩn bị tâm lý thật thoải mái, thả lỏng cơ thể, không căng cứng cơ chậu để có thể dễ dàng đưa cốc vào cơ thể.  Tốt hơn hết, chị em có thể chọn khoảng thời gian sau khi tắm bằng nước ấm, cơ thể đã được thư giãn để tập luyện sử dụng cốc nguyệt san. Lưu ý quan trọng: Chị em đừng nên mất kiên nhẫn nếu lần tập đầu tiên không như ý muốn nhé! Tuỳ vào cơ địa mỗi người, chị em có thể mất vài lần để làm quen với cốc nguyệt san, thế nên đừng tự tạo áp lực cho mình nhé. ​ Hãy chuẩn bị tâm lý thoải mái khi sử dụng cốc nguyệt san Vệ sinh cốc nguyệt san sạch sẽ trước và sau khi sử dụn Vệ sinh cốc nguyệt san trước và sau khi sử dụng sẽ giúp làm sạch vi khuẩn, tránh tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm âm đạo cho chị em. Không những vậy, việc vệ sinh đúng còn giúp cốc nguyệt san bền hơn, tăng tuổi thọ sử dụng và tiết kiệm chi ph. Chị em có thể vệ sinh cốc nguyệt san bằng cách:  Ngâm trong nước sôi Ngâm trong nước oxy già rồi để khô  Khử trùng bằng lò vi sóng,...  Lưu ý quan trọng: Không vệ sinh bằng xà phòng vì có thể khiến chị em bị kích ứng khi dùng hoặc làm hỏng cốc.  Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi sử dụng cốc nguyệt san  Thực tế luôn có hàng nghìn vi khuẩn trên tay mà mắt thường chị em không thể nhìn thấy được. Nên nếu chị em không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi dùng cốc nguyệt san sẽ vô tình làm “cầu nối” đưa mầm bệnh vào cơ thể. Vì thế hãy rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn để giữ an toàn cho “cô bé” nhé. Trước khi sử dụng cốc nguyệt san cần tập nhiều cách gấp cốc  Với chị em lần đầu sử dụng cốc nguyệt san thì chưa thể rõ đâu sẽ là cách gấp cốc phù hợp nhất với mình. Vì thế để thuận tiện hơn, chị em hãy tập nhiều cách gấp cốc trước khi sử dụng để có thể thay đổi và sớm tìm ra cách dễ dàng với mình nhất.  Có 3 cách gấp cốc nguyệt san ( kiểu chữ V, kiểu chữ C, kiểu gấp số 7…) Dưới đây là các cách gấp cốc đơn giản, dễ đưa cốc nguyệt san vào âm đạo nhất thì giảm diện tích tiếp xúc, từ đó giảm ma sát trong quá trình đưa cốc vào âm đạo. Gấp hình chữ C: Bước 1: Bóp dẹt cốc và giữ bằng một tay, tay còn lại dùng ngón trỏ ấn vào giữa thân cốc để miệng cốc cong lại thành hình chữ C. Bước 2: Giữ nguyên hình dáng cốc bằng ngón trỏ và ngón cái rồi tiến hành đưa vào âm đạo. Cách gập cốc nguyệt san hình chữ C Gấp hình chữ V: Bước 1: Dùng ngón tay trỏ ép chặt miệng cốc vào trong, hướng xuống đáy. Bước 2: Dùng hai ngón tay tiếp tục ép chặt hai mép cốc rồi đưa vào âm đạo. Cách gấp cốc nguyệt san kiểu chữ V Gấp kiểu số 7: Bước 1: Dùng một tay bóp dẹt cốc. Bước 2: Gập phần góc xuống dưới để tạo thành hình số 7 (nhìn giống hình tam giác). Bước 3: Dùng hai ngón tay giữ chặt vào giao điểm giữa phần gập và thân gần đáy cốc nguyệt san rồi đưa cốc vào âm đạo. Cách gấp cốc nguyệt san kiểu số 7 Tìm hiểu về tư thế dễ đưa cốc nguyệt san vào âm đạo nhất Có 3 tư thế được khuyến cáo để đưa cốc nguyệt san vào âm đạo: Ngồi xổm, ngồi trên bồn cầu và gác một chân lên bồn cầu. Bạn nên ưu tiên tư thế ngồi trên bồn cầu trong lần đầu tiên sử dụng sản phẩm. Đây là tư thế giúp bạn thả lỏng hoàn toàn, giảm cảm giác mỏi chân nếu như phải thử nhiều lần. Tư thế ngồi trên bồn cầu giúp cơ thể được thả lỏng hoàn toàn nhờ vậy dễ đưa cốc nguyệt san vào âm đạo hơn Trước khi sử dụng cốc nguyệt san cần xác định vị trí âm đạo và cổ tử cung  Trong suốt kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung có thể tụt xuống thấp hoặc trồi lên cao hơn trong ống âm đạo. Do đó hãy dành thời gian để xác định âm đạo và cổ tử cung để đưa cốc nguyệt san vào đúng vị trí, tránh gây ra rò rỉ trước khi dùng Chị em có thể dùng ngón tay sạch để xác định vị trí cổ tử cung. Nhẹ nhàng di chuyển ngón tay qua cửa âm đạo và trượt vào bên trong đến khi chạm vào tử cung (phần mô cổ tử cung mềm mại hơn và nhô lên như chóp mũi). Dùng đốt ngón tay để xác định độ dài của cổ tử cung để chọn vị trí phù hợp khi đưa cốc nguyệt san vào.  Xác định vị trí âm đạo và cổ tử cung để đặt cốc nguyệt san đúng vị trí Trước khi sử dụng cốc nguyệt san cần tập đưa cốc vào cơ thể ở nơi riêng tư Các chị em hãy dành thời gian để tập đưa cốc nguyệt san vào cơ thể để việc sử dụng trở nên thành thạo và dễ dàng hơn ngay trong lần đầu tiên sử dụng. Thực hiện lần lượt các bước sau: Bước 1: Gấp cốc nguyệt san và chọn tư thế phù hợp  Bước 2: Xác định âm đạo và cổ tử cung Bước 3: Đẩy cốc vào từ từ Bước 4: Tháo cốc ra  Bước 5: Vệ sinh cốc sạch sẽ Một số lưu ý khi tập sử dụng cốc nguyệt san: Chị em nên tập dùng cốc ở một nơi riêng tư ví dụ như trong nhà tắm, nhà vệ sinh… để có thể thoải mái, thư giãn nhất. Với lần đầu sử dụng nên học hết các cách gấp và các tư thế để tập. Từ đó chọn ra cách phù hợp với bản thân mình nhất. Thời điểm tập phù hợp: Chị em không nên tập khi chưa có kinh nguyệt vì tử cung đang khô, nên tập vào những ngày cuối chu kỳ. Với những chị em thấy khó chịu khi chạm vào máu thì có thể tập trước chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này hãy sử dụng nước ấm làm chất bôi trơn, bôi trơn vành bằng nước hoặc chất bôi trơn, cốc nguyệt san ẩm ướt sẽ dễ dàng đưa vào âm đạo hơn. Tập đưa cốc vào cơ thể ở nơi riêng tư  Tìm hiểu trước một vài sự cố và cách xử lý khi dùng cốc nguyệt san lần đầu Dù đã hiểu cách sử dụng và thực hành nhưng chị em vẫn có thể gặp phải một số “vấn đề nhỏ" sau đây, nhưng đừng lo lắng bởi đây không phải tình trạng quá to tát và hoàn toàn có thể khắc phục được:  Gặp khó khăn trong việc đưa cốc vào cơ thể: Bất kỳ ai cũng sẽ mất tới vài lần mới thành công và sử dụng thành thạo cốc nguyệt san. Tuỳ vào cơ địa mỗi người, sẽ có người sử dụng cốc dễ dàng và nhanh chóng, có người thì mất thời gian hơn. Do đó chị em đừng lo lắng, tự tạo áp lực cho mình mà hãy thật kiên nhẫn nhé.  Có thể xuất hiện tình trạng rò rỉ: Nguyên nhân có thể do: cốc nguyệt san bị đặt sai vị trí hoặc bị nghiêng, tử cung thay đổi kích khi đến kỳ kinh nguyệt khiến cốc nguyệt không còn vừa vặn gây rò rỉ… Lúc này chị em không cần quá lo lắng. Trình trạng này có thể khắc phục bằng cách tập để đặt đúng vị trí cốc, thay cốc có kích thước phù hợp hơn và thay cốc khi quá thời gian sử dụng. Cốc nguyệt san bị kẹt: Cốc nguyệt san đưa vào thành công nhưng không thể lấy ra ngoài hoặc khó lấy ra ngoài. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do bạn đẩy cốc nguyệt san vào quá sâu. Lúc này bạn cần bình tĩnh, đưa tay vào sâu âm đạo (chú ý vệ sinh tay sạch sẽ) kết hợp rặn nhẹ để đẩy cốc ra ngoài. Khi đã đón được cuống cốc, bạn chỉ cần góp nhẹ đáy cốc và từ từ kéo cốc ra ngoài. Cảm thấy đau tức khi dùng cốc nguyệt san: Hiện tượng đau, cộm, tức vùng âm đạo hoặc bụng dưới có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Cốc nguyệt san quá to: Nếu bạn mua size cốc quá lớn so với tình trạng âm đạo sẽ gây ra tình trạng đau tức và khó sử dụng trong quá trình đưa cốc vào và lấy cốc ra khỏi âm đạo. Lúc này, bạn nên thay size cốc nhỏ hơn. Cốc nguyệt san quá cứng: Cốc nguyệt san làm từ nhựa cứng hoặc cao su, không có độ mềm và độ đàn hồi sẽ tác động trực tiếp nên thành âm đạo, tổn thương âm đạo và tạo cảm giác đau. Để đảm bảo an toàn cho âm đạo, chống hiện tượng dịch kinh chảy ra ngoài, bạn nên lựa chọn sản phẩm khác từ thương hiệu uy tín, cốc được làm từ silicone y tế! Cốc nguyệt san bị trôi ra ngoài: Cốc nguyệt san bị trôi ra ngoài xuất phát từ việc bạn đưa cốc vào chưa đúng cách, cốc chưa ở hoàn toàn trong âm đạo. Bạn có thể lấy cốc ra, sử dụng lại và đẩy cốc sâu vào bên trong. Vị trí lý tưởng là tính từ cuống cốc đến cửa âm đạo cách nhau 1cm. Ngoài ra, âm đạo thấp, không đủ diện tích để chứa cốc nguyệt san khiến cốc bị trôi ra ngoài cũng là yếu tố khiến tốc chặn ở cửa mình, tạo cảm giác tức, cộm. Lúc này, bạn có thể chọn cốc có thiết kế tròn, ngắn để sử dụng. Đây là thiết kế tối ưu nhất cho người có cơ địa âm đạo thấp. Bất kỳ chị em nào trước khi sử dụng cốc nguyệt san lần đầu đều cảm thấy bỡ ngỡ và gặp một số sự cố nhỏ. Do đó, chị em đừng quá lo lắng, hãy kiên nhẫn tìm hiểu và thực hành để sử dụng cốc nguyệt san một cách dễ dàng và an toàn nhé.  Nếu chị em có thắc mắc cần được giải đáp thêm về vấn đề này hãy liên hệ với Liberty Cup để được hỗ trợ nhé!
24/ 05/ 2022
0

Ngày đèn đỏ không nên làm gì? 14 điều kiêng kỵ nên bỏ ngay!

Rất nhiều chị em phải đối mặt với các triệu chứng đầy hơi, đau nhức cơ thể, chuột rút,... trong ngày đèn đỏ. Vậy ngày đèn đỏ không nên làm gì để có một kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh và hạn chế các tình trạng trên. Hãy thay đổi ngay 14 điều mà bạn có thể mắc phải sau đây để trải qua ngày đèn đỏ một cách nhẹ nhàng nhất!  1.  9 việc làm kiêng kỵ trong ngày đèn đỏ Trong ngày đèn đỏ, cơ thể của chị em phụ nữ rất nhạy cảm. Một số hành động nhỏ nhưng có thể gây ra ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, tinh thần của chị em trong ngày đèn đỏ. Vì vậy bạn hãy hạn chế 9 điều sau để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu và có ngày đèn đỏ khỏe mạnh nhất. 1.1. Bỏ bữa, nhịn ăn Trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể đã phải mất đi một lượng máu đáng kể. Chính vì vậy nếu bạn nhịn ăn hay bỏ bữa thì có thể làm mức năng lượng càng bị thiếu hụt, khiến bạn cảm thấy uể oải và cáu kỉnh.  Để đảm bảo năng lượng cho mọi hoạt động trong ngày đèn đỏ, tốt nhất bạn nên ăn đủ ba bữa chính và 2 lít nước mỗi ngày. Thêm vào đó bạn có thể ăn nhẹ bằng một ít trái cây nếu cảm thấy thiếu năng lượng.  Bỏ bữa khiến cơ thể bạn thiếu năng lượng trong ngày đèn đỏ. 1.2. Thức khuya Không chỉ trong kỳ kinh mà cả những ngày thường, việc thức khuya sẽ làm cho đồng hồ sinh học của cơ thể thay đổi và kéo theo đó là sự xáo trộn về nội tiết. Tác động này gây ảnh hưởng đến tâm trạng và làm nặng thêm các triệu chứng khó chịu trong ngày đèn đỏ. Không chỉ vậy, bạn còn dễ phải đối mặt với tình trạng xuất hiện mụn, da khô, sạm da,... khi thức khuya vào ngày đèn đỏ.  Mách nhỏ: Nếu bạn cần thức dậy lúc 6-7h sáng hãy cố gắng đi ngủ vào khoảng 10h tối để có giấc ngủ đủ 7 - 8 tiếng. Hãy duy trì thói quen này kể cả những ngày ngoài kỳ kinh để có năng lượng và sức khỏe tốt nhất nhé.  1.3. Vận động, làm việc quá sức Làm việc quá sứ, luyện tập cường độ cao trong kỳ kinh nguyệt có thể khiến bạn kiệt sức, mệt mỏi, thiếu năng lượng. Không chỉ vậy, điều này còn khiến những cơn đau bụng kinh nặng nề hơn, máu kinh ra nhiều và kỳ kinh kéo dài hơn. Do đó, bạn hãy điều chỉnh lịch trình làm việc, luyện tập phù hợp trong ngày đèn đỏ. Hãy lắng nghe cơ thể của mình, nghỉ ngơi thư giãn hay tập thể dục cường độ nhẹ là điều thích hợp để tăng cường sức khỏe trong kỳ kinh nguyệt. Hãy sắp xếp hợp lý công việc, lịch trình luyện tập của mình trước kỳ kinh nguyệt. 1.4. Tắm bằng nước lạnh quá lâu Cơ thể bạn sẽ dễ bị nhiễm lạnh nếu tắm bằng nước lạnh quá lâu trong ngày đèn đỏ. Không chỉ vậy, việc này còn khiến cơn đau bụng kinh của bạn càng tồi tệ hơn. Vì vậy bạn cần tránh tắm bằng nước lạnh quá lâu trong ngày kinh nguyệt. Mẹo: Bạn nên dùng vòi hoa sen thay vì tắm bồn trong ngày đèn đỏ. Điều chỉnh nhiệt độ tắm bằng nước ấm giúp cơ thể bạn thư giãn, thả lỏng cơ, tăng lưu thông khí huyết giúp giảm các triệu chứng chuột rút, đau mỏi lưng hiệu quả. 1.5. Đấm lưng vào ngày đèn đỏ Trước ngày đèn đỏ, nhiều bạn gặp phải tình trạng đau lưng, nhức mỏi cơ thể do máu ứ đọng ở vùng xương chậu. Nhưng việc đấm lưng trong những ngày này, có thể không giúp giảm cơn đau nhức ở lưng mà còn làm tình trạng tắc nghẽn lưu thông máu trở nên nghiêm trọng hơn. Không chỉ vậy, việc đấm lưng thường xuyên trong ngày đèn đỏ còn tác động đến sự bong tróc lớp niêm mạc tử cung. Vì vậy, bạn nên thay đổi ngay thói quen xấu này trong ngày đèn đỏ. Mẹo: Bạn có thể tập bài tập giãn cơ, hít thở sâu, yoga nhẹ nhàng kết hợp với massage, chườm ấm và uống nhiều nước để cải thiện tình trạng đau mỏi lưng ngày đèn đỏ. Bạn có thể massage nhẹ nhàng thay vì đấm lưng để giảm nhức mỏi lưng ngày đèn đỏ 1.6. Wax, tẩy lông Khi đến ngày đèn đỏ, bạn nên tránh wax, cạo hay tẩy lông. Cơ thể bạn trong ngày này rất ngạy cảm, khi thực hiện việc này có thể khiến bạn cảm thấy đau hơn bình thường.  Vì vậy, hãy lập kế hoạch tẩy hay wax lông sau kỳ kinh một tuần để giảm nguy cơ bị đau và khó chịu. 1.7. Chậm trễ vấn đề vệ sinh Các sản phẩm vệ sinh phụ nữ trong ngày đèn đỏ như băng vệ sinh, tampon, cốc nguyệt san cần được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách. Tùy sản phẩm sử dụng mà bạn nên vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ. Tránh để thời gian quá lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây mùi hôi, khó chịu, nhiễm khuẩn.  Nhắc nhở: Thời gian vệ sinh thích hợp: Băng vệ sinh: 4-6 giờ thay một lần. Tampon: 4-6 giờ thay một lần Cốc nguyệt san: thay khi đầy hoặc tối đa 8-10 giờ thay một lần. Cốc nguyệt san một sản phẩm vệ sinh phụ nữ vượt trội thay thế tampon và băng vệ sinh. 1.8. Quan hệ tình dục Khi đến kỳ kinh nguyệt, các chị em nên tránh quan hệ tình dục đặc biệt là quan hệ tình dục mà không có biện pháp bảo vệ. Với sự xuất hiện của máu kinh, đây sẽ là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn cư trú và phát triển. Vì thế, khi quan hệ trong ngày đèn đỏ sẽ khiến bạn sẽ dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, viêm nhiễm vùng kín,...  1.9. Thăm khám tuyến vú Khi đến kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormon sinh dục trong cơ thể bị dao động. Do đó khi thăm khám tuyến vú có thể khó phát hiện ra các xét nghiệm bất thường ở ngực. Vì thế, tốt nhất là bạn nên tránh thăm khám tuyến vú vào trong chu kỳ kinh nguyệt. Kết quả xét nghiệm tuyến vú có thể bị ảnh hưởng trong ngày kinh nguyệt 2. Hạn chế 5 loại thực phẩm để ngày đèn đỏ dễ chịu hơn Ngoài chế độ sinh hoạt thì bạn cũng nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên hạn chế vào ngày đèn đỏ để chị em cảm thấy dễ chịu hơn. 5 loại thực phẩm cần hạn chế trong kỳ kinh nguyệt 2.1. Hạn chế ăn mặn Thực phẩm có hàm lượng muối cao sẽ không tốt cho bạn khi bạn đang hành kinh vì chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng chuột rút. Bên cạnh đó, lượng muối tăng sẽ khiến chị em gặp tình trạng đau đầu, đau bụng hành kinh dữ dội, trễ kinh, tinh thần bất ổn, dễ bị kích động, cáu giận… Theo khuyến cáo bạn không nên tiêu thụ quá 5g (1 thìa cà phê) muối mỗi ngày. 2.2. Giảm lượng đường, chất béo Khi đến ngày đến đỏ, nồng độ hormon Estrogen và Progesterone trong cơ thể thay đổi. Do đó, chị em thường có xu hướng thèm ăn hơn, nhất là các loại đồ ngọt và thực phẩm chứa nhiều chất béo.  Tuy nhiên, chị em nên tránh ăn quá nhiều đường, do lượng đường tăng cao có thể làm giảm hoặc làm chậm sự sản sinh Estrogen và Progesterone trong cơ thể. Nếu tình trạng này kéo có thể gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ và rối loạn tâm lý khiến chị em mệt mỏi, tâm trạng thất thường và khó chịu hơn.  Vì thế, chị em cần phải lưu ý nên hạn chế ăn vặt và bổ sung không quá 25g (6 thìa cà phê) đường mỗi ngày. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo 2.3. Tránh tiêu thụ quá nhiều Cà phê, rượu Đây là một trong những điều tồi tệ nhất bạn có thể làm khi đang hành kinh! Hàm lượng caffein cao có thể làm trầm trọng thêm cơn đau nhức bụng và cũng góp phần làm căng tức ngực.  Ngoài ra, các loại đồ uống có cồn cũng nên được nữ giới kiêng dùng khi đến ngày đèn đỏ. Một số nghiên cứu y khoa đã chỉ ra, uống bia rượu ở thời điểm này có thể khiến cho gan phải chịu những tổn thương nghiêm trọng hơn và thêm vào đó lượng máu kinh cũng dễ ra nhiều hơn bình thường. 2.4. Tránh đồ ăn cay nóng Đồ ăn cay nóng chính là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đầy hơi, khó chịu. Ngoài ra, thực phẩm cay nóng dễ gây kích thích cơ thể, dễ nổi nóng và phát ban, lên mụn trứng cá. Điều này sẽ khiến chị em càng khó chịu hơn vào những ngày đèn đỏ. Do đó, chị em nên hạn chế những loại thực phẩm có tính cay nóng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến kỳ kinh nguyệt của mình.  Hạn chế thêm nhiều gia vị cay, nóng vào món ăn trong ngày đèn đỏ 2.5. Hạn chế thịt đỏ Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ sẽ sản xuất ra Prostaglandin - chất giúp tử cung co lại, điều hoà kinh nguyệt đều đặn hơn. Nhưng khi lượng prostaglandin tăng cao có thể gây ra tình trạng chuột rút. Trong thịt đỏ lại có chứa nhiều Prostaglandin và chất béo no, do đó chị em nên cần hạn chế ăn trong kỳ đèn đỏ để không làm trầm trọng thêm chứng chuột rút, đau bụng, đầy hơi và mụn trứng cá… Thay vào đó, chị em có thể ăn thịt nạc như thịt gà hoặc cá. Trong kỳ kinh nguyệt không nên ăn quá nhiều thịt đỏ 3. Kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh với 5 hoạt động đơn giản Để trải qua ngày đèn đỏ khỏe mạnh, thoải mái, dễ chịu bạn có thể tham khảm 5  hoạt động sau: Ngủ đủ giấc Giúp giảm tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng trong ngày đèn đỏ. Để cải thiện giấc ngủ chị em có thể áp dụng một số cách như sau: đi ngủ cùng một khung giờ nhất định mỗi đêm, không sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, tạo không gian ngủ thoáng mát, yên tĩnh và chọn tư thế ngủ thoải mái để có giấc ngủ ngon hơn… Một giấc ngủ ngon rất quan trọng trong suốt kỳ kinh nguyệt Giữ ấm Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng cách này lại có thể giúp làm giảm đau bụng và chứng chuột rút rất hiệu quả trong ngày đèn đỏ. Chị em có thể dùng chai nước ấm, túi giữ nhiệt hay một chiếc áo ấm để làm ấm cơ thể, nhất là vùng bụng. Lưu ý chỉ nên dùng lượng nước ấm khoảng 60-70°C để chườm và thực hiện trong 15-20 phút. Sau khi chườm ấm có thể thực hiện các động tác massage để có được kết quả tốt nhất. Giữ ấm bụng giúp làm giảm cơn đau bụng kinh nhanh chóng Đi bộ hoặc tập bài tập nhẹ Việc này sẽ giúp máu lưu thông tốt mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn, xoá tan căng thẳng, uể oải trong suốt kỳ kinh. Không chỉ vậy, tập thể dục còn giúp chị em giảm một số tình trạng khó chịu trong ngày kinh như chứng đau bụng kinh, chuột rút, đau đầu hoặc đau lưng.  Chị em có thể tham khảo các bài tập nhẹ nhàng như yoga, pilates, đi bộ,... Các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ mang lại nhiều lợi ích trong kỳ kinh Massage Massage cũng là cách giúp giảm đau bụng kinh tức thì, mà biện pháp này lại dễ dàng thực hiện. Bạn có thể massage bằng tinh dầu thơm, điều này sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, cơn đau bụng kinh cũng dịu đi hiệu quả. Theo dõi kỳ kinh nguyệt Việc dự đoán được thời điểm kỳ kinh tới sẽ giúp chị em chuẩn bị tinh thần và đối phó với cảm giác mệt mỏi trước kỳ kinh tốt hơn. Khi đó, hãy thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và tăng cường hoạt động thể lực để có một sức khỏe tốt, sẵn sàng cho kỳ kinh đến. Ngoài ra, chị em còn có thể theo dõi được những thay đổi quan trọng như chậm kinh hoặc chu kỳ kinh nguyệt bất thường.  Chị em có thể ghi chú kỳ kinh nguyệt vào lịch hoặc tải các ứng dụng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt tiện dụng trên điện thoại để đánh dấu những ngày kinh nguyệt ở tháng tiếp theo.  Theo dõi kỳ kinh nguyệt để sẵn sàng tinh thần khi ngày đèn đỏ tới Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ ở trên có thể giải đáp phần nào câu hỏi “Ngày đèn đỏ không nên làm gì?” và giúp chị em có thêm những kinh nghiệm bổ ích trong chu kỳ kinh nguyệt. Từ đó, chị em sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin hơn và ngày “rụng dâu” sẽ không còn là cơn ác mộng dai dẳng và có định kỳ nữa. 
18/ 05/ 2022
0

​​​​​​​Muốn ngày đèn đỏ đến sớm hơn 1 tuần? Áp dụng ngay 20 cách an toàn

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Vậy muốn ngày đèn đỏ đến sớm hơn phải làm sao?  Xem ngay nội dung bài viết dưới đây để được tư vấn thực hiện ngay 20 chế độ ăn uóng giúp ngày đèn đỏ đến sớm một cách an toàn, tự nhiên. 1. 14 loại thực phẩm giúp kinh nguyệt đến sớm hơn 1 tuần Dưới đây là danh sách 14 thực phẩm giúp gây ra kinh nguyệt một cách tự nhiên hiệu quả nhất: 1.1. Nước ép trái cây họ cam, quýt Trái cây họ cam chứa nhiều Vitamin C, một hoạt chất có liên quan đến việc kích thích tăng nồng độ các hormon Estrogen và Progesteron. Những hormon này có tác dụng giúp co tử cung, làm bong lớp niêm mạc tử cung từ đó dẫn đến hiện tượng ra kinh nguyệt.  Gợi ý cách bổ sung: Ăn trực tiếp trái cây họ cam, uống nước ép cam, quýt, bưởi,... Liều lượng: Bổ sung không quá 240ml nước ép mỗi ngày. Nên thay đổi các loại nước ép trái cây khác nhau giúp tăng cường dưỡng chất và có lợi cho chu kỳ kinh nguyệt. Thời điểm dùng: Uống 1 ly nước ép sau ăn bữa sáng 1 - 2 giờ.  Vitamin C có trong quả cam giúp hỗ trợ ngày đèn đỏ đến sớm hơn. 1.2. Ăn gì để kinh nguyệt ra sớm? Bổ sung ngay Dứa Dứa rất giàu Bromelain, đây là một enzym giúp sản xuất và lưu thông tế bào máu. Đồng thời enzym này còn được cho là ảnh hưởng tới nồng độ hormon Estrogen và một số hormon khác có công dụng điều hòa chu kỳ kinh. Do đó, bổ sung dứa trong chế độ ăn giúp ra kinh nguyệt sớm tự nhiên. Gợi ý cách bổ sung: Nên ăn trực tiếp hoặc uống nước ép dứa nguyên chất để có hiệu quả cao nhất. Liều lượng: Bổ sung tối đa 2 quả dứa/ tuần là liều lượng phù hợp.  Thời điểm dùng: Ăn sau bữa cơm 1 - 2 giờ.   1.3. Nghệ Nghệ là một thực phẩm có công dụng cân bằng nội tiết hiệu quả. Nhờ tinh chất Cucurmin có trong nghệ giúp hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt cho chị em phụ nữ.  Bệnh cạnh đó tinh chất này đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như giảm viêm, cải thiện tâm trạng, hỗ trợ cho một kỳ kinh khỏe mạnh.  Gợi ý cách bổ sung: Pha 1 thìa bột nghệ với 100ml nước ấm (dưới 40 độ C)   Liều lượng: Uống 2 cốc mỗi ngày vào buổi sáng và tối.  Thời điểm dùng: Uống trước ngày chu kỳ dự kiến khoảng 10 ngày. Nghệ được sử dụng phổ biến trong điều hòa kinh nguyệt   1.4. Trà gừng Gừng đã được sử dụng nhiều trong dân gian như một phương thuốc truyền thống giúp điều hòa kinh nguyệt và hỗ trợ ra kinh nguyệt hiệu quả. Gừng có thể thúc đẩy các cơn co thắt tử cung, kích thích lưu lượng kinh dẫn đến thúc đẩy kinh nguyệt. Gợi ý cách bổ sung: Cạo vỏ gừng rồi rửa sạch, cắt gừng thành lát. Cho lát gừng vào đun với nước cho sôi khoảng 5 - 7 phút. Đem lọc lấy nước và có thể thêm mật ong trước khi uống để giảm vị cay của gừng. Liều lượng: Uống 1 ly trà gừng/ ngày.  Thời điểm dùng: Uống vào buổi sáng sau bữa ăn 1 - 2 giờ.   1.5. Mùi tây Không chỉ có hàm lượng Vitamin C dồi dào, mùi tây còn chứa Apiol -  đây là một chất có tác dụng kích thích các cơn co thắt tử cung. Vì vậy việc bổ sung trà mùi tây phù hợp giúp hỗ trợ ra kinh sớm hiệu quả. Gợi ý cách bổ sung: Rửa sạch mùi tây, sau đó thêm nước sôi trực tiếp vào cốc có chứa mùi tây. Chờ 3 - 5 phút cho nước nguội bớt là có thể sử dụng. Liều lượng: Uống 2 lần/ ngày để có tác dụng hiệu quả.  Thời điểm dùng: Uống sau bữa ăn sáng và tối 1 - 2 giờ.   Nước rau mùi tây hỗ trợ ra kinh sớm hiệu quả. 1.6. Đu đủ Đu đủ có chứa Carotene, đây là một hoạt chất giúp tăng tốc độ sản xuất hormon Estrogen trong cơ thể. Ngoài ra đu đủ có tác dụng gây ra các cơn co thắt tử cung và hỗ trợ làm bong niêm mạc tử cung, điều này làm ngày đèn đỏ đến sớm hơn. Gợi ý cách bổ sung: Nên ăn trực tiếp hoặc uống nước ép đu đủ nguyên chất để có hiệu quả cao nhất. Liều lượng: Uống khoảng 200ml nước ép đu đủ một ngày là liều lượng phù hợp.  Thời điểm dùng: Bổ sung trong khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt để có tác dụng hiệu quả.   1.7. Uống gì nhanh có kinh? Bổ sung ngay nước ép cà rốt Cà rốt cũng là thực phẩm rất giàu Caroten và Vitamin C. Uống nước ép cà rốt giúp hỗ trợ thúc đẩy ngày đèn đỏ đến sớm hơn. Gợi ý cách bổ sung: Nên ăn trực tiếp hoặc uống nước ép cà rốt nguyên chất để có hiệu quả cao nhất. Liều lượng: Uống dạng nước ép 3 lần một ngày.  Thời điểm dùng: Uống sau bữa cơm 1 - 2 giờ.   Caroten và Vitamin C trong cà rốt hỗ trợ ra kinh nguyệt sớm. 1.8. Uống gì để ra kinh nguyệt? Bổ sung nước ép lựu Lựu hay nước ép lựu nguyên chất có chứa hàm lượng Phytoestrogen cùng Vitamin C dồi dào. Những chất này có tác dụng kích thích tử cung co bóp, điều hoà kinh nguyệt. Vì vậy bổ sung nước ép lựu hỗ trợ ra kinh nguyệt sớm hiệu quả. Gợi ý cách bổ sung: Uống nước ép lựu nguyên chất để có hiệu quả cao nhất. Liều lượng: Uống nước ép lựu 3 lần/ngày để có tác dụng.  Thời điểm dùng: Uống trước ngày đèn đỏ dự kiến 10 - 15 ngày.   1.9. Nước dừa Nước dừa có chứa lượng vitamin C dồi dào, giúp thúc đẩy sự tăng sinh tế bào niêm mạc trong tử cung, đồng thời hỗ trợ đẩy nhanh quá trình co thắt tử cung, nhờ đó kích thích ra máu kinh sớm hơn. Gợi ý cách bổ sung: Nên uống nước dừa được lấy trực tiếp từ quả dừa, không sử dụng nước dừa đã qua chế biến được đóng trong chai, lon. Liều lượng: Uống đều đặn 1 quả dừa mỗi ngày để có tác dụng ra kinh sớm hiệu quả.  Thời điểm dùng: Uống nước dừa trước ngày đèn đỏ dự kiến khoảng 1 tuần. Nước dừa vừa thanh mát vừa có công dụng hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt 1.10. Cá hồi Cá hồi rất giàu Protein, Sắt và Omega-3 giúp kích thích lưu lượng máu kinh, hỗ trợ thúc đẩy ngày đèn đỏ đến sớm hơn. Gợi ý một số món ăn: Nên ăn các món ăn từ cá hồi đã được chế biến chín: cá hồi nướng, cá hồi áp chảo, cháo cá hồi, cá hồi sốt bơ chanh, cá hồi sốt cam,... Liều lượng: Bổ sung vào thực đơn 1 - 2 bữa cá hồi mỗi tuần giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.  1.11. Đậu phụ Đậu phụ có chứa Phytoestrogen, chất này có tác động điều hòa chu kỳ kinh nguyệt tương tự Estrogen. Từ đó thực phẩm này giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, thúc đẩy có kinh tự nhiên. Gợi ý một số món ăn được chế biến từ đậu phụ: canh rong biển đậu hũ, đậu nhồi thịt, đậu hũ sốt cà chua, đậu hũ non hấp thịt,... Liều lượng: Không nên ăn quá 200g đậu phụ/ngày.  Bổ sung thêm đậu phụ trong thực đơn hỗ trợ ngày đèn đỏ đến sớm. 1.12. Sữa đậu nành Sữa đậu nành có chứa nhiều Isoflavone, Phytoestrogen. Đây là những chất có tác động tương tự với Estrogen tự nhiên trong có thể. Nhờ đó uống sữa đậu nành là một cách thúc đẩy ngày đèn đỏ đến sớm an toàn.  Gợi ý cách bổ sung: Nên ăn trực tiếp hoặc uống nước ép dứa nguyên chất để có hiệu quả cao nhất. Liều lượng: Không uống quá 500ml sữa đậu nành/ngày để tránh đầy bụng, khó tiêu.  Thời điểm dùng: Có thể uống cùng bữa sáng hoặc trước khi đi ngủ 1 - 2 tiếng giúp hấp thu dưỡng chất tốt hơn.   1.13. Hạt rau mùi và hạt thì là Hạt rau mùi và hạt thì là có công dụng hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều. Bổ sung nước uống hai vị trên giúp điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ ra kinh nguyệt hiệu quả. Gợi ý cách bổ sung: Pha trà hạt thì là hoặc nước hạt rau mùi bằng cách cho khoảng 1 - 2 thìa hạt vào đun với nước sôi sau đó lọc lấy nước là có thể sử dụng.  Liều lượng: Uống 3 cốc nước hạt rau mùi hoặc 1 cốc hạt thì là vào buổi sáng.  Thời điểm dùng: Sử dụng trước ngày đèn đỏ mong muốn 3 - 4 ngày.   Uống nước hạt rau mùi trước kỳ kinh để ra kinh nguyệt sớm 1.14. Bông cải xanh, ớt chuông Các loại rau củ trên chứa nhiều Vitamin C, vì vậy bạn có thể bổ sung thêm các món ăn từ bông cải xanh, ớt chuông,... vào thực đơn giúp hỗ trợ chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hiệu quả. Gợi ý một số món ăn: Bông cải xanh luộc, súp bông cải xanh, bông cải xanh xào thịt gà, salad ớt chuông, ớt chuông đỏ hấp,... Liều lượng: Bổ sung khoảng 100g rau củ mỗi bữa ăn hàng ngày là phù hợp.  2. 5 chế độ sinh hoạt để kỳ kinh nguyệt đến sớm tự nhiên Ngoài chế độ dinh dưỡng, các hoạt động thường ngày cũng có tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Tham khảo 5 thói quen sau giúp thúc đẩy ngày đèn đỏ đến sớm. 2.1. Tắm nước ấm và chườm nước nóng Đây là một trong những biện pháp phổ biến để tăng tốc nhẹ chu kỳ kinh nguyệt. Tắm nước ấm và chườm nước nóng giúp làm giãn cơ bụng, kích thích lưu lượng máu tử cung. Không chỉ vậy cảm giác thoải mái, thư giãn khi tắm nước ấm cũng giúp cơ thể điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. Mẹo: Bạn có thể thêm tinh dầu thơm thư giãn như tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu hoa hồng,... vào bồn tắm và chườm vùng bụng dưới bằng túi chườm nóng giúp đẩy nhanh chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả. Chườm nóng giúp kích thích ra kinh nguyệt 2.2. Thư giãn Căng thẳng đôi khi có thể là nguyên nhân khiến ngày đèn đỏ của bạn đến chậm. Sự gia tăng hormon Cortisol là phản ứng của cơ thể đối với căng thẳng, hormon này có tác động trì hoãn sự gia tăng các hormon sinh dục khác trước kỳ rụng trứng. Vì vậy nên giữ cơ thể và tinh thần thư giãn để thúc đẩy ngày đèn đỏ đến sớm. Một số hoạt động giúp thư giãn hiệu quả: tập yoga, hít thở sâu, ngồi thiền, giảm khối lượng công việc và dành thời gian cho gia đình, bạn bè,... 2.3. Tập thể dục nhẹ nhàng Luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng có thể làm giãn cơ, lưu thông khí huyết, điều hòa nội tiết, giúp kỳ kinh đến nhanh hơn một chút. Lưu ý nên chọn các bài tập nhẹ như đi bộ, aerobic cường độ thấp,... Bạn nên tránh vận động mạnh, quá sức, cường độ luyện tập cao vì sẽ gây tác dụng ngược lại như chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt. Đi bộ là bài tập đơn giản mà hiệu quả trong lưu thông khí huyết 2.4. Hoạt động tình dục Hoạt động tình dục giúp thúc đẩy sản xuất các hormon sinh sản, tăng các cơn co thắt tử cung, làm giãn tử cung và làm bong lớp niêm mạc tử cung, giúp tạo ra kinh nguyệt.  2.5. Kiểm soát cân nặng Sự thay đổi cân nặng đột ngột có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều. Bên cạnh đó, việc thiếu hay thừa cân quá nhiều cũng làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và hoạt động của cơ thể, trong đó bao gồm cả việc hành kinh.  Vì vậy cần duy trì cân nặng hợp lí bằng cách thực hiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học giúp hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Duy trì thể trạng giúp hạn chế ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt 3. Uống thuốc gì để kinh nguyệt ra sớm? Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt thì sử dụng thuốc và đặt vòng là 2 biện pháp can thiệp làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên trước khi thực hiện các biện pháp này bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo cho sức khỏe sinh sản. Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày thông tin cơ bản về cơ chế hoạt động và cách sử dụng biện pháp uống thuốc để thay đổi thời gian đến ngày đèn đỏ của bạn. Nhưng những thông tin này không thay thế cho lời khuyên hay tư vấn của bác sĩ.  Uống thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có thành phần là nội tiết tố Estrogen và Progestin. Vỉ thuốc tránh thai phổ biến thường có 21 viên có dược chất và 7 viên giả dược, ngày đèn đỏ của bạn thường đến vào tuần bạn sử dụng viên giả dược. Vì vậy, nếu muốn có kinh sớm hơn thì bạn có thể  uống viên giả dược vào tuần muốn có kinh. Miếng dán tránh thai và đặt vòng: Tương tự như có chế của thuốc tránh thai, miếng dán ngừa thai và đặt vòng cũng chứa nội tiết tố Estrogen và Progestin. Do đó khi bạn muốn có kinh bạn chỉ cần lấy miếng dán tránh thai ra khỏi vị trí dán hoặc lấy vòng ra khỏi âm đạo sớm hơn thời gian sử dụng. Cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng thuốc tránh thai để điều chỉnh kỳ kinh nguyệt 4. Thúc đẩy ra kinh sớm có an toàn? Việc thúc đẩy ra kinh sớm bằng những phương pháp tự nhiên đã nêu ở trên thì hầu hết đều an toàn với chị em phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành và khỏe mạnh. Nhưng vẫn cần có sự phối hợp điều độ, cân bằng giữa các biện pháp để có kết quả như mong muốn.  Tuy nhiên, với phương pháp sử dụng thuốc để ra kinh sớm thì có nguy cơ gặp tác dụng phụ hay ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn. Vì vậy việc sử dụng thuốc cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng nhằm đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình.  Trên đây là 20+ giải pháp cho các chị em có mong muốn ngày đèn đỏ đến sớm hơn. Hãy tham khảo và phối hợp các biện pháp phù hợp giúp ngày đèn đỏ của bạn đến sớm hơn mà vẫn đảm bảo chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh.
18/ 05/ 2022
0
popup

Số lượng:

Tổng tiền: