Tất cả tin tức

Rửa bằng lá trầu không ngày đèn đỏ nguy cơ gây hại tiềm ẩn

Lá trầu không được chị em phụ nữ rất ưa chuộng và truyền tai nhau dùng để vệ sinh vùng kín, điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Tuy nhiên, “ngày đèn đỏ có nên rửa bằng lá trầu không?” cũng là câu hỏi của nhiều chị em. Để giải đáp thắc mắc này hãy tham khảo bài viết dưới đây. 1. Nguy hại khi vệ sinh bằng lá trầu không trong ngày đèn đỏ  Lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, mùi hắc. Tinh dầu trong lá trầu không chứa Eugenol, Caryophyllene, Terpinolene, Terpinolene,... cùng nhiều Vitamin và khoáng chất. Nhờ đó, nước lá trầu không có tác dụng ức chế hoạt động gây hại của nhiều vi khuẩn và nấm, giúp sát khuẩn, kháng viêm và hỗ trợ điều trị viêm âm đạo. Tuy nhiên, không nên rửa bằng lá trầu không trong ngày đèn đỏ. Thực tế, việc rửa vùng kín bằng lá trầu chỉ có tác dụng kháng viêm bề mặt, hoàn toàn không có khả năng điều trị viêm nhiễm từ bên trong.  Không nên rửa vùng kín bằng lá trầu không vào ngày đèn đỏ Vào những ngày đèn đỏ, âm đạo phụ nữ sẽ càng nhạy cảm hơn. Do đó, nếu xử lý lá trầu không không sạch, hoặc sử dụng phải lá bị phun thuốc trừ sâu sẽ càng gây hại cho vùng kín. Ngoài ra, với đặc tính sát khuẩn cao, lá trầu không có thể gây ra tình trạng khô ráp, khó chịu cho chị em. Do vậy, nếu chị em dùng lá trầu không vào những ngày đèn đỏ dễ có khả năng gây viêm nhiễm ngược dòng. Điều này có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tử cung, tắc vòi trứng... ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, thậm chí gây vô sinh. Rửa vùng kín bằng lá trầu không có thể mang lại nhiều tác hại 2. Vệ sinh trong ngày đèn đỏ đúng cách Vệ sinh không đúng cách trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và gây bệnh của vi khuẩn. Trong giai đoạn này, cổ tử cung hé mở khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trong âm đạo, sau đó tiến sâu vào trong buồng tử cung gây ra tình trạng viêm nhiễm.  Lượng máu ứ đọng bên trong cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Do đó, phải vệ sinh sạch sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa: Rửa tay sạch trước khi vệ sinh để tránh đưa vi khuẩn vào trong âm đạo. Thường xuyên thay băng vệ sinh. Do máu kinh khi ra khỏi cơ thể rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu không thay băng thường xuyên sẽ bị những vi khuẩn đó xâm nhập lại vào cơ thể.   Với băng vệ sinh: 4-6h thay một lần Với cốc nguyệt san: 8-10h thay một lần Rửa bằng nước ấm: nước sạch, chỉ rửa bên ngoài. Không ngâm, không thụt rửa quá sâu bên trong. Khi vệ sinh vùng kín vào ngày đèn đỏ, tốt nhất nên sử dụng vòi nước hoặc dòng nước chảy để rửa sạch. Hạn chế dùng dung dịch vệ sinh có mùi thơm vì có thể gây kích ứng vùng da nhạy cảm, phá vỡ sự cân bằng pH và tiêu diệt các vi sinh vật có lợi trong âm đạo. Xem thêm: Ngày đèn đỏ có nên dùng dung dịch vệ sinh  3. 5 dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm cần lưu ý Viêm nhiễm không phải là căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm bạn cần biết: Ngứa, sưng tấy hoặc mẩn đỏ vùng kín: Dấu hiệu hay gặp nhất ở người bệnh chính là ngứa, nổi mẩn ở vùng kín. Nguyên nhân là do các vi khuẩn, nấm…trực tiếp gây ra, hoặc bị kích ứng với thành phần trong dung dịch vệ sinh, sữa tắm…  Tuỳ vào tình trạng viêm mà ngứa có nhiều mức độ khác nhau, đặc biệt là xuất hiện về đêm. Khi gặp hiện tượng này, chị em có thể nghi ngờ đến mắc viêm nhiễm âm đạo. Ngứa, mẩn đỏ là dấu hiệu phổ biến của viêm nhiễm phụ khoa Khí hư có biểu hiện bất thường: Khí hư thường là có màu trắng trong hoặc không màu như lòng trắng trứng gà, không có mùi. Khí hư tiết ra nhiều hơn khi mang thai, trước và sau chu kỳ kinh nguyệt.  Nếu không phải trong thời điểm trên mà xuất hiện các bất thường về khí hư như: có mùi hôi, có màu trắng đục, xanh…. thì rất có thể là triệu chứng viêm âm đạo. Khí hư có màu sắc và mùi bất thường là dấu hiệu cuả bệnh phụ khoa Đau, nhức vùng kín: Khi tình trạng viêm tiến triển hơn làm âm đạo bị tổn thương, chị em sẽ cảm thấy đau nhức vùng kín, nhất là khi quan hệ tình dục. Khí hư có mùi khó chịu:  Khí hư có mùi hôi tanh, khó chịu, nhất là sau khi kết thúc kì kinh hoặc sau quan hệ là dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa . Các bệnh liên quan tới khí hư có mùi gồm: nấm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung,…  Đặc biệt, nếu huyết trắng có mùi hôi có kèm theo máu là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung, Khí hư có mùi khó chịu là dấu hiệu của viêm âm đạo Đau bụng dữ dội trong kỳ kinh:  Khi đang có kinh nguyệt, phụ nữ thường phải chịu cảm giác đau bụng liên tục, xảy ra trước hoặc trong khi hành kinh, đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên nếu cơn đau bụng dữ dội, kèm theo buồn nôn, chóng mặt, đổ mồ hôi, tụt huyết áp... thì rất có thể chị em đang gặp vấn đề phụ khoa khá nghiêm trọng. Đau bụng dữ dội trong kì kinh có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm nặng Chị em hãy quan tâm hơn tới sức khỏe của bản thân. Nếu chị em phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về phụ khoa như đã nêu ở trên, hãy đến thăm khám chuyên khoa ngay. Từ đó, có phương án điều trị thích hợp và dứt điểm các bệnh phụ khoa, phòng tránh các nguy cơ mà bệnh có thể mang lại. Với những thông tin đã chia sẻ ở trên, hy vọng đã giúp giải đáp thắc mắc “ngày đèn đỏ có nên rửa bằng lá trầu không?”. Hãy vệ sinh đúng cách, đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng trong ngày đèn đỏ giúp ngăn ngừa và phòng tránh các bệnh phụ khoa.
04/ 05/ 2022
0

Ngày đèn đỏ có nên tập Aerobic không? 5 Lợi ích bất ngờ

  Nhiều chị em đang thắc mắc ngày đèn đỏ có nên tập Aerobic không? Liệu tập thì có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Để giải đáp thắc mắc này, chị em hãy cũng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!  Ngày đèn đỏ có nên tập Aerobic không? 5 lợi ích đem lại Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập Aerobic, hoặc các hoạt động thể dục tương tự trong thời gian có kinh sẽ giúp chị em giảm đau và cải thiện tâm trạng. Chi tiết, dưới đây là 5 lý do hàng đầu khi chị em tập Aerobic trong kỳ kinh nguyệt: Giảm đau bụng kinh Khi tập thể dục, cụ thể là khi tập Aerobic các mạch máu được lưu thông và cơ thể sản sinh ra các loại hormone. Đây là các hormone có lợi cho cơ thể: Serotonin (hormone hạnh phúc), Dopamine (hormon tạo ra cảm giác dễ chịu), Oxytocin (hormone đặc trưng cho tình yêu) và Endorphins (được coi liều thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể).  Điều này sẽ giúp chị em có tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan, đồng thời giúp xoa dịu đi cơn đau bụng kinh.  Các bài tập Aerobic sẽ giúp giảm triệu chứng đau bụng kinh Giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt Vài ngày trước kỳ kinh, các chị em thường phải trải qua các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Tuỳ mỗi người mà các triệu chứng là khác nhau. Có người gặp các triệu chứng như đầy hơi, ngực căng đau, chuột rút, nhức đầu hoặc đau lưng... có người lại thường xuyên buồn bã, cáu gắt, ăn không ngon miệng… Các triệu chứng tiền kinh nguyệt này là một vấn đề gây khó chịu cho rất nhiều phụ nữ và làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Lúc này các bài tập Aerobic và các bài tập khác như như bơi lội, đi bộ, chạy bộ, đạp xe,... có thể giúp bạn vượt qua những vấn đề này và hạn chế cơn đau trước kỳ kinh. Các triệu chứng tiền kinh nguyệt sẽ giảm đi nhờ tập thể dục Điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt đều đặn Kinh nguyệt không đều có thể do nhiều nguyên nhân. Để cải thiện và hạn chế điều này thì nên kiểm soát chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và hạn chế stress. Nếu chị em có chu kỳ kinh nguyệt thất thường, không đều đặn thì việc tập thể dục trong thời gian có kinh sẽ rất hữu ích.  Các bài tập Aerobic sẽ giúp điều chỉnh hormone, kiểm soát cân nặng và đưa chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường.  Tăng cường năng lượng hoạt động Tập thể dục sẽ giúp chị em tràn đầy năng lượng cho cả ngày. Việc này cải thiện lưu thông máu đến tất cả các cơ trong cơ thể, cung cấp oxy cùng các chất dinh dưỡng cho chúng, tăng khả năng giải phóng nhiều năng lượng.  Đồng thời các bài tập vận động còn giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và đốt cháy mỡ trong cơ thể, mang lại nhiều năng lượng hoạt động tích cực. Giảm Stress trong chu kỳ kinh nguyệt Khi bị stress kéo dài, sự cân bằng của hệ hormone nội tiết bị phá vỡ, Cortisol tăng cao khiến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách đơn giản nhất để chống lại stress.  Các bài tập Aerobic có thể giúp giảm mức độ Cortisol trong máu và cải thiện tâm trạng như kích động, cáu kỉnh và buồn bã trong suốt kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, giải phóng ra Endorphin - hormone hạnh phúc, giúp cải thiện tâm trạng, kiểm soát stress trong chu kỳ kinh nguyệt. Các bài tập Aerobic góp phần giảm stress, cải thiện tâm trạng Tập Aerobic đúng cách khi đến tháng Với những lợi ích đã nêu ở trên, các chị em đừng nên bỏ qua việc tập thể dục trong kỳ kinh nguyệt để cải thiện sức khỏe và tâm trạng tốt hơn. Bên cạnh đó, chị em cần lưu ý một số điều sau để việc tập luyện an toàn và hiệu quả nhất:   Khởi động trước khi bắt đầu tập Aerobic Trước khi tập Aerobic, bạn nên khởi động bằng các động tác nhẹ nhàng để cơ thể chuẩn bị và quen dần với cường độ tập luyện. Cụ thể, khởi động trước khi tập Aerobic có tác dụng sau: Tăng thân nhiệt và làm ấm các cơ bắp: Khi thân nhiệt tăng lên, các cơ và mô liên kết linh hoạt, dẻo dai hơn. Vận động tay chân ở cường độ vừa phải giúp các cơ, gân và dây chằng nhận được lượng máu cần thiết. Chúng sẽ đàn hồi và mạnh mẽ hơn, việc co duỗi trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.  Giúp hệ tuần hoàn hoạt động hiệu quả: Khởi động giúp nhịp tim tăng dần lên và tránh kích thích đột ngột gây hại cho hệ tim mạch. Tập nặng ngay lập tức sẽ tạo áp lực lên tim, tăng nguy cơ tim mạch. Khởi động chính là “bước đệm” để hạn chế tối thiểu những tác động xấu đến sức khỏe. Giúp cơ bắp và các khớp hoạt động hiệu quả: Khi khởi động, các tế bào được tăng cường cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp cơ bắp hoạt động hiệu quả. Ngoài ra còn hạn chế sự hình thành và tích tụ của axit lactic - chất gây đau nhức và căng cứng cơ. Từ đó, các cơ và khớp trở nên linh hoạt hơn, dễ dàng thực hiện các động tác tập luyện hơn. Do đó, khởi động chính là cách tốt nhất để giúp thể chất và tinh thần được chuẩn bị sẵn sàng ở trạng thái hoàn hảo nhất. Khởi động trước khi tập là rất quan trọng Hít thở ổn định, tập đúng tư thế Đôi khi, bạn quá tập trung vào một động tác mà quên mất phải hít thở đều. Việc này có thể khiến bạn nhanh mệt mỏi, dễ choáng hơn. Khi tập Aerobic trong ngày đèn đỏ, việc hít thở ổn định, đúng nhịp sẽ giúp cơ thể được thả lỏng, sẵn sàng chịu đựng  cường độ tập luyện nặng. Bên cạnh đó, tập đúng tư thế rất quan trọng. Mặc dù bài tập Aerobic chỉ bao gồm các động tác đơn giản, nhưng nó lại yêu cầu di chuyển liên tục. Do đó, nếu một tư thế sai sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và mất tác dụng của bài tập.  Thay đổi bài tập đa dạng Thông thường, chị em thường có thói quen tập đi tập lại một bài tập quen thuộc. Tuy nhiên, nếu chỉ tập một bài tập trong thời gian dài, sẽ khiến lực bị dồn vào một vùng trên cơ thể, làm cho vùng đó bị tổn thương. Do đó, hãy tập đan xen các bài tập khác nhau, để cơ bắp được phát triển đồng đều. ​ Chị em nên thay đổi bài tập đa dạng trong suốt chu kỳ kinh nguyệt Luyện tập cường độ nhẹ Ngoài các bài tập Aerobic, có thể tham khảo thêm các bài tập khác để thay đổi theo sở thích. Tuy nhiên, chỉ nên tập nhẹ nhàng, thư giãn để cơ thể được thoải mái. Không nên gắng sức tập các bài tập nặng như chạy bộ, nâng tạ nặng, squat, boxing, zumba… và hạn chế thực hiện các động tác chống ngược, nhào lộn (trong yoga). Không ép buộc bản thân nếu bạn cảm thấy cơ thể không cho phép.  Thay vào đó, nên tham khảo các bài tập như:  Các bài tập cổ và vai: Đây là những bài tập giúp các cơ dẻo dai, tác động đến các dây thần kinh và đốt sống cổ, hỗ trợ giảm đau vai hiệu quả.  Tập Yoga: Với các bài tập yoga đơn giản như tư thế con mèo, tư thế em bé, tư thế cây cầu và thiền định… giúp cơ thể được thư giãn, cân bằng cơ thể và giảm các triệu chứng đau nhức cơ bắp, tức ngực và chuột rút. Đi bộ: Việc đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp bạn rèn luyện độ linh hoạt cơ-xương-khớp của chân và mang lại tinh thần thoải mái. Đồng thời, đi bộ thường xuyên còn giúp nới lỏng các cơ xương chậu, kéo dãn lưng dưới. Từ đó, giảm triệu chứng đầy hơi và khó chịu ở vùng bụng. Những bài tập nhẹ nhàng sẽ phù hợp cho chị em vào ngày đèn đỏ Hãy lắng nghe cơ thể Dù tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể trong giai đoạn kinh nguyệt, nhưng chị em không nên quá gắng sức, cố ép bản thân tập luyện. Hãy lắng nghe và thấu hiểu cơ thể mình để từ đó có mức độ tập phù hợp và đem lại hiệu quả tốt nhất. Lưu ý khi tập Aerobic trong ngày đèn đỏ Để việc tập luyện không những đạt được hiệu quả cao mà còn tạo cảm giác thoải mái nhất cho cơ thể, nhất là trong ngày đèn đỏ thì chị em hãy chú ý những điều sau:  Lựa chọn đồ tập rộng rãi, thoải mái, không gò bó, nhất là quần lót. Bạn nên ưu tiên chọn trang phục kín đáo, tối màu nhưng vẫn có độ co giãn để thuận tiện cho việc vận động và giúp ích cho bạn nếu gặp “sự cố nhỏ” xảy ra.  Lựa chọn sản phẩm vệ sinh phù hợp: - Băng vệ sinh: Là sản phẩm truyền thống và cơ bản nhất được các chị em sử dụng phổ biến khi hành kinh do ưu điểm đa dạng, dễ tìm, giá thành rẻ và dễ sử dụng. Tuy nhiên, nếu sử dụng thời gian dài, băng vệ sinh dễ gây ngứa, kích ứng cô bé, gây ra mùi khó chịu và bất tiện khi ra nhiều kinh nguyệt hoặc đi bơi lội, hoạt động thể thao liên tục. - Cốc nguyệt san: Sản phẩm này khắc phục được nhiều ưu điểm của băng vệ sinh. Thân thiện với môi trường, không gây kích ứng, không gây mùi khó chịu và thuận tiện khi tham gia các hoạt động như bơi lội, nhảy múa. Nhược điểm của cốc nguyệt san là còn khá xa lạ với nhiều chị em phụ nữ và chưa phù hợp với chị em chưa quan hệ tình dục.  Bổ sung nước đầy đủ trong quá trình tập luyện. Nước điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của bạn, trao đổi dinh dưỡng và bôi trơn các khớp xương. Bù lượng nước bị thất thoát trong quá trình tập để không cảm thấy mệt mỏi, bị chuột rút, chóng mặt, hoặc các triệu chứng khác nghiêm trọng hơn. Một chế độ ăn uống có thành phần dinh dưỡng hợp lý trong ngày đèn đỏ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Điều này giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm đau bụng kinh và bù lại được lượng máu đã mất. Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “ngày đèn đỏ có nên tập Aerobic không?” cho các chị em phụ nữ. Mong rằng bài viết sẽ giúp các chị em biết cách bảo vệ và quan tâm hơn đến cơ thể của mình, nhất là những ngày có kinh nguyệt. Bên cạnh đó, đừng quên việc tập thể dục trong ngày đèn đỏ để mang lại những lợi ích cho sức khỏe nhé. 
22/ 04/ 2022
0

Ngày đèn đỏ có nên dùng dung dịch vệ sinh? 3 lưu ý cần biết

  Nếu bạn đang thắc mắc ngày đèn đỏ có nên dùng dung dịch vệ sinh không thì câu trả lời là: cần hạn chế. Lý do là vì thời điểm này nếu vệ sinh không đúng cách sẽ dễ làm ảnh hưởng đến môi trường pH và hệ cân bằng vi khuẩn của vùng kín dẫn tới viêm nhiễm. Vậy còn lưu ý gì khi chăm sóc cô bé ngày đèn đỏ không? Tham khảo nay sau đây! Ngày đèn đỏ có nên dùng dung dịch vệ sinh?  Nên HẠN CHẾ dùng dung dịch vệ sinh vào kỳ đèn đỏ Nhiều chị em phụ nữ tin rằng những ngày đèn đỏ sẽ cần chăm sóc “cô bé" nhiều hơn vì thế họ mong muốn sử dụng dung dịch vệ sinh để làm sạch.  Tuy nhiên thực tế thì chị em không cần sử dụng dung dịch vệ sinh để làm sạch trong ngày đèn đỏ mà tốt nhất là nên hạn chế. Lý do là vì khi đến kỳ, lượng kinh nguyệt của chị em sẽ đi từ tử cung ra ngoài qua âm đạo và về cơ bản thì:  Âm đạo (phần bên trong cơ thể) của chị em hoàn toàn có thể tự điều chỉnh làm sạch: Điều này có được nhờ sự duy trì sự cân bằng hệ khuẩn chí, nồng độ hormon và môi trường pH nhất định ở âm đạo. Việc cố gắng làm sạch âm đạo bằng cách thụt rửa có thể làm mất cân bằng hệ khuẩn chí, thay đổi độ pH dẫn tới dễ bị nhiễm trùng hơn. Vì vậy, chị em không nên sử dụng bất kỳ dung dịch vệ sinh nào để thụt rửa âm đạo trong kỳ kinh nguyệt.    Âm hộ (phần bên ngoài cơ thể) chị em không thể tự làm sạch nhưng cách vệ sinh tốt nhất là sử dụng nước ấm: Việc vệ sinh âm hộ trong ngày đèn đỏ bằng dung dịch vệ sinh, đặc biệt là các loại có mùi thơm sẽ khiến chị em dễ bị kích ứng hơn. Các chuyên gia khuyến cáo chị em chỉ nên sử dụng nước ấm để vệ sinh trong ngày đèn đỏ và cần hạn chế dùng dung dịch vệ sinh, xà phòng, khăn ướt có mùi thơm,... để làm sạch âm hộ. Nếu vẫn muốn sử dụng dung dịch vệ sinh vào ngày đèn đỏ, hãy chắc chắn rằng chị em đã tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng và chọn loại không mùi hoặc mùi hương rất nhẹ. Vệ sinh bằng nước ấm được khuyến cáo trong ngày đèn đỏ Khi nào có thể dùng dung dịch vệ sinh vào ngày đèn đỏ? Bạn còn lo ngại về “mùi”, hay có cảm giác không được sạch nếu chỉ vệ sinh bằng nước ấm thì dưới đây là một số lời khuyên về việc sử dụng dung dịch vệ sinh trong ngày đèn đỏ.  Có thể sử dụng dung dịch vệ sinh ngày đèn đỏ khi nào: Những chị em có sức khoẻ ổn định, chưa từng có dấu hiệu hay nguy cơ viêm nhiễm “cô bé” nào thì có thể cân nhắc sử dụng sau khi đã hỏi ý kiến tư vấn từ bác sĩ. Lúc này chị em đừng quên chọn loại dung dịch vệ sinh an toàn và phù hợp nhé! Ai không nên sử dụng dung dịch vệ sinh trong ngày đèn đỏ:  Những chị em có cơ địa dị ứng cần lưu tâm tới những thành phần có trong các sản phẩm dung dịch vệ sinh. Do mô tế bào vùng kín rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng gây ngứa, viêm nhiễm,...  Những chị em chưa từng sử dụng dung dịch vệ sinh trước đó và không xác định được mình có phù hợp với loại sản phẩm đó hay không. Những chị em đã hoặc đang có dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín và chưa được bác sĩ tư vấn, chỉ định sử dụng dung dịch vệ sinh… Lưu ý khi lựa chọn dung dịch vệ sinh dùng cho ngày đèn đỏ: Chọn loại dung dịch vệ sinh có độ pH 3.8-4.5:  Đây là độ pH tự nhiên của âm đạo giúp bảo vệ vùng kín khỏi nhiễm trùng, nhiễm nấm. Vì vậy chọn dung dịch vệ sinh có pH 3.8 - 4.5 giúp hạn chế sự thay đổi pH tự nhiên đó. Chỉ sử dụng dung dịch vệ sinh ở bên ngoài, không thụt rửa âm đạo. Thụt rửa bên trong âm đạo làm mất cân bằng các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm nấm men lên gấp nhiều lần. Rửa bằng dung dịch vệ sinh 1-2 lần/ngày là đủ, không lạm dụng quá nhiều sản phẩm tẩy rửa, làm sạch do có thể gây khô, kích ứng vùng kín.  Bên cạnh việc hỏi ý kiến, lời khuyên từ bác sĩ, chị em đừng quên chọn loại dung dịch vệ sinh an toàn và phù hợp nhất Chăm sóc cô bé ĐÚNG CÁCH trong ngày đèn đỏ Việc vệ sinh cho “cô bé” cần được thực hiện đúng cách, đều đặn hàng ngày trong suốt kỳ kinh nguyệt. Việc đảm bảo “cô bé” luôn được vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng sẽ giúp hạn chế, ngăn ngừa các bệnh phụ khoa.  Các chị em khi chăm sóc cho “cô bé” trong ngày đèn đỏ cần chú ý những yếu tố sau: Không rửa sâu bên trong vùng kín: Để tránh gây ảnh hưởng đến độ pH và cân bằng vi khuẩn trong âm đạo. Việc chà xát mạnh khi vệ sinh cũng không nên do dễ gây tổn thương và viêm nhiễm phụ khoa. Lựa chọn sản phẩm sử dụng ngày đèn đỏ phù hợp: - Băng vệ sinh, tampon (băng vệ sinh dạng ống)… là sản phẩm vệ sinh phụ nữ dùng 1 lần khá phổ biến, tiện dụng. Tuy nhiên sản phẩm là dạng thấm hút nên có thể gây mùi, nguy cơ tạo môi trường phát triển cho vi khuẩn.  - Cốc nguyệt san là sản phẩm vệ sinh phụ nữ tái sử dụng. Cốc nguyệt san là dạng chứa, đựng kinh nguyệt và được vệ sinh để tái sử dụng trong suốt chu kỳ. Do đó sử dụng cốc nguyệt san giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng như dùng tampon. Nhưng sản phẩm khó sử dụng khi mới bắt đầu, ít phù hợp với chị em phụ nữ chưa quan hệ tình dục. Thay băng vệ sinh cách 4-5 giờ, thay cốc nguyệt san khi đầy hoặc tối đa 8 - 10 tiếng: Do trong chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu có thể ra liên tục, máu không đông và gây ẩm ướt, khó chịu. Vì vậy việc vệ sinh sạch sẽ và thay bằng đều đặn là điều cần thiết để tránh bí bách, ngứa, nhiễm nấm vùng kín. Sử dụng quần lót khô thoáng, không mặc quần lót ẩm: Quần lót nên chọn loại có chất liệu thấm hút tốt, kích thước không quá chật để đảm bảo vùng kín luôn được thông thoáng. Tránh ẩm ướt, vì đó là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây mùi khó chịu và nguy cơ viêm nhiễm cao. Sau khi đi vệ sinh cần lau sạch, thấm khô: Để giảm nguy cơ vi khuẩn có hại phát triển và gây bệnh. Lựa chọn các sản phẩm vệ sinh phù hợp và sử dụng đúng cách trong ngày đèn đỏ Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây có thể giúp các chị em không còn thắc mắc “Ngày đèn đỏ có nên dùng dung dịch vệ sinh?”. Hãy lưu ý, chăm sóc “cô bé” trong ngày đèn đỏ đúng cách để giữ sạch sẽ và giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa nhé.
22/ 04/ 2022
0

Ngày đèn đỏ nên uống Vitamin C không? Bao nhiêu là phù hợp?

Ngày đèn đỏ có nên uống vitamin C không? Liệu có gây ảnh hưởng đến chu kỳ không? Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể tiếp tục bổ sung Vitamin C bằng cách uống hay bổ sung qua thực phẩm với liều lượng vừa đủ. Vậy bao nhiêu là đủ, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây! Ngày đèn đỏ nên bổ sung lượng vitamin C vừa đủ Chị em nên bổ sung ượng vừa đủ vitamin C khi tới ngày đèn đỏ để bù lại lượng sắt khi cơ thể mất máu Nhiều thông tin cho rằng trong ngày đèn đỏ nếu nạp vitamin C vào cơ thể có thể gây rối loạn chu kỳ, do làm tăng nồng độ Estrogen, đồng thời làm giảm nồng độ Progesterone. Tuy nhiên vẫn chưa có bất kỳ chứng minh khoa học nào khẳng định điều này.  Trên thực tế, vitamin C giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe cơ thể, do đó kể cả trong chu kỳ thì chị em cũng nên duy trì việc bổ sung vitamin C. Các nhà nghiên cứu cho biết rằng, cơ thể tiêu thụ nhiều vitamin C hơn sẽ có khả năng làm tăng lượng chất chống oxy hoá ở trong máu lên tới khoảng 30% và điều này giúp cơ thể cơ thể nhận được sự bảo vệ tự nhiên khỏi tình trạng viêm. Đặc biệt khi tới ngày đèn đỏ, chị em sẽ bị mất đi một lượng máu tương đối nhiều, làm cho lượng sắt trong cơ thể bị giảm đi và dẫn tới hiện tượng thiếu máu. Cơ thể bị thiếu máu có thể gây ảnh hưởng tới khả năng sinh con của phụ nữ. Do đó, khi bị hành kinh chị em nên bổ sung vitamin C cho cơ thể với một lượng vừa đủ để giúp cơ thể có thêm sức đề kháng, góp phần ngăn ngừa tình trạng bị viêm nhiễm ngày đèn đỏ.  Ngày đèn đỏ cung cấp bao nhiêu vitamin C là vừa đủ? Nên bổ sung một lượng vitamin C vừa đủ khi tới ngày đèn đỏ Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì lượng vitamin C chị em nên cung cấp cho cơ thể mỗi ngày là 75mg và 90mg đối với nam giới. Có thể cung cấp vitamin C cho cơ thể bằng đường uống hoặc ăn các thực phẩm có chứa vitamin C.  Cung cấp vitamin C bằng đường uống Liều lượng khuyên dùng là 75mg khi bình thường và không đổi khi tới ngày đèn đỏ. Lưu ý không được tự ý tăng - giảm liều lượng, như vậy rất dễ gây nên những ảnh hưởng không tốt ngoài ý muốn.  Vitamin C được chế tạo dưới rất nhiều dạng, mỗi dạng sẽ có cách sử dụng khác nhau: Dạng viên nhai: Nhai kỹ vitamin C và uống nước nhiều nước, lưu ý uống lọc hoặc nước sôi để nguội; không uống nước ép, sinh tố, nước có ga. Dạng viên rã nhanh: Khi nào uống hãng mở nắp gói. Tay phải khô khi lấy vitamin C ra khỏi bao bì và sử dụng ngay khi lấy ra. Ngậm trong miệng đến khi nào vitamin C tan dần ra, rồi nuốt vài lần.  Dạng viên phóng thích kéo dài: Có thể nghiền nát hoặc bẻ đôi để uống với nước lọc, không được nhai.  Dạng lỏng: Dùng thìa hay ly để đo đủ liều lượng vitamin C cần dùng. Dù sử dụng vitamin C dạng nào thì chị em cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tránh lạm dụng sản phẩm. Đặc biệt không được dừng sử dụng vitamin C trong trường hợp cơ thể bị thiếu vitamin C hay đang sử dụng trong một thời gian dài.  Cung cấp vitamin C bằng việc ăn các thực phẩm giàu vitamin C: cam, ổi, dâu tây, kiwi, đu đủ, dứa, dưa hấu… và các loại rau có lá xanh đậm như bông cải xanh, cải bắp, súp lơ, cần tây, cà chua, ớt chuông… và nên sử dụng khi các thực phẩm còn tươi.  Một số loại vitamin giúp bạn có chu kỳ khỏe mạnh Ngoài vitamin C còn rất nhiều chất tốt cho sức khoẻ của chị em trong những ngày hành kinh như: Vitamin B6: Khi tới ngày đèn đỏ chị em nên sử dụng vitamin B6 với một lượng vừa đủ, nhất là vào 10 ngày trước khi hành kinh diễn ra. Bởi vitamin B6 có khả năng ngăn ngừa hay làm giảm các triệu chứng khi tới chu kỳ kinh nguyệt. Giúp làm giảm đau tức vòng 1, giảm thiểu mụn, chống mệt mỏi, nhức đầu trước khi bà dì tới. Đồng thời hỗ trợ tăng cường lưu lượng máu và tham gia điều hòa nồng độ của các hormone. Để bổ sung vitamin b6 cho cơ thể, chị em có thể ăn những thực phẩm giàu vitamin b6 như: sữa, phô mai, cá hồi, trứng, gan , thịt bò, đậu xanh, cà rốt. Magie, kẽm, sắt: Khi tới tháng cơ thể chúng ta sẽ bị mất máu, do đó việc bổ sung các chất để cân bằng lượng máu trong cơ thể là vô cùng cần thiết. Để bổ sung các chất này, chị em có thể bổ sung bằng việc uống viên uống sắt, magie hay bổ sung bằng cách sử dụng các thực phẩm giàu sắt: ốc, gan, các loại đậu, thịt đỏ, bông cải xanh, cá… Bên cạnh đó còn một số loại chất khác như: vitamin E, chất béo omega-3… Như vậy, chị em tới ngày đèn đỏ có nên uống vitamin C với liều lượng vừa đủ để cơ thể được cung cấp đủ chất, tăng sức đề kháng và bổ sung năng lượng cho cơ thể trong những ngày này. Bên cạnh đó cũng có thể bổ sung thêm các chất vitamin, dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể để bù lại lượng máu bị mất.   
13/ 04/ 2022
0

13+ dấu hiệu tới kỳ kinh nguyệt và cách giảm bớt triệu chứng

Những dấu hiệu tới kỳ kinh nguyệt thường xuất hiện trước khi chị em đến kỳ kinh khoảng 3 - 7 ngày. Những dấu hiệu này sẽ có mức độ, biểu hiện khác nhau ở từng chị em. Tuy nhiên, dù là mức độ nào thì đây sẽ là những “chuông báo thức" hữu hiệu giúp chị em có sự chuẩn bị tốt nhất. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn ngay sau đây! Đau bụng kinh - dấu hiệu tới kỳ kinh nguyệt phổ biến nhất Đau bụng mỗi khi tới tháng khiến chúng ta khó chịu Đau bụng kinh là dấu hiệu báo kỳ kinh nguyệt phổ biến nhất mà chị em thường gặp. Những cơn đau thường đến trước chu kỳ khoảng 3 - 5 ngày, cơn đau âm ỉ ở vùng bụng dưới và mức độ sẽ tăng dần cho đến kỳ kinh.  Nguyên nhân gây đau bụng kinh là do nồng độ Prostagladin trong máu tăng cao, làm cho vùng tử cung bị co thắt chặt, đồng thời các mao mạch bị thiếu khí Oxy, dẫn tới phần nội mạc tử ở tử cung bị bong ra.  Cơ thể mỗi người là khác nhau, nên tuỳ vào cơ địa mà chị em sẽ có mức độ đau khác nhau. Một số chị em còn bị đau bụng kinh kèm thêm triệu chứng khác: buồn nôn, nôn, chóng mặt…  Đau bụng kinh là dấu hiệu hết sức bình thường của chị em khi tới kỳ kinh nguyệt, do đó khi đau bụng chị em có thể lấy một chai nước nóng hoặc túi chườm nóng để lên bụng, như vậy cơn đau sẽ giảm dần.   Đau lưng báo hiệu kỳ kinh nguyệt Nguyên nhân chính dẫn tới đau lưng khi tới kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi của hormone Prostaglandin hay sự dư thừa hormone Prostaglandin, gây hiện tượng co thắt và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng lưng dưới hông. Triệu chứng này khiến chị em thấy khó chịu, ảnh hưởng tới các hoạt động và công việc thường ngày.  Phụ thuộc vào cơ địa từng người mà cơn đau sẽ có trước 3 - 5 ngày và mức độ đau nặng hay đau nhẹ cũng sẽ khác nhau. Để cải thiện đau lưng này, chị em có thể đấm hoặc xoa nhẹ vùng lưng, tránh tham gia các hoạt động mạnh, nên dành thời gian để cơ thể được thư giãn. Đau nhức, căng tức vòng 1 Vòng 1 đau nhức, căng tức hơn bình thường  Vòng 1 của chị em khi tới chu kỳ kinh nguyệt thường có cảm giác căng tức kèm theo đau nhức. Nguyên nhân do nồng độ hormone nữ trong cơ thể tăng lên, làm cho các mô ở phần ngực cứng hơn, đồng thời ngực cũng nở và căng hơn thường ngày. Tình trạng này thường xuất hiện trước khi chu kỳ kinh nguyệt diễn ra. Do đó, để cải thiện tình trạng khó chịu trong những ngày này, khi tắm chị em có thể massage nhẹ để cải thiện tình trạng căng tức và sắm thêm vài chiếc áo ngực có loại vải co giãn, thoải mái.  Da nhờn, nổi mụn Da tiết nhiều dầu nhờn, dễ nổi mụn Trước khi bà dì tới khoảng 2 tuần, nồng độ hormone Estrogen và Progesterol tăng, khiến nội tiết tố thay đổi làm tuyến bã nhờn ở vùng da mặt hoạt động mạnh, lượng dầu nhờn tiết ra nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ gây ra những tác động tới quá trình trao đổi chất, từ đó các dưỡng chất cần thiết không được cấp đủ tới vùng da mặt và tạo môi trường cho các nốt mụn có cơ hội hình thành. Tình trạng này sẽ giảm dần sau 5 - 7 ngày khi hết kỳ kinh nguyệt. Đây là mụn do tới tháng nên để tránh các nốt mụn bị viêm, chị em nên tẩy trang cẩn thận, hạn chế sờ tay lên mặt để nặn khi mụn chưa chín.  Các vấn đề về đường ruột: đầy hơi, táo bón, tiêu chảy… Sự thay đổi nội tiết tố đã khiến cho cơ thể chị em trong vài ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt có thể sẽ gặp một số vấn đề về đường ruột như: đầy hơi, táo bón, tiêu chảy… Khi chu kỳ tới, cơ thể chúng ta giải phóng ra một loại hoá chất có tên gọi là Prostaglandin, hàm lượng Prostaglandin giải phóng ra quá nhiều, tạo nên các cơn co thắt và các triệu chứng về đường ruột. Tình trạng này thường sẽ xuất hiện trước khi tới chu kỳ kinh nguyệt. Để cải thiện tình trạng này, chị em nên uống nhiều nước hay các loại trà thảo dược như: trà gừng, trà xanh, trà hoa cúc; ăn nhiều hoa quả và cắt giảm lượng muối, tinh bột trong khẩu phần ăn.  Mệt mỏi Khi tới tháng chị em sẽ cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng tới các hoạt động và công việc  Chị em khi tới tháng thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi hơn bình thường là do cơ thể bị thay đổi nổi tiết tố, đồng thời bị mất một lượng máu tương đối nhiều khiến cơ thể bị mất cân bằng. Khi cơ thể bị mất cân bằng, chất dẫn truyền thần kinh Serotonin cũng bị ảnh hưởng, gây nên cảm giác mệt mỏi. Serotonin có khả năng giúp điều chỉnh tâm trạng, chu kỳ ngủ của chúng ta, nên trong suốt quá trình kinh nguyệt diễn ra thì Serotonin cũng sẽ thay đổi theo. Hiện tượng này sẽ xuất hiện trước và trong những ngày đầu chu diễn ra chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Để cải thiện tình trạng này, chị em nên hạn chế vận động mạnh, cố gắng tăng thời gian nghỉ ngơi và giữ cơ thể luôn được thư giãn.   Cảm thấy sưng, phù người hơn  Khi tới chu kỳ, nội tiết tố thay đổi và nồng độ Estrogen tăng lên, khiến cho các mô trong cơ thể tích tụ nhiều chất lỏng, gây nên tình trạng giữ nước ở một số bộ phận trên cơ thể chủ yếu như: bàn chân, dạ dày và vùng ngực. Chính vì vậy, chị em sẽ cảm thấy một số vị trí trên cơ thể giống như bị sưng, phù người hơn. Trong thời gian này chị em nên xoa bóp nhẹ ở những vị trí bị phù và massage nhẹ nhàng. Đau đầu Nồng độ Estrogen và Progesterone thay đổi gây nên tình trạng đau đầu khi chị em tới tháng  Đau đầu khi tới tháng là tình trạng Estrogen và Progesterone có sự thay đổi về nồng độ. Estrogen được biết là một loại hormone sinh dục nữ, để kích thích trứng rụng thì nồng độ Estrogen sẽ tăng lên trong khoảng giữa của chu kỳ kinh nguyệt. Progesterone là loại hormone có có vai trò như keo dán giúp trứng có thể bám được vào tử cung. Nồng độ hai hormone này sẽ giảm ngay sau ngày rụng trứng và giảm xuống mức thấp nhất vào thời điểm trước khi tới kỳ kinh nguyệt, do vậy chị em dễ gặp phải những cơn đau đầu. Để cải thiện tình trạng đau đầu, chị em có thể vận động với những bài tập nhẹ nhàng, nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung vitamin, đau quá có thể sử dụng thuốc đau đầu theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể có thể gây ảnh hưởng tới tâm trạng của một người, khiến họ trở nên khó tính hơn, dễ cáu kỉnh, lo lắng, nhạy cảm nhưng một số ít lại cảm thấy khoẻ, tinh thần có chút phấn chấn hơn… Phụ thuộc vào cơ địa mỗi người mà tình trạng này xuất hiện trước hoặc trong suốt chu kỳ kinh nguyệt diễn ra. Để cải thiện tình trạng này, chị em nên cố gắng tránh những chuyện không vui, cố gắng để tâm lý luôn được thoải mái, đầu óc thư giãn. Khó ngủ Theo nghiên cứu của Hiệp hội Giấc ngủ Quốc tế thì có tới 23% phụ nữ có triệu chứng giấc ngủ bị rối loạn vào thời điểm trước ngày hành kinh và có khoảng 30% phụ nữ có triệu chứng trong ngày đèn đỏ. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do cơ thể bị thiếu Tryptophan - một loại amino acid thiết yếu. Để cải thiện tình trạng này, chị em nên bổ sung vào cơ thể những thực phẩm có chứa nhiều Tryptophan: thịt bò, thịt gà, chuối, trứng, cá, lúa mạch, sữa, các loại hạt… Ngoài ra, chị em nên nằm ngủ ở nhiều tư thế khác nhau, hoặc sử dụng cafein với liều lượng thấp nhưng tuyệt đối không được lạm dụng vì nó có thể gây ra những tác dụng phụ.   Ra khí hư Khi tới chu kỳ kinh nguyệt, lượng khí hư sẽ ra nhiều hơn   Trước khi tới chu kỳ vài ngày, lượng khí hư tiết ra tăng do sự thay đổi của nội tiết tố, nồng độ hormone Progesterone khi này tăng mạnh gây kích thích ở vùng tử cung, điều này đã làm tăng lượng dịch nhầy tiết ra nhiều hơn. Các chị em có thể cảm nhận được sự ẩm ướt hơn ở vùng kín so với bình thường. Sát ngày kinh nguyệt thì chị em có thể sẽ thấy một lượng máu nhỏ bị lẫn trong dịch. Khí hư ra nhiều sẽ làm ướt quần nhỏ, gây nhiều bất tiện do đó để khắc phục tình trạng này chị em nên sử dụng băng vệ sinh hàng ngày.   Thèm ăn  Chị em sẽ có cảm giác thèm ăn từ 7 - 10 ngày trước khi tới kỳ kinh nguyệt và sẽ biến mất khi bắt đầu bước vào trong chu kỳ kinh nguyệt hay vài ngày sau đó. Hiện tượng thèm ăn xuất hiện là do các hormone thay đổi và có thể bị mất nhiều năng lượng nên cần được bổ sung chất, nhưng điều quan trọng là phải lắng nghe cơ thể mình. Thời gian này, chị em có thể nuông chiều bản thân hơn một chút để cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.    Thân nhiệt tăng nhẹ Sự thay đổi nội tiết tố khi hành kinh khiến nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ Dưới sự thay đổi nội tiết tố ở các giai đoạn khác nhau của chu kỳ khiến cho thân nhiệt cơ thể tăng nhẹ so với bình thường. Trên thực tế, ngay sau quá trình rụng trứng thì thân nhiệt sẽ tăng và tình trạng này kéo dài trong vài ngày sau đó. Để cải thiện tình trạng này thì chị em nên nằm nghỉ ngơi, uống đủ nước và mặc đồ thoáng mát cho dễ chịu. Các dấu hiệu và triệu chứng bất thường cần gặp bác sĩ Ngoài những dấu hiệu trên thì chị em khi tới chu kỳ kinh nguyệt nếu gặp những triệu chứng nặng, bất thường hơn thì cần tới gặp các y bác sĩ ngay để được chữa trị kịp thời. Một số triệu chứng như: Bị rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) nặng: Là loại rối loạn về cảm xúc hết sức nghiêm trọng, có liên đới đến hội chứng tiền kinh nguyệt, nguyên nhân chính là do biến động hormone trong cơ thể. Một số biểu hiện của tình trạng này, gồm: lo lắng, dễ nổi nóng, stress, trầm cảm. Để cải thiện tình trạng này, có thể sử dụng một số phương pháp như: điều trị nội khoa, trị liệu tâm lý, tập những bài tập nhẹ nhàng giúp cơ thể thoải mái… Bụng dưới bị đau dữ dội, quặn thắt. Đầu đau dữ dội, trong suốt thời gian hành kinh. Khó thở Nôn nhiều lần trong ngày Trên đây là những dấu hiệu tới kỳ kinh nguyệt và cách làm giảm triệu chứng, giúp chị em hiểu hơn về tình trạng sức khoẻ của cơ thể trong những ngày đèn đỏ. Từ đó có cách điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi, chế độ sinh hoạt và chế độ ăn sao cho hợp lý. 
13/ 04/ 2022
0

Sa tử cung có dùng được cốc nguyệt san không? Nên cẩn trọng gì?

Bị sa tử cung có dùng được cốc nguyệt san không, nếu có thì cần lưu ý gì khi sử dụng để đảm bảo an toàn tối đa. Hãy đọc ngay bài viết này để chúng tôi có thể giải đáp kịp thời những băn khoăn này của bạn nhé! Sa tử cung vẫn có thể dùng cốc nguyệt san nếu sử dụng đúng cách  Sa tử cung là hiện tượng thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh. Theo nguyên tắc, nếu phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ không bị ảnh hưởng quá lớn tới sinh hoạt. Tuy nhiên nếu không điều trị sớm thì sa tử cung có thể gây ra loét âm đạo, sa các cơ quan khác của vùng chậu…  Những biến chứng này cũng là lý do khiến nhiều chị em đang bị sa tử cung lo lắng khi sử dụng cốc nguyệt san. Tuy nhiên chưa hề có chứng minh khoa học nào cho thấy việc sử dụng cốc nguyệt san gây ảnh hưởng đến phụ nữ đang bị sa tử cung. Nhiều thống kê còn cho thấy nhiều phụ nữ đang bị sa tử cung vẫn có thể sử dụng cốc nguyệt san an toàn và đúng cách. Điều quan trọng khi sử dụng cốc nguyệt san đó là chị em cần tìm được loại cốc có kích thước phù hợp với chiều cao cổ từ cung và quá trình lấy cốc ra khỏi cơ thể phải đảm bảo đúng cách.  Để không ảnh hưởng đến tình trạng sa cổ tử cung, chị em cần xác định chiều dài cổ từ cung và  chọn loại cốc phù hợp Trong trường hợp vẫn còn lo lắng, tốt nhất chị em nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để có thể yên tâm và thoải mái hơn khi sử dụng. Nhất là trong trường hợp sa tử cung nặng hoặc đang trong quá trình điều trị thì bạn cần xin ý kiến từ các y bác sĩ để có hiệu quả điều trị tốt. Cốc nguyệt san có khiến tình trạng sa tử cung nặng hơn không?  Nhiều thông tin cho rằng việc sử dụng cốc nguyệt san có thể gây ra tình trạng sa tử cung hoặc làm nặng hơn tình trạng này. Tuy nhiên các bằng chứng hiện nay cho thấy đại đa số phụ nữ chưa gặp tình trạng này và cũng chưa có nghiên cứu nào khẳng định điều này.  Một phân tích được công bố vào năm ngoái bởi Tạp chí The Lancet Public Health đã kiểm tra 43 nghiên cứu về cốc nguyệt san. Đánh giá kết luận rằng nhìn chung cốc là một lựa chọn an toàn để trong kỳ kinh nguyệt và chưa có dấu hiệu cho thấy người dùng gặp tình trạng sa tử cung. Tóm lại, đến nay vẫn chưa tìm được một cảnh báo chính thức nào về việc sử dụng cốc nguyệt san sẽ dẫn đến tổn thương cổ tử cung, gây sa cổ tử cung hoặc khiến tình trạng này nặng hơn. Chưa có chứng minh khoa học nào cho thấy việc sử dụng cốc nguyệt san sẽ dẫn đến tổn thương cổ tử cung Cách dùng cốc nguyệt san an toàn  Chọn loại cốc nguyệt san phù hợp với cơ thể:  Chọn cốc phù hợp với độ dài cổ tử cung: Đây là điều quan trọng đầu tiên chị em cần lưu ý. Việc chọn cốc có chiều dài phù hợp sẽ giúp chị em có thể thoải mái trong cả kỳ kinh.  Nên chọn cốc cổ thấp và rộng: Với phụ nữ bị sa tử cung thì phần cổ tử cung thường hạ thấp hơn so với phụ nữ bình thường. Do đó chị em nên lưu ý chọn thương hiệu cốc có kiểu dáng cổ thấp và rộng để phù hợp nhất với thể trạng.  Tránh những chiếc cốc không có lỗ thoát khí: Lỗ thoát khí trên cốc nguyệt san có tác dụng tạo lực hút giữa cốc và thành âm đạo tránh cho dịch kinh rò rỉ ra ngoài. Nếu lỗ thoát khí bị bít, cốc sẽ bị giảm lực hút với thành âm đạo khiến cốc bị di chuyển và dễ rò rỉ. Vì thế bạn nên kiểm tra và vệ sinh lỗ thoát khí thật kĩ càng để tránh những hiện tượng trên nhé. Kích cỡ cốc nguyệt san phù hợp là bước đầu trong việc sử dụng an toàn Lưu ý lấy cốc nguyệt san ra an toàn, tránh ảnh hưởng đến tử cung:  Khi lấy cốc ra khỏi cơ thể, nếu bạn gặp khó khăn trong việc chạm vào cốc thì hãy chuyển sang tư thế ngồi xổm sâu, đặt chân lên ghế đẩu khi ngồi trên toilet hoặc thậm chí là tư thế 'Em bé hạnh phúc’. Trước khi lấy cốc ra khỏi cơ thể, hãy giải phóng sức hút bằng cách véo đế cốc để đẩy hết không khí ra ngoài. Lắc lư cốc qua lại trong khi nhẹ nhàng kéo cốc xuống để giảm áp lực lên khoang chậu. Khi cốc đến cửa âm đạo, nhớ lấy cốc theo hướng thẳng đứng để tránh bị đổ.  Lưu ý bạn không dùng sức và kéo trực tiếp cốc xuống khi chưa giải phóng hết sức hút của cốc Với những chia sẻ trên, mong rằng đã giúp chị em giải đáp thắc mắc sa tử cung có dùng được cốc nguyệt san không, nếu có nên lưu ý gì khi sử dụng. Chúc chị em có thể an toàn sử dụng cốc nguyệt san để có những ngày “đèn đỏ" dễ chịu nhất.
13/ 04/ 2022
0
popup

Số lượng:

Tổng tiền: