Tất cả tin tức

TỚI THÁNG CÓ NÊN ĂN ĐỒ NGỌT KHÔNG?

Khi tới tháng, cảm giác thèm đồ ngọt liên tục gia tăng của chị em phụ nữ khiến nhiều người thắc mắc tới tháng có nên ăn đồ ngọt không được rất nhiều chị em quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc này cùng lời khuyên hữu ích dành cho các bạn gái! Tới tháng có nên ăn đồ ngọt không? Trong kỳ kinh nguyệt, chị em không nên ăn đồ ngọt như bánh ngọt, bánh quy, kẹo, kem, nước ngọt,... Trong đồ ngọt có chứa đường glucose và fructose làm giảm hoặc làm chậm hormone estrogen và testosterone trong ngày hành kinh, dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và thậm chí là rối loạn tâm lý bất thường ở phái nữ. Chị em không nên ăn đồ ngọt trong kỳ kinh nguyệt để tránh nguy cơ rối loạn nội tiết tố https://vinmec-prod.s3.amazonaws.com/images/20200714_165436_795056_40972446_mix_of_sweet.max-800x800.jpg Mặc khác, ăn đồ ngọt quá nhiều và thường xuyên là lý do gián tiếp khiến cơ thể gia tăng hormone insulin, não bộ sẽ phát tín hiệu thèm đồ ngọt đến dây thần kinh cảm giác, gây nên cảm giác thèm đồ ngọt liên tục của chị em phụ nữ trong những ngày này. Tác hại của việc ăn đồ ngọt khi tới tháng Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, nhiều chị em thường có thói quen ăn nhiều đồ ngọt với suy nghĩ có thể giảm đau bụng trước ngày bị kinh nguyệt. Tuy nhiên, chúng không những không thể làm giảm hội chứng đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt mà còn gây nên những tác hại nguy hiểm đến sức khỏe. Cụ thể: Tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ Ăn nhiều đồ ngọt trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ gây nên rối loạn hai hormone giới tính chủ đạo trong cơ thể là estrogen và testosterone. Những phiền toái của rối loạn nội tiết là: nổi mụn, mất ngủ, gia tăng mệt mỏi khi tới tháng, thường xuyên đau nhức đầu,...ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và chất lượng sống. Thức ăn ngọt gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ gia tăng khó chịu khi tới tháng: nổi mụn, mệt mỏi ... Có thể gây tâm lý bất ổn Tới tháng có nên ăn đồ ngọt không? Đồ ngọt gây ra những thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là với epinephrine và norepinephrine, điều này làm thay đổi hành vi của mạch máu trong não, gây ra đau đầu. Đồ ngọt ức chế tiết cortisol tạo ra cảm giác căng thẳng, lo lắng. Thêm vào đó, tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt có thể gây ra sự mất cân bằng chất hoá học trong não, có thể gây ra trầm cảm và phát triển chứng rối loạn sức khỏe tâm thần ở một số người. Tới tháng ăn đồ ngọt gây thêm sự khó chịu Đồ ngọt là loại thực phẩm làm cho cơ thể mắc chứng đề kháng với insulin, gây bất ổn định lượng đường trong máu. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng giữa lượng estrogen và insulin đồng thời cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rối loạn hormone, hệ quả làm gia tăng cơn đau, mỏi trong chu kỳ. Thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa da Khi nạp lượng đường lớn, trong thời gian dài sẽ kích hoạt quá trình glycation, đường liên kết với protein và lipit, phá huỷ sự hình thành và đàn hồi của sợi collagen đẩy nhanh sự hình thành và phát triển nếp nhăn. Đồ ngọt sẽ thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa khiến nếp nhăn xuất hiện sớm hơn Ngoài ra ăn nhiều đồ ngọt có thể gây thừa cân, béo phì ở phụ nữ Trong kỳ kinh nguyệt, chị em thường hạn chế vận động mà lượng đường cung cấp cho cơ thể quá nhiều dẫn đến tình trạng dư thừa. Khi đó, một phần glucid sẽ được dự trữ trong các bắp thịt và gan, phần còn lại sẽ được chuyển thành axit béo hoặc triglycerid làm gia tăng lượng mỡ trong cơ thể. Vì vậy, tới tháng có nên ăn đồ ngọt không thì chị em nên hạn chế ăn đồ ngọt nhé. Thực phẩm kiêng kỵ khi tới tháng Qua những tác hại không tốt từ việc ăn đồ ngọt trong chu kỳ kinh nguyệt được nêu trên, chị em đã có thể hiểu rõ hơn về ảnh hưởng tiêu cực của đồ ngọt trong ngày hành kinh. Ngoài ra, chị em cũng nên kiêng kỵ hoặc hạn chế tối đa một số loại thực phẩm khi tới tháng để chu kỳ kinh nguyệt được dễ chịu hơn. Thực phẩm ăn liền Thực tế cho thấy không nên sử dụng thực phẩm ăn liền như khoai tây chiên, hamburger, thực phẩm đóng hộp vào những ngày rụng dâu. Trong các loại thực phẩm này có chứa hàm lượng natri cao, muối và các chất béo gây ra các cơn đau ở tử cung, khó chịu, đầy hơi khi các chị em phụ nữ đang  trong ngày đèn đỏ. Để tránh cơn đau bụng kinh bạn gái không nên ăn quá nhiều thực phẩm ăn liền Các sản phẩm bánh chiên, nướng bán sẵn Các sản phẩm bánh chiên, nướng bán sẵn có chứa một lượng chất béo khó chuyển hóa, có thể làm tăng estrogen gây ra cơn đau ở tử cung, khi bạn đang ở thời kỳ kinh nguyệt. Hơn nữa, lượng chất béo này cũng có thể gây áp lực cho hoạt động của hệ tiêu hóa, dễ bị khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, đi ngoài, các cơn đau bụng kinh xảy ra với tần suất nhiều hơn. Bởi vậy, tới tháng có nên đồ ngọt không, bánh chiên, nướng bán sẵn không thì các bạn nên hạn chế nhé. Các sản phẩm bánh chiên, nướng có thể là tác nhân thay đổi nội tiết hình thành cơn co tử cung với cơn đau dữ dội Phô mai và kem Phô mai và kem chứa một lượng axit arachidonic góp phần làm tăng nguy cơ chuột rút và có thể làm cho giảm tốc độ tuần hoàn máu, từ đó ảnh hưởng đến co bóp của tử cung và bài trừ kinh nguyệt, dễ gây bế kinh, rong kinh, chu kỳ kinh kéo dài, làm cơn đau bụng kinh trở nên dai dẳng hơn. Ăn phô mai trong ngày đèn đỏ có thể gây ra rong kinh, kéo dài chu kỳ kinh nguyệt hơn so với bình thường Đồ ăn nhiều muối Nên hạn chế thức ăn có chứa nhiều muối như dưa cải muối chua, thịt xông khói,.. vì muối khiến cơ thể bị ứ nước, mệt mỏi, buồn nôn, khó tiêu. Vì thế trong ngày hành kinh, chị em phụ nữ nên tránh sử dụng để giúp phái đẹp không gặp phải tình trạng đau bụng kinh dữ dội. Tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều muối trong ngày đèn đỏ sẽ gây mệt mỏi, khó tiêu Việc các chị em tới tháng có nên ăn đồ ngọt không và những thực phẩm cần kiêng kị trong ngày đèn đỏ cũng đã được chia sẻ tại bài viết trên đây. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích giúp chị em có thể tránh và kiêng cữ cẩn thận để không gặp phải tình trạng mệt mỏi, cung cấp đầy đủ dưỡng chất để vượt qua ngày hành kinh một cách thuận lợi.
19/ 09/ 2021
0

TỚI THÁNG CÓ NÊN ĂN CAY KHÔNG?

Việc tới tháng có nên ăn cay hay không được nhiều chị em thắc mắc khi đến kỳ kinh nguyệt. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này cùng với những lời khuyên cực kỳ hữu ích chi chị em khi tới tháng từ các chuyên gia Tới tháng có nên ăn cay không? Tới tháng chị em không nên ăn thức ăn cay cũng như các loại gia vị như :ớt, đinh hương, hạt tiêu, tỏi, mù tạt...Đây là các gia vị góp phần vào các món ăn thơm ngon, tuy nhiên vào ngày đèn đỏ , chị em không nên ăn vì những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe như: Dễ gây thống kinh, lượng máu bị mất nhiều: Do ảnh hưởng của progesterone trong thời kỳ kinh nguyệt dẫn đến thống kinh (đau bụng kinh dữ dội), lượng máu bị mất nhiều hơn.  Đau bụng kinh, rong kinh: Đồ ăn cay nóng gây kích thích hệ thống thần kinh thực vật, gây co thắt cơ trơn ở dạ dày và tử cung, máu ra nhiều, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường.  Kích thích dạ dày, gây khó tiêu, buồn nôn: Thức ăn cay có thể ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày và ruột, làm dạ dày bị kích thích nóng rát, ợ nóng, đau, trào ngược axit dạ dày, gây ảnh hưởng tới sức khỏe khi tới tháng. Chị em nên hạn chế ăn cay trong chu kỳ kinh nguyệt vì ảnh hưởng đến chu kỳ và cả sức khoẻ nói chung Ngoài ăn cay, tới tháng không nên ăn gì?  Tới tháng có nên ăn cay không đã được giải đáp ở trên. Ngoài việc tránh các thực phẩm cay thì trong những ngày kinh nguyệt chị em thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi nhạy cảm cả về sinh lý lẫn tâm lý. Do đó, chị em nên chú ý những thực phẩm nên ăn và nên tránh giúp cơ thể dễ chịu và thoải mái hơn. Ngoài đồ ăn cay, chị em nên tránh những thực phẩm dưới đây: Đồ ăn lạnh   Việc ăn nhiều đồ ăn lạnh trong những ngày đèn đỏ có thể dẫn tới việc giảm tốc độ tuần hoàn máu, ảnh hưởng đến co bóp của tử cung và bài trừ kinh nguyệt, dễ gây nên tình trạng bế kinh, đau bụng kinh khiến cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, khó chịu.  Để hạn chế cơn đau bụng kinh, chị em nên hạn chế ăn đồ ăn lạnh trong những ngày đèn đỏ Đồ ăn chiên rán Tới tháng có nên ăn cay, đồ ăn chiên rán không thì nhất định chị em nên tránh xa những đồ ăn này vào chu kỳ kinh nguyệt nhé. Đồ ăn chiên, rán thường gây cảm giác khó tiêu, trướng bụng, tích nước ở bụng dưới gây khó chịu và bị rong kinh. Ngoài ra, lượng dầu mỡ trong đồ chiên xào cao làm tăng lượng Estrogen trong cơ thể, gia tăng cảm giác mệt mỏi, khó chịu khi tới tháng.   Đồ ăn chiên rán khi tới tháng gây áp lực cho hệ tiêu hoá và cũng là một trong những tác nhân gây rong kinh Trà xanh  Trong trà xanh có chứa tới 30% acid tannic làm tiêu hao vitamin B, ngăn cản sự hấp thụ sắt vào cơ thể, khiến chị em bị thiếu sắt, thiếu máu trầm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe chị em. Ngoài ra, uống trà xanh khi tới tháng còn khiến chị em cảm thấy tức ngực, đau bụng, cơ thể nặng nề và mệt mỏi hơn.   Uống trà xanh trong chu kỳ kinh nguyệt có thể gây thiếu máu, thiếu sắt Đồ ăn nhanh Đồ ăn nhanh chứa nhiều acid béo thường gây ra hiện tượng thừa cân, béo phì, mất kiểm soát hormone, làm suy giảm chức năng dẫn tới rối loạn nội tiết tố, dẫn đến hiện tượng chuột rút, đau bụng, mất nước, chóng mặt...khi tới tháng. Chị em nên hạn chế đồ ăn nhanh bởi đây chính là nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố và gia tăng cảm giác khó chịu trong chu kỳ Các thực phẩm chị em nên ăn khi tới tháng  Ngoài việc tránh sử dụng những thực phẩm trên, chị em cần phải bổ sung những dưỡng chất cần thiết trong chu kỳ kinh nguyệt, giúp tăng cường sức khỏe, cung cấp năng lượng, hạn chế các cảm giác khó chịu, mệt mỏi khi tới tháng: Thực phẩm giàu chất sắt Trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần tăng cường bổ sung sắt, làm giảm tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt do mất đi lượng máu lớn. Những thực phẩm như thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu khô, các loại rau ăn lá xanh,...giúp bổ sung chất sắt vào cơ thể, giảm các triệu chứng của bệnh thiếu máu cũng như bù lại được lượng hemoglobin đã mất Những ngày trước và trong chu kỳ, bạn gái nên tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa sắt trong bữa ăn hằng ngày Thực phẩm giàu vitamin Chị em nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin như A, E, B6, K,...trong chu kỳ kinh nguyệt giúp giảm bớt các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng, chóng mặt, điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, cung cấp nhiều thực phẩm giàu vitamin còn giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch, nâng cao khả năng sinh sản. Thực phẩm giàu vitamin giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh và các triệu chứng tiền kinh nguyệt Thực phẩm giàu carbohydrate Carbohydrate có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu và chống lại cảm tránh đầy bụng, khó tiêu, mệt mỏi.. Do đó, chị em nên bổ sung các thực phẩm giàu carbohydrate như ngũ cốc, bột yến mạch, lúa mì,...vào chế độ ăn uống trong những ngày đèn đỏ. Chị em nên bổ sung thực phẩm chứa carbohydrate trong chu kỳ giúp giảm cảm giác chướng bụng Như vậy, tới tháng có nên ăn cay không đã được giải đáp trong bài viết này. Đồ ăn cay nóng có vai trò quan trọng trong bữa ăn, giúp món ăn trở nên thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, chị em nên hạn chế tối đa những đồ ăn cay trong những ngày kinh nguyệt bởi những ảnh hưởng không tốt đến chu kỳ và sức khỏe nói chung. Trong trường hợp lỡ nạp đồ ăn cay do quên mình đang trong chu kỳ bạn gái cần bổ sung nhiều nước ấm, ăn nhiều trái cây có tính mát và vận động nhẹ nhàng để cơ thể bài tiết chất độc, tăng sức đề kháng.
19/ 09/ 2021
0

TỚI THÁNG CÓ NÊN ĂN XOÀI KHÔNG?

Nhiều chị em thắc mắc tới tháng có nên ăn xoài không bởi có ý kiến cho rằng ăn xoài trong kỳ kinh nguyệt có thể gây ra các cơn đau bụng kinh, dẫn tới tình trạng rong kinh kéo dài. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc xung quanh vấn đề này. Tới tháng có nên ăn xoài không? Theo các chuyên gia, tới tháng chị em không nên ăn xoài bởi. Mặc dù, Xoài là trái cây giàu chất dinh dưỡng như Vitamin, Folate, B6, Sắt và kẽm góp phần tạo ra năng lượng trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, vào những ngày đèn đỏ, chị em không nên ăn xoài bởi đây là loại trái cây có tính hàn, chứa nhiều vitamin C và axit có thể kích thích co bóp dạ dày và tử cung làm tăng các cơn đau bụng dữ dội. Không nên ăn xoài trong kỳ kinh nguyệt có thể gia tăng tình trạng đau bụng kinh Nếu ăn xoài với lượng lớn, liên tục còn có thể gây ra một loạt tác dụng không tốt sau: Gây đau bụng kinh: Nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng kinh là do xoài có tính hàn, khiến cho máu lưu thông không tốt, lượng máu kinh ra không đều và tử cung phải co bóp tần suất lớn hơn, đây chính là nguyên nhân gây ra cơn đau bụng dữ dội. Có thể làm kéo dài thời kỳ đèn đỏ, gây ra tình trạng rong kinh, máu kinh ra nhiều hơn: Xoài chua trong ngày đèn đỏ có thể làm kích thích hệ thống thần kinh thực vật gây co thắt cơ trơn của dạ dày và tử cung tăng lượng máu kinh và cũng là nguyên nhân gây rong kinh, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường. Gây dị ứng: Chị em phụ nữ, đặc biệt là những người có cơ địa mẫn cảm hay đang trong kỳ kinh nguyệt có khả năng miễn dịch thấp hơn những người khác rất dễ bị dị ứng với chất urushiol có trong xoài. Như vậy tới tháng có nên ăn xoài không thì câu trả lời là không, các chị em lưu ý nên bổ sung vào thực đơn các loại quả tốt cho kỳ kinh nguyệt ngay dưới đây. Tới tháng không nên ăn xoài bởi xoài là nguyên nhân khiến tình trạng đau bụng kinh trở nên dữ dội Tới tháng nên và không nên ăn quả gì? Khi tới kỳ nguyệt san, chị em thường cảm thấy mệt mỏi dễ dẫn đến tâm trạng cáu kỉnh, khó chịu, chán nản suốt cả ngày. Để kiểm soát các triệu chứng này, thay vì sử dụng thuốc, chị em cũng có thể sử dụng một số loại trái cây được các chuyên gia khuyến cáo nên dùng. CÁC LOẠI QUẢ CHỊ EM NÊN ĂN KHI TỚI THÁNG Cam, quýt Cam, quýt là một loại trái cây có hàm lượng vitamin C rất dồi dào giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng các yếu tố vi lượng sắt, kích thích tái tạo máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, trong cam còn có Canxi, Kali, Magie, Sắt thiết yếu cho cơ thể và hạn chế các cơn co thắt tử cung, tăng cường sức đề kháng, giảm những triệu chứng khó chịu, mệt mỏi. Chị em có thể chọn cam, quýt trong những ngày kinh nguyệt để bổ sung sắt cho cơ thể Quả lựu Nữ giới nên ăn lựu vào ngay những ngày đầu của kỳ kinh nguyệt để bổ sung hàm lượng vitamin C, sắt và chất phytoestrogen, có tác dụng kích thích tử cung, điều hòa kinh nguyệt, cân bằng nội tiết tố, giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Đặc biệt, quả lựu còn giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng thiếu máu như chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể,... Chị em thường xuyên bổ sung lựu vào thực đơn ăn uống để kích thích quá trình sản xuất máu Quả kiwi Quả kiwi cũng là lựa chọn không tồi đối với những chị em hay bị đau bụng kinh. Bởi hàm lượng dưỡng chất actinidia bên trong loại quả này khi đi vào cơ thể sẽ kích thích quá trình lưu thông máu đến tử cung, từ đó kiểm soát tốt lượng cholesterol, làm dịu các cơn đau. Đẩy lùi triệu chứng đau bụng vào những ngày hành kinh bằng quả kiwi Quả bơ Bơ là thực phẩm có chứa hàm lượng axit béo Omega-3, vitamin và chất xơ dồi dào nhằm nâng cao sức khỏe, xoa dịu cảm giác đau bụng kinh và mệt mỏi hiệu quả. Trong những ngày hành kinh nếu chị em bổ sung loại quả này vào thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ giúp phòng tránh được các bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch, chống viêm,.. Chị em có thể bổ sung hàm lượng omega-3 vào cơ thể trong những ngày đèn đỏ giúp giảm đau, giảm mệt mỏi Cơ thể chị em trong những ngày này khá bất thường, do đó chị em cần kiêng hoặc hạn chế một số loại trái cây dưới đây để tránh làm gia tăng cảm giác khó chịu trong chu kỳ. CÁC LOẠI QUẢ CHỊ EM NÊN KIÊNG KHI TỚI THÁNG Quả dưa hấu Dưa hấu là loại trái cây chứa tính hàn cực mạnh gây ra tình trạng kinh nguyệt ra máu vón cục, dễ bị tiêu chảy, đau bụng kinh, từ đó khiến tử cung bị tổn thương nghiêm trọng. Điều này có thể gây ra các cơn đau bụng kinh dữ dội trong kỳ nguyệt san. Không nên tiêu thụ dưa hấu trong ngày đèn đỏ Quả sơn trà Quả sơn trà hay còn được biết đến quả táo gai là một loại thực phẩm chứa nhiều tannin, có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và loại bỏ huyết ứ, rất tốt để thúc đẩy quá trình thải máu kinh nguyệt. Tuy nhiên, với những chị em ra nhiều kinh nguyệt thì không nên sử dụng bởi nó sẽ khiến lượng kinh nguyệt ra nhiều hơn, kéo dài, từ đó dễ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Quả sơn trà có chứa nhiều tannin có thể tác động tới  máu kinh nhiều hơn Quả mận Quả mận là một loại trái cây giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, không có chất béo hoặc cholesterol xấu rất tốt cho cơ thể và não bộ. Tuy nhiên, đây cũng là loại thực phẩm có tính axit, tính nóng và chứa chất oxalate gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều, cơn đau bụng kinh dữ dội hơn. Vì vậy, mận không thích hợp để ăn trong kỳ kinh nguyệt. Mận chứa nhiều chất oxalate gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều trong kỳ nguyệt san Quả thanh long Chị em tuyệt đối không nên ăn thanh long trong ngày kinh nguyệt bởi trong thanh long có chứa tính hàn khá mạnh. Chất hư hàn có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy, chân tay mỏi mệt, sắc mặt nhợt nhạt. Trong chu kỳ, thanh long gây ra tình trạng lạnh bụng, đau bụng...   Thanh long có thể là thủ phạm khiến bạn đau bụng kinh nhiều hơn trong chu kỳ Như vậy, tới tháng có nên ăn xoài không đã được giải đáp ở trên. Ngoài các loại trái cây gợi ý trong bài viết, chị em cũng nên xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp, nhẹ nhàng, tinh thần thoải mái, thư giãn để có thể hạn chế các cơn đau khó chịu vào những ngày này.
12/ 09/ 2021
0

Cách sử dụng cốc nguyệt san để không bị tràn 100% HIỆU QUẢ

Cốc nguyệt san bị tràn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu như bạn xác định đúng nguyên nhân, việc xử lý đơn giản chỉ trong 2 phút nhưng cực kỳ hiệu quả. Hãy cùng Liberty Cup tìm hiểu ngay cách sử dụng cốc nguyệt san để không bị tràn trong bài viết dưới đây. Nguyên nhân khiến bị tràn khi sử dụng cốc nguyệt san Có 4 nguyên nhân phổ biến khiến cốc nguyệt san bị tràn hoặc rò rỉ mà bạn nữ hay gặp phải nhất. Bạn hãy đọc và xác định nguyên nhân mình đang gặp phải ở đâu nhé! Sử dụng cốc nguyệt san quá lâu khiến cốc bị đầy Thông thường, cốc nguyệt san được thiết kế với dung tích 20ml (với cốc size 1) và 25ml (với cốc size 2), với dung tích này, bạn gái có thể sử dụng trong 4h - 8h hoặc 12h tùy thuộc vào lượng máu kinh của mỗi người. Quên lấy cốc nguyệt san để loại bỏ dịch kinh là nguyên nhân phổ biến gây tràn cốc nguyệt san Việc sử dụng cốc nguyệt san với cảm giác thoải mái như ngày bình thường có thể khiến phái đẹp quên đi mình đang trong kỳ rụng dâu. Hệ quả tất yếu của việc quá sức chứa, dịch kinh sẽ bị tràn khỏi lòng cốc và gây ra hiện tượng rò rỉ. 1.2. Lỗ thông khí bị bít tắc cũng là nguyên nhân gây tràn cốc nguyệt san Chức năng của lỗ thoát khí là giúp cốc ôm chặt thành âm đạo, tránh giữ khí trong âm đạo, tạo cảm giác đau, tức. Ngoài ra đây cũng là nơi đẩy không khí trong lòng cốc ra ngoài, tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thao tác bóp cuống cốc trong quá trình lấy cốc nguyệt san ra ngoài.  Lỗ thông khí bị bít tắc cũng là nguyên nhân thường gặp khiến cốc nguyệt san bị tràn Việc lỗ thoát khí bị bít kín do máu kinh, bụi bẩn... khiến cốc không thể bám hút thành âm đạo, dịch chuyển lỏng lẻo và tràn dịch kinh ra ngoài. 1.3. Cốc chưa bung mở hoàn toàn khiến kinh nguyệt bị tràn  Cơ chế hoạt động của cốc nguyệt san là hứng đựng, chỉ khi cốc nguyệt san được bung mở hoàn toàn để miệng cốc bám hút và ôm khít thành âm đạo mới có thể hứng toàn bộ dịch kinh được tiết ra.  Việc gấp cốc nguyệt san giúp đưa cốc vào dễ dàng hơn nhưng cũng khiến cốc khó bung mở hoàn toàn trong thành âm đạo. Khi đó, thành âm đạo sẽ có đường rỗng để dịch kinh tràn ra ngoài.  Một lưu ý khác của nguyên nhân này có thể xuất phát từ chất liệu cốc nguyệt san không đảm bảo, chất liệu quá cứng hoặc quá mềm đều có thể khiến cốc không bung mở và là nguyên nhân của hiện tượng rò rỉ. 1.4. Cốc bị lệch trong quá trình sử dụng Cốc nguyệt san khi được đưa vào âm đạo sẽ được cố định chắc chắn và không dịch chuyển trong quá trình đi lại, vận động...Cốc nguyệt san bị lệch, không đúng vị trí: quá sâu, quá nông đều khiến cốc không thể hứng trọn dịch kinh tiết ra và tràn ra ngoài.  Việc chọn cốc nguyệt san quá to hoặc quá nhỏ cũng là nguyên nhân cốc bị lệch trong ống âm đạo và tràn dịch kinh ra ngoài Nguyên nhân của tình trạng cốc không đúng vị trí trong âm đạo có thể xuất phát từ việc bạn chọn size cốc quá nhỏ so với âm đạo, đặc điểm cơ sàn chậu thấp, cốc khó đưa sâu vào âm đạo, nằm ở gần môi bé và bị tác động lực trong quá trình đi lại khiến cốc bị xô lệch. 2. Cách sử dụng cốc nguyệt san để không bị tràn Bạn đã xác định được “kẻ" khiến cốc nguyệt san bị tràn chưa? Nếu xác định đúng nguyên nhân rồi thì đây là những tuyệt chiêu xử lý hiện tượng này. 2.1. Thay cốc nguyệt san không quá 12h sử dụng Bạn biết đấy, mỗi phụ nữ lại có lượng dịch kinh hàng tháng khác nhau, vì thế nhà sản xuất không thể đưa ra một khung giờ cố định cho việc thay cốc nguyệt san. Ở những lần đầu sử dụng, bạn nữ có thể căn cứ vào lượng dịch kinh trước đó để xác định thời điểm thay cốc nguyệt san hợp lý. Lần đầu sử dụng, bạn gái nên thay cốc nguyệt san sau 2-3h và ước lượng thời gian thay phù hợp nhất với cơ thể mình Nếu trước đó bạn có lượng dịch kinh nhiều, cứ 1-2 giờ cần thay băng vệ sinh 1 lần thì nên thay cốc nguyệt san sau khoảng 3h sử dụng. Nếu dịch kinh ít, bạn có thể thay cốc sau 4-5h sử dụng.  Bạn cũng cần đặc biệt chú ý, ngay cả những ngày cuối chu kỳ, lượng kịch kinh ít, bạn vẫn cần thay cốc nguyệt san sau 8h sử dụng để cốc không có mùi, vệ sinh cốc sạch sẽ nhằm đảm bảo an toàn cho cô bé. 2.2. Vệ sinh sạch sẽ lỗ thông khí Để đảm bảo lỗ thông khí được làm sạch là một cách sử dụng cốc nguyệt san để không bị tràn. Mỗi lần vệ sinh cốc nguyệt san chị em nên kiểm tra thật kỹ nếu phát hiện lỗ thông khí bị bít tắc, bạn có thể thực hiện làm sạch như sau: Bước 1: Làm sạch cốc nguyệt san bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng hoặc dung dịch vệ sinh vùng kín. Bước 2: Đổ đầy nước vào cốc nguyệt san Bước 3: Đặt lòng bàn tay vào miệng cốc và úp ngược cốc nguyệt san và bóp mạnh. Nước phun thành tia qua lỗ thông khí tức là lỗ thông khí được làm sạch. *** Một lưu ý nhỏ: Nếu thực hiện cách trên không được, có thể chất kết dính ở lỗ thông khí quá chặt, cứng, bạn có thể dùng tăm nhỏ, bàn chải để đẩy chất rắn khỏi lỗ thông khí. Sử dụng bàn chải hàng ngày để vệ sinh cốc và giải quyết vấn đề tắc lỗ thông khí là cách sử dụng cốc nguyệt san để không bị tràn 2.3. Chọn cốc nguyệt san đúng cách vừa dễ sử dụng lại tránh bị tràn cốc nguyệt san Một trong những sai lầm thường thấy của nhiều bạn nữ khi lựa chọn cốc nguyệt san là chọn loại cốc có kích thước lớn để chứa được nhiều dịch kinh hơn và từ đó giảm số lần thay cốc. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng: Dung tích và kích thước cốc nguyệt san có thể không tỷ lệ thuận.  Cốc nguyệt san có thành mỏng, thân cốc bầu sẽ có dung tích chứa tốt hơn. Thiết kế tối ưu này giúp cốc nhìn nhỏ gọn nhưng vẫn đảm bảo sức chứa lớn.  👉  Có thể bạn quan tâm: Bật mí 5 tiêu chí lựa chọn cốc nguyệt san phù hợp 2.4. Sử dụng cốc nguyệt san đúng cách giúp cốc nằm đúng vị trí trong âm đạo Bạn có thể tham khảo thêm về cách sử dụng cốc nguyệt san đúng mà Liberty đã hướng dẫn. Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ để bạn biết khi nào cốc đúng vị trí đó là: Cốc ở trong âm đạo và cách cửa mình của bạn khoảng 1cm Cảm thấy thoải mái, không côm, tức hoặc đau Không có hiện tượng tràn máu kinh ra ngoài 2.5. Xoay nhẹ cốc nguyệt san sau khi đưa vào cô bé - cách chống tràn cốc nguyệt san không phải ai cũng biết Đây là một thao tác đơn giản nhưng bạn lại hay quên đúng không nào? Sau khi đưa cốc vào âm đạo thành công, nếu bạn không nghe thấy tiếng bật của cốc nguyệt san được bung mở kèm theo đó là hiện tượng rò rỉ. Bạn hãy xử lý như sau: Bước 1: Rửa tay sạch  Bước 2: Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái xoay nhẹ đáy cốc (lưu ý không phải cuống cốc) khi nghe thấy tiếng bật trong thành âm đạo. Lúc này miệng cốc mở hoàn toàn để hứng dịch kinh. Với cách sử dụng cốc nguyệt san để không bị tràn này bạn có thể yên tâm và thoải mái hoạt động thường ngày của mình rồi. Cốc nguyệt san với cảm giác thoải mái, tự tin và tiết kiệm giúp phái đẹp tự tin làm điều mình muốn Bạn có thể yên tâm rằng, sự cố cốc nguyệt san bị tràn là hiện tượng không hiếm gặp ở những lần đầu sử dụng cốc nguyệt san. Chỉ cần bạn chắc chắn mình đã chọn mua sản phẩm của thương hiệu lớn và uy tín thì việc khắc phục đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng. Với Liberty Cup, chúng mình luôn sẵn sàng lắng nghe vấn đề của bạn và đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm. Hy vọng với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp các chị em hiểu rõ nguyên nhân cốc nguyệt san bị tràn cũng như nắm được cách sử dụng cốc nguyệt san để không bị tràn để bạn có thể hoàn toàn tự tin, thoải mái trong ngày đèn đỏ.
21/ 06/ 2021
0

TỚI THÁNG CÓ NÊN ĂN DỨA KHÔNG?

Tới tháng có nên ăn dứa không được nhiều chị em quan tâm bởi dứa là loại quả hoa quả được nhiều chị em ưa thích. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc này cùng với thông tin hữu ích khác về quả dứa với chị em 1. Tới tháng có nên ăn dứa không? Phái đẹp nên ăn dứa trong chu kỳ kinh nguyệt bởi những tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Dứa có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như mangan, vitamin C, enzym và các chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết tố và giảm đau bụng kinh khi tới tháng. Cốc nguyệt san tốt nhất dùng cho ngày đèn đỏ, loại nào phù hợp với bạn gái nhất Dứa chứa hàm lượng dinh dưỡng cao giúp điều hòa kinh nguyệt 2. Lợi ích của dứa đối với chị em trong kỳ kinh nguyệt Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dinh dưỡng cao, hương vị thơm ngon, dễ ăn và cũng là bạn đồng hành rất tốt cho chị em trong chu kỳ kinh nguyệt. Cụ thể: 2.1 Ăn dứa làm ngày "đèn đỏ" nhanh kết thúc. Tới tháng có nên ăn dứa bởi trong dứa có chứa hàm lượng bromelain cao, một loại enzyme có ảnh hưởng tới estrogen ở phụ nữ, làm mềm niêm mạc tử cung, khiến chúng dễ dàng bong ra hơn. Do đó, việc ăn dứa vào những ngày đèn đỏ giúp kỳ kinh ra nhanh một cách tự nhiên mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Ăn dứa trong kỳ kinh giúp giảm viêm, điều hòa nội tiết tố 2.2 Tới tháng ăn dứa giúp giảm đau bụng kinh Tới tháng có nên ăn dứa không? Dứa rất giàu bromelain, mangan và các chất chống oxy hóa có tác dụng giảm co thắt cơ trơn, chống viêm và giảm đau bụng kinh hiệu quả. Ngoài ra, dứa chứa nhiều enzym giúp thư giãn cơ bắp, giảm chuột rút, các cơn đau nhức vùng bụng, lưng và các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu khi tới tháng. Thành phần dinh dưỡng có trong dứa giúp giảm đau bụng kinh khi tới tháng 2.3 Ăn dứa giúp duy trì tinh thần và sức khoẻ trong kỳ kinh nguyệt đến Thành phần dinh dưỡng trong dứa chứa vitamin C, B cùng các khoáng chất như kali, canxi, photpho và mangan, chất xơ có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường hệ miễn dịch, giúp duy trì tinh thần và sức khoẻ trong chu kỳ kinh nguyệt.  Dứa có tác dụng tăng cường sức khỏe cho chị em trong những ngày đèn đỏ 2.4 Tác dụng khác khi ăn dứa Ngoài những lợi ích trên, để giải đáp thắc mắc tới tháng có nên ăn dứa không thì chị em ăn dứa trong chu kỳ kinh nguyệt còn mang tới những tác dụng dưới đây: Tốt cho hệ tiêu hoá: Lượng enzim bromelain trong dứa giúp phá vỡ protein khó tiêu, ngăn ngừa các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ngoài ra, các enzym có trong dứa có tác dụng hỗ trợ giảm viêm và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Giúp xương chắc khỏe: Các khoáng chất như đồng, mangan có trong dứa có tác dụng xây dựng xương và mô liên kết, giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, dứa giàu vitamin B như B1, B12 giúp củng cố xương, giữ cho xương khỏe mạnh. Chống viêm khớp và đau khớp: Hàm lượng enzyme bromelain trong dứa có tác dụng chống viêm tự nhiên, giảm bớt các dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp và đau khớp, bệnh gút Giảm huyết áp: Dứa chứa hàm lượng kali cao và natri thấp giúp cơ thể duy trì ở mức huyết áp bình thường. Các khoáng chất và enzym có trong dứa có tác dụng phân giải đạm, thúc đẩy tuần hoàn máu, từ đó cải thiện huyết áp. Dứa là loại quả có tác dụng tốt trong chống viêm - đau khớp, giảm huyết áp giúp xương chắc khoẻ và tốt cho hệ tiêu hoá 3. Gợi ý các đồ uống khác từ dứa cho chị em khi tới tháng Việc bổ sung dứa mỗi ngày cần có sự linh hoạt trong cách chế biến để gia tăng hương vị, phát huy tối đa tác dụng tốt cho sức khoẻ nhờ kết hợp với các loại rau củ khác. Nước ép dứa, cần tây  Enzyme bromelain trong quả dứa có tác dụng giảm đau bụng kinh, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Cùng với đó, cần tây chứa lượng lớn Tryptophan giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và giảm các triệu chứng khó chịu khi tới tháng. Nguyên liệu: 150gr Cần tây 1/2 quả dứa Đường hoặc mật ong Máy ép/ máy xay sinh tố Cách làm: Bước 1: Cần tây rửa sạch cắt thành từng khúc. Dứa gọt vỏ, thái miếng. Bước 2: Cho cần tây và dứa vào máy ép để lấy nước cốt. Bước 3: Thêm mật ong hoặc đường và thưởng thức. Lưu ý: Chị em tới tháng nên uống nước ép dứa, cần tây sau khi ăn khoảng 30 - 45 phút. Tránh uống nước ép khi đói. Nước ép dứa, cần tây rất tốt cho sức khỏe chị em khi tới tháng Nước ép dứa cùng táo  Cùng với dứa, táo là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giảm cảm giác căng thẳng, mệt mỏi khi tới tháng. Ngoài ra, táo chứa hàm lượng chất sắt cao, giúp bổ sung chất sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu hiệu quả. Nguyên liệu: 2 quả táo 1 quả dứa Một ít muối hoặc đường Cách làm: Bước 1: Táo rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó cắt nhỏ, ép lấy nước Bước 2: Dứa gọt vỏ, thái miếng, ép lấy nước. Bước 3: Hoà hỗn hợp, khuấy đều và thưởng thức. Nước ép dứa cùng cà rốt Nước ép dứa, cà rốt có tác dụng làm mềm các niêm mạc tử cung, làm dịu các cơn đau bụng kinh, điều hòa lưu lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, nước ép dứa, cà rốt giúp xoa dịu cảm giác căng thẳng,mệt mỏi khi tới tháng. Nguyên liệu: 200gr cà rốt 200gr dứa Muối hoặc đường tùy khẩu vị Cách làm: Bước 1: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt từng miếng nhỏ Bước 2: Dứa gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng cho vừa máy ép Bước 3: Cho lần lượt cà rốt, dứa vào máy ép, ép lấy nước Bước 4: Thêm đường hoặc chút muối tùy khẩu vị và thưởng thức Tới tháng nên uống nước ép dứa cà rốt giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả 4. Tới tháng nên ăn quả gì?  Bên cạnh dứa, các loại trái cây như bơ, chuối, đu đủ,...chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho chị em khi tới tháng.  Bơ: Bơ rất giàu chất xơ, vitamin B, K, Kali, E và C, protein và axit béo Omega-3 có tác dụng chống viêm, tốt cho tử cung và kiểm soát được nồng độ sắt trong cơ thể vào những ngày đèn đỏ. Bên cạnh đó, bơ cũng làm giảm cường độ của cơn đau bụng kinh và các triệu chứng g trầm cảm, tâm trạng thất thường trong thời kỳ kinh nguyệt. Chuối Chuối là thực phẩm giàu chất sắt, Kali, Magie, Axit folic giúp xây dựng và tái tạo các tế bào máu cho cơ thể mà chị em nên thêm vào chế độ ăn uống của mình. Chuối chứa nhiều Vitamin B6 và Kali giúp ngăn ngừa những cơn co thắt tử cung, giảm đau bụng kinh hiệu quả cho chị em phụ nữ. Mặt khác ăn chuối thường xuyên giúp cho hệ tiêu hóa được ổn định, giảm tức bụng, đầy hơi thường xuyên xảy ra trong thời gian hành kinh. Bạn có thể sử dụng chuối xay sinh tố với socola để mang lại hiệu quả tốt nhất. Đu đủ: Đu đủ  chứa rất nhiều dưỡng chất như sắt, caroten, canxi, vitamin A và C có tác dụng làm tăng lượng máu tới tử cung nhằm hỗ trợ quá trình co bóp, lưu thông máu và giúp giảm đau bụng kinh, ngừa rong kinh hiệu quả. Ngoài ra, enzyme papain có trong đu đủ còn giúp xoa dịu cảm giác khó chịu, lo lắng đồng thời giúp tử cung hoạt động tốt hơn. Tới tháng có nên ăn dứa không đã được giải đáp trong bày viết này. Hy vọng, trong thực đơn kỳ kinh nguyệt, tới chị em nên bổ sung loại trái cây này đồng thời bổ sung một số loại trái cây có tác dụng ngăn ngừa thiếu máu, cải thiện tình trạng đau bụng kinh và hạn chế ăn những loại trái cây làm tăng triệu chứng khó chịu. N goài ra, chị em cũng nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm không tốt cho cơ thể trong thời kỳ nhạy cảm này như cà phê, đồ uống có gas, rượu bia, trà xanh,...
12/ 09/ 2021
0

TỚI THÁNG CÓ NÊN ĂN DƯA HẤU KHÔNG?

Tới tháng có nên ăn dưa hấu không là thắc mắc của nhiều chị em bởi có ý kiến cho rằng ăn dưa hấu mát nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe chị em tuy nhiên lại có nhiều ý kiến cho rằng loại quả này làm tăng cảm giác đau bụng kinh khi tới tháng. Thực hư ra sao? Bài viết náy sẽ giải đáp thắc mắc này. 1. Tới tháng có nên ăn dưa hấu không?  Chị em nên hạn chế ăn dưa hấu trong chu kỳ kinh nguyệt bởi trong dưa hấu có thành phần cản trở quá trình bổ sung chất cho cơ thể. Ngoài ra, loại quả này cũng là nguyên nhân gia tăng cảm giác đau bụng kinh, khó chịu khi tới tháng. Dưa hấu là quả mọng nước, có tác dụng lợi tiểu tự nhiên, giảm triệu chứng đầy hơi đồng thời cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ, dưa hấu là loại quả không tốt cho sức khoẻ và chu kỳ vì có tính hàn cao, chứa nhiều tannin gây cản trở quá trình bổ sung chất, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.  Kinh nguyệt ra nhiều: Dưa hấu có tính lạnh khiến máu kinh lưu thông kém, dẫn đến chứng rối loạn kinh nguyệt: kinh nguyệt không đều, chu kỳ dài ngắn thất thường. Đau bụng kinh: Do dưa hấu quá lạnh nên nếu ăn dưa hấu trong thời kỳ kinh nguyệt, máu lưu thông kém, gây ra hiện tượng máu vón cục. Sau khi thành huyết ứ thì không thể bài xuất được ra ngoài, điều này khiến tử cung tổn thương và hình thành cơn đau dữ dội.  Gây cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm: Hơn nữa, hàm lượng tannin, một hợp chất polyphenolic khá cao trong dưa hấu còn ngăn chặn sự hấp thụ carbs từ chế độ ăn uống, góp phần gây ức chế sự hấp thụ vitamin và khoáng chất trong ruột. Ăn nhiều dưa hấu trong kỳ kinh nguyệt có thể dẫn đến cơn đau bụng kinh, giảm hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm 2. Các loại trái cây nên và không nên ăn khi tới tháng  Tới tháng có nên ăn dưa hấu không đã được giải đáp là không nên ăn. Vậy khi tới tháng chị em nên ăn các loại trái cây nào để tăng sức đề kháng, giúp thư giãn, thoải mái tinh thần, giảm cảm giác khó chịu, mệt mỏi khi tới tháng. CÁC LOẠI QUẢ BẠN GÁI NÊN BỔ SUNG KHI CHU KỲ ĐẾN Đu đủ Đu đủ là loại quả có chứa sắt, caroten, canxi, vitamin A và C giúp tăng lượng máu tới tử cung, ngừa rong kinh và điều hòa estrogen trong cơ thể, từ đó điều hòa nội tiết tố trong cơ thể. Ngoài ra, hàm lượng enzyme papain trong đu đủ có khả năng làm máu ra đều, không bị vón cục, hỗ trợ quá trình co bóp của tử cung và giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Đu đủ là một loại trái cây giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu từ đó giảm đau bụng kinh hiệu quả. Dứa Hàm lượng Magie, Vitamin C dồi dào trong dứa không chỉ giúp hạn chế tối đa tình trạng tụt huyết áp mà còn nâng cao sức đề kháng cho chị em trong kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó đây cũng là loại trái cây chứa rất nhiều dưỡng chất bromelain giúp kháng viêm, thúc đẩy tiêu hóa tốt, ngăn ngừa các tế bào ung thư và giảm đau bụng kinh hiệu quả. Dứa cũng là một loại trái cây chống viêm, hỗ trợ giảm đau bụng kinh hiệu quả Kiwi Kiwi chứa hàm lượng actinidia giúp protein được kiểm soát tốt lượng cholesterol, cải thiện đường tiêu hóa, giảm trướng bụng, làm xoa dịu cơn đau bụng kinh nhanh chóng. Tuy nhiên, vì đây là loại quả có tính hàn, vị chua nên chị em phụ nữ có bệnh về dạ dày không nên ăn hoặc ăn hạn chế. Ăn kiwi giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh cho chị em trong kỳ kinh nguyệt Tới tháng có nên ăn dưa hấu không đã được các chuyên gia khuyên là không nên ăn. Vậy ngoài dưa hấu, chị em cũng nên chú ý tránh một số loại trái cây có tính hàn, không tốt cho sức khỏe trong những ngày đèn đỏ. Thậm chí, nó còn có thể đẩy nhanh thời kỳ mãn kinh dẫn đến tình trạng mãn kinh sớm. CÁC LOẠI QUẢ CHỊ EM NÊN TRÁNH KHI ĐẾN CHU KỲ Quả hồng Trong những ngày đèn đỏ, cơ thể mất một lượng máu đáng kể, bạn không nên ăn quả hồng, bởi đây là loại thực phẩm có tính lạnh và chứa một lượng axit tannic gây ức chế sự hấp thụ sắt của cơ thể. Từ đó, gây nên tình trạng thiếu máu, chóng mặt, da xanh xao, đau bụng kinh và khó chịu khi tới tháng. Quả hồng là nguyên nhân cản trở quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể trong ngày đèn đỏ Quả chuối Chuối lại là loại trái cây có tính hàn cao, có thể gây nên tình trạng máu lưu thông kém, ảnh hưởng đến quá trình đẩy máu kinh ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, ăn chuối trong chu kỳ kinh nguyệt có thể gây hại cho thận, rối loạn vitamin và khoáng chất, gia tăng cảm giác căng thẳng, mệt mỏi khi tới tháng. Ăn chuối có thể gây ra tình trạng máu lưu thông kém, kinh nguyệt không đều Xoài Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, Vitamin A và C, Folate, B6, Sắt và kẽm có trong xoài giàu chất dinh dưỡng, góp phần tạo ra năng lượng trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, vitamin C và axit tạo ra cơn co bóp tử cung gây đau bụng kinh. Ngoài ra, ăn nhiều xoài, đặc biệt xoài xanh còn khiến kéo dài ngày đèn đỏ, gây ra tình trạng rong kinh. Xoài khiến tình trạng lưu thông máu trong kỳ kinh nguyệt của chị em bị cản trở Táo gai Táo gai hay cây chi sơn trà là loại quả có chứa nhiều axit tannic, nếu ăn thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu sắt. Đây là loại quả có tính kích thích cao, tác động đến cơ thể tạo ra cảm giác khó chịu: máu kinh tiết liên tục, chu kỳ kéo dài...khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần căng thẳng. Không nên ăn táo gai nếu đang hành kinh để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe Như vậy, tới tháng có nên ăn dưa hấu không đã được giải đáp. Dưa hấu chị em nên tránh và nên bổ sung các các loại trái cây đã liệt kê ở trên bài. Ngoài ra, khi trong giai đoạn này, chị em cũng cần hạn chế tiêu thụ nhiều đồ ngọt, chất chứa cafein, chất kích thích như rượu bia hay các thực phẩm có tính hàn khác.  
12/ 09/ 2021
0
popup

Số lượng:

Tổng tiền: