Tin tức

11 Tác hại của cốc nguyệt san và những hệ lụy sức khỏe !

09/10/2020 Dương Hương 385 Nhận xét

Cốc nguyệt san đang dần thay thế băng vệ sinh truyền thống bởi sự tiện lợi. Nhưng cần lưu ý tác hại của cốc nguyệt san  các rủi ro tiềm ẩn. Nhiều người băn khoăn liệu cốc nguyệt san gây ra những tác hại gì cho cơ thể. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết!

Theo các nghiên cứu xác định 11 tác hại cốc nguyệt san thường gặp sau đây: 

  • Cốc nguyệt san có thể làm rách màng trinh
  • Phát ban hoặc bị dị ứng 
  • Gây viêm nhiễm
  • Cảm giác đau rát do đặt sai cách hoặc sử dụng không đúng size cốc
  • Có thể bị rò rỉ
  • Cốc nguyệt san bị kẹt ở âm đạo
  • Gặp vấn đề tiết liệu (UTI)
  • Có thể làm bong vòng tránh thai (IUD)
  • Bị hội chứng sốc độc tố (TSS)
  • Quên cốc nguyệt san trong âm đạo làm gia tăng các bệnh phụ khoa
  • Máu kinh nguyệt vấy bẩn ra ngoài hoặc bị đổ ra khi lấy 

11 Tác hại của cốc nguyệt san cần phải biết 

Cốc nguyệt san có thể làm rách màng trinh

Dùng cốc nguyệt san có làm rách màng trinh không? Câu trả lời là Có thể

Nguyên nhân: 

  • Khi sử dụng CNS được đưa sâu vào trong âm đạo khoảng 5cm, trong khi đó màng trinh nằm cách âm đạo khoảng 2cm.
  • Với những bạn nữ có màng trinh mỏng, độ đàn hồi kém nên khi dùng cốc nguyệt san có nguy cơ cao làm rách màng trinh. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào cơ địa từng người, màng trinh dày, độ đàn hồi tốt không hề gây rách màn trinh nên mọi người đừng lo lắng quá nhé.

Do đó, những chị em nào còn "trong trắng" muốn sử dụng cốc nguyệt san nên kiểm tra sức khỏe của màng trinh trước, và xin lời khuyên của các y bác sĩ để có chiếc cốc phù hợp nhất. 

Dùng cốc nguyệt san có thể làm rách màng trinh

Dùng cốc nguyệt san có thể làm rách màng trinh

>> Giải đáp chi tiết: Cốc nguyệt san có dành cho người chưa quan hệ hay làm rách màng trinh không

Phát ban hoặc bị dị ứng 

Cốc nguyệt san và tác hại không mong mong như phát ban hoặc dị ứng. Tình trạng này cũng khá hiếm gặp chỉ chiếm 0,18 %, trong số 3000 người sử dụng cốc nguyệt san chỉ có 15 người bị. Tuy nhiên bạn vẫn cần lưu ý để tránh tình trạng này xảy ra. 

Nguyên nhân: Âm đạo là khu vực rất nhạy cảm nên nếu chị em sử dụng các loại cốc làm từ chất liệu không an toàn như cao su hay latex, chưa được sự kiểm duyệt của Bộ Y Tế. Cốc nguyệt san đảm bảo chất lượng được làm từ 100% silicon y tế cao cấp mềm mại, đặc biệt đã được kiểm nghiệm bởi Bộ Y Tế, không chứa các thành phần độc hại cho cơ thể. 

Trong bài đánh giá của The Lancet Public Health chỉ có 6 trường hợp (chiếm 0,18%) có hiện tượng phát ban hoặc dị ứng khi sử dụng cốc nguyệt san.

Biểu hiện: Âm đạo có dấu hiệu nổi mụn nước, cơ thể phát ban. Có nguy cơ dẫn đến viêm nhiễm âm đạo, hoặc trường hợp nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sốc phản vệ như: khó thở, tim đập nhanh, tức ngực. 

Khi có các triệu trứng trên bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám kịp thời. Tránh trường hợp để bệnh ngày càng nặng thêm gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. 

Giải pháp: Để phòng tránh hiện tượng này là bạn nên chọn mua các loại cốc làm từ silicone y tế. Đây là loại silicone đã qua kiểm định và được phép ứng dụng trong ngành y tế nên có độ an toàn rất cao, không gây dị ứng âm đạo.

Cốc nguyệt san Liberty Cup được làm từ 100% silicone y tế, tuyệt đối an toàn cho sức khỏe vùng “kín” của các chị em

Cốc nguyệt san được làm từ 100% silicone y tế, tuyệt đối an toàn cho sức khỏe vùng “kín” của các chị em

Gây viêm nhiễm

Tác hại của cốc nguyệt san tiếp theo là gây viêm nhiễm. Có 2 nguyên nhân chủ yếu dẫn gây viêm nhiễm âm đạo khi sử dụng cốc nguyệt san. Đặc biệt, chúng đều do thói quen sử dụng và vệ sinh không đúng của người dùng. 

Nguyên nhân:

  • Không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi đưa vào âm đạo. Chưa biết cách vệ sinh và bảo quản cốc đúng cách, để cốc ở ngoài môi trường ẩm thấp tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển như tolet, nhà tắm... và bám trụ vào thành cốc khi đưa cốc vào âm đạo sẽ gây ra viêm nhiễm.

  • Khi đưa cốc nguyệt san vào âm đạo chẳng may gây ra các vết xước sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở gây ra viêm nhiễm. 

Tác hại: Các loại vi khuẩn gây viêm âm đạo phổ biến liên quan đến cốc nguyệt san là nhiễm trùng nấm men gây mất cần bằng độ PH trong âm đạo, ngứa rát, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. 

Giải pháp: Để không ảnh hưởng đến "cô bé" có thể vệ sinh cốc sạch sẽ theo 3 cách sau: 

  • Sau khi sử dụng cho vào nước ấm đun sôi tronng khoảng 5-10 phút để tiệt trùng.
  • Cho cốc nguyệt san vào cốc tuyệt trùng chuyên dụng và đổ ngập nước và cho miệng CNS hướng lên trên cho vào lò vi sóng quay 2-3 phút với 700w. 
  • Có thể rửa cốc nguyệt san bằng xà phòng nhẹ, không mùi không phẩm màu. 
  • Sử dụng viên khử trùng, cho cốc nguyệt san và cốc tuyệt trùng đổ đầy nước cho viên khử trùng đậy nắp vào 15 phút. 
  • Bạn nên mua cốc nguyệt san có khả năng kháng khuẩn.

Lưu ý: Bạn nên có dụng cụ bảo quản cốc nguyệt san riêng tránh trường hợp để lung tung khiến cốc bám bụi gây mất an toàn vệ sinh.

Trường hợp này bạn nên đến gặp ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám kịp thời. 

Để đảm bảo vùng kín luôn an toàn, các chị em cần vệ sinh cốc và tay sạch sẽ trước khi sử dụng nhé.

Để đảm bảo vùng kín luôn an toàn, các chị em cần vệ sinh cốc và tay sạch sẽ trước khi sử dụng nhé.

👉 Để biết thêm nhiều giải pháp chị em nên đọc:

Cảm giác đau rát do đặt sai cách hoặc sử dụng không đúng size cốc

Đây là tác hại của cốc nguyệt san điển hình cho việc cách dùng cốc nguyệt san không đúng. Không chỉ cốc nguyệt san mà cho bất cứ vật lạ nào và trong âm đạo đều gây ra tình trạng đau rát, thậm chí là vết thương nhỏ. 

Nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Đặt cốc sai cách: Nhiều chị em có thói quen đặt cốc quá sâu vào tận bên trong âm đạo khiến cho thành cốc va chạm vào cổ tử cung gây đau nhói hoặc đau rát khi tử cung co bóp nhẹ để đẩy máu kinh ra ngoài.

  • Kích thước cốc không phù hợp: Cốc nguyệt san quá bé so với kích thước âm đạo sẽ khiến máu kinh dễ bị rò rỉ. Ngược lại cốc quá to sẽ gây cảm giác cộm, kích, và đau rát khó chịu. 

  • Cuống cốc nguyệt san quá dài: Cuống quá dài có thể cọ xát phần ngoài "cô bé" dẫn đến cảm giác đau rát ngoài âm đạo

Giải pháp:

  • Bạn nên chọn đúng size cốc phù hợp với "cô bé" của mình, cắt tỉa gọn gàng sạch sẽ trước khi đưa vào âm đạo.
  • Tìm hiểu các video dướng dẫn cách đặt cốc sao cho đúng, không đưa vào âm đạo với một lực quá mạnh có thể gây tổn thương cho " cô bé". 
  • Chọn cốc nguyệt san có dung tích lớn, chất liệu mềm mại.

Có thể bị rò rỉ

Trong khi sử dụng cốc nguyệt san "rò rỉ" là trường hợp bạn không thể tránh khỏi. Sẽ thấy bất tiện và vô cùng khó chịu hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục sau đây nhé.

Nguyên nhân: Đa phần tình trạng rò rỉ đều xuất phát từ nguyên nhân cốc không bung mở hoàn toàn sau khi được đưa vào bên trong âm đạo. Miệng cốc không bung mở hết khiến cho thành cốc sẽ không bám được chắc chắn vào thành âm đạo dẫn đến tác hại của cốc nguyệt san là gây rò rỉ kinh dịch. Đôi khi bạn sẽ thấy có một chút máu kinh bị dây ra đáy quần lót.

Giải pháp: Sau khi đưa cốc vào âm đạo lấy cuống xoay 1 vòng thì cốc sẽ tự bung ra vừa khít với vành âm đạo. Bạn có thể lấy tay sờ vào vòng quanh viền kiểm tra cốc đã ôm khít chưa. Nếu vẫn bị rò rỉ bạn có thể thử sang các dáng cốc khác. 

Nếu muốn tình trạng rò rỉ kinh nguyệt không xảy ra, sau khi đưa cốc vào trong chị em nên cầm cuống cốc xoay nhẹ một vòng để miệng cốc bung mở hẳn

Nếu hướng dẫn cách sử dụng đưa cốc nguyệt san vào trong 

Cốc nguyệt san bị kẹt ở âm đạo

Cốc nguyệt san bị kẹt ở trong âm đạo cũng là một trong những tác hại cốc nguyệt san.

Nguyên nhân chủ yếu:

  • Tai nạn này rất dễ gặp phải khi chị em mới sử dụng lần đầu tiên.
  • Do mới làm quen với cốc nên chân tay còn lóng ngóng, chưa thuần thục.
  • Tâm lý lo lắng khiến cho các cơ bị căng cứng hoặc cơ chậu chưa được thả lỏng dẫn đến việc khó đưa cốc nguyệt san ra ngoài.

Giải pháp: Muốn thao tác kéo cốc ra ngoài dễ dàng chị em nên thả lỏng cơ thể, sau đó đưa tay nhẹ nhàng vào bên trong âm đạo, bóp nhẹ vào đáy cốc rồi từ từ kéo cốc ra ngoài. Ngoài ra, chị em cũng nên sử dụng các loại cốc có cuống dài để dễ cầm nắm và tránh trơn tuột trong quá trình kéo cốc ra. 

Cốc sẽ khó để lấy nếu bạn dùng lực kéo ra quá mạnh, khiến lực hút của cốc không được giải phóng, thì sẽ khó lấy ra hơn.  

Cuống cốc nguyệt san Liberty Cup được chia làm 4 nấc dễ dàng điều chỉnh, kéo ra ngoài

Tác hại của cốc nguyệt san được giảm thiểu khi cuống cốc nguyệt san được chia làm 4 nấc dễ dàng điều chỉnh, kéo ra ngoài

Đừng lo lắng nếu bạn chưa biết cách lấy cốc ra khỉ cơ thể hãy đọc bài viết sau đây Hướng dẫn cách lấy cốc nguyệt san ra khỏi cơ thể dễ dàng

Gặp vấn đề tiết liệu (UTI)

Dùng cốc nguyệt san có hại không? Câu trả lời là có thể gặp vấn đề tiết liệu nếu sử dụng cốc nguyệt san. 

Nguyên nhân:

  • Như các bạn đã biết, bất kỳ thứ gì được đưa vào âm đạo, có thể gây kích ứng niệu đạo từ đó vi khuẩn sẽ dễ dàng thâm nhập vào đường tiết niệu. Tuy nhiên đây chỉ là một số ít trường hợp bị gặp vấn đề này vì vậy tác hại cốc nguyệt san này cũng hiếm khi xảy ra.
  • Việc đặt cốc nguyệt san không đúng cách có thể gây cản trở cho niệu đạo, khiến không thể làm trống hoàn toàn bàng quang khi đi tiểu. Gây ra nhiễm trùng đường tiết liệu, tuy nhiên trường hợp này xảy ra rất hiếm. 

Một số ít nữa có thể sẽ gặp khó khăn trong việc đi tiểu do cốc nguyệt san có thể bị đẩy lên niệu đạo.

Cũng theo nghiên cứu của The Lancet Public Health: Trong tổng số 3.319 người tham gia thì có 9 người  (0,27%) xuất hiện các triệu chứng tiết liệu. Ba trong số đó gặp tình trạng thận bị ứ nước - đây là một tình trạng nghiêm trọng gây sưng thận khi nước tiểu không thể thoát ra ngoài.

Nếu bạn gặp phải tình trạng đi vệ sinh chậm hoặc cảm thấy áp lực lên bàng quang, thì nên chuyển sang cốc có chất liệu mềm hơn. 

Có thể làm bong vòng tránh thai (IUD)

Tác hại của cốc nguyệt san không ngờ tới là ảnh hưởng đến vòng tránh thai. Cũng theo The Lancet Public Health trong số 3.319 tham gia nghiên cứu thì có 13 người xuất hiện tình trạng vòng tránh thai bị bung ra hoặc ra khỏi âm đạo khi ép cốc nguyệt san vào cô bé.

Tuy nhiên, theo thống kê cứ 20 người thì có 1 người bị bung vòng tránh thai trong kỳ kinh nguyệt vì vậy cũng không thể khẳng định được vòng tránh thai bị bung ra là do sử dụng cốc nguyệt san.

Việc sử dụng cốc nguyệt san rất có thể ảnh hưởng đến hoạt động của vòng tránh thai. Đây là một trong những tác dụng phụ của cốc nguyệt san

Bị hội chứng sốc độc tố (TSS)

Hội chứng sốc độc tố xuất hiện với phụ nữ còn kinh nguyệt đặc biệt khi sử dụng cốc nguyệt san. Người dưới 18 tuổi chiếm 1/3 trong các trường hợp bị hội chứng sốc độc tố. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân. 

Nguyên nhân: Hội chứng sốc độc tố (Toxic Shock Syndrome) xảy ra khi vi khuẩn Streptococcus hoặc Staphylococcus tồn tại tự nhiên trên da, miệng, mũi được đẩy sâu vào cơ thể. Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhưng rất hiếm gặp có thể gây tử vong do một số loại vi khuẩn sản sinh độc tố. Tuy nhiên trường hợp cốc nguyệt san nguy hiểm này cũng rất hiếm, vì vậy các chị em phụ nữ cũng đừng quá lo lắng.

Dấu hiệu: Cho thấy bị hội chứng sốc độc tố gồm: huyết áp thấp, sốt, nổi mề đay, mẩn ngứa, suy nội tạng. Có thể nói tác hại của cốc nguyệt san nguy hiểm nhất là TSS. 

Vậy tại sao cốc nguyệt san có thể gây ra hội chứng sốc độc tố?

Không chỉ cốc nguyệt san mà cả tampon đều tạo ra không gian cho vi khuẩn Staphylococcus phát triển sinh sản đến một số lượng đủ lớn thì có thể sẽ sản sinh ra độc tố.

Tuy nhiên hội chứng sốc độc tố khi sử dụng tampon rất hiếm xảy ra và thậm chí hiểm cơn cả khi sử dụng cốc nguyệt san. Đến thời điểm hiện tại chỉ có 1 báo cáo cho thấy 1 trường hợp bị sốc độc tố liên quan đến cốc nguyệt san. Người dùng trong trường hợp này đã tạo ra một mảnh vụn nhỏ trong ống âm đạo khi lần đầu tiên đặt cốc. Mảnh vụn này khiến vi khuẩn Staphylococcus xâm nhập vào máu và lây lan khắp cơ thể.

Mặc dù rất hiếm xảy ra, tuy nhiên để hạn chế bị sốc độc tố, các chuyên gia khuyến cáo:

  • Vệ sinh sạch cốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước khi đưa cốc vào và lấy cốc ra
  • Bôi lượng gel bôi trơn hoặc lượng dầu gốc vào bên ngoài cốc trước khi đưa cốc vào âm đạo

Quên cốc nguyệt san trong âm đạo làm gia tăng các bệnh phụ khoa

Tác hại của cốc nguyệt san này rất dễ xảy ra với những người thường xuyên bận rộn. 

Nguyên nhân: Có thể trong lần đầu sử dụng cốc nguyệt san chưa quen sẽ thấy khó chịu tuy nhiên sau một thời gian dùng bạn sẽ thấy sự tiện dụng, thoái mái và sạch sẽ từ cốc nguyệt san đến nỗi bạn có thể sẽ quên luôn cốc nguyệt san ở trong âm đạo.

Tác hại:

  • Tuy nhiên việc để quên cốc nguyệt san trong âm đạo dễ gây vi khuẩn từ đó khiến chị em rất dễ bị các bệnh phụ khoa do máu trong cơ thể chứa nhiều chất dinh dưỡng nên dễ bị "kích thích" vi khuẩn. 
  • Ngoài ra việc để quên cốc nguyệt san quá lâu trong âm đạo (quá 12 tiếng) thì khi lấy ra bạn sẽ thấy cốc nguyệt san có mùi khó chịu.
  • Nếu bạn quên cốc trong âm đạo quá 1 ngày, thậm chí 2 - 3 ngày sẽ dẫn tới nhiễm khuẩn, nhiễm trùng âm đạo, có thể dẫn đến tình trạng viêm tử cung, viêm bàng quang, nguy hiểm tới tính mạng.

Máu kinh nguyệt vấy bẩn ra ngoài hoặc bị đổ ra khi lấy 

Đây cũng không hẳn là tác hại của cốc nguyệt san bởi trong lần đầu sử dụng có thể bạn sẽ luống cuống khi lấy cốc nguyệt san ra dẫn đến việc máu kinh nguyệt bị dây bẩn nên quần áo hoặc thậm chí bị đổ ra ngoài.

Chỉ cần bạn sử dụng nhiều lần qua đó rút kinh nghiệm từ các lần trước đó thì chắc chắn bạn sẽ lấy cốc nguyệt ra một cách thuần thục và dễ dàng để máu kinh nguyệt không bị vấy bẩn hay bị đổ ra ngoài. Nhớ cho máu kinh nguyệt vào bồn cầu rồi sau đó vệ sinh cốc nguyệt san thật sạch sẽ nhé

Những ai không nên dùng cốc nguyệt san để tránh những tác hại không mon muốn

Để tránh những tác hại, tác dụng phụ của cốc nguyệt san các chị em đang ở một trong những trường hợp dưới đây tuyệt đối không nên sử dụng:

  • Trẻ em dưới 18 tuổi  và người chưa quan hệ tình dục tuyệt đối không nên sử dụng rất dễ rách màng trinh.
  • Phụ nữ đang trong quá trình điều trị các bệnh về phụ khoa hoặc mắc các bệnh lý về đường tình dục.
  • Vùng kín đang bị tổng thương: việc đưa cốc nguyệt san vào trong khiến vùng kín đau rát và các tổn thưởng càng trở lên nghiệm trọng hơn.
  • Phụ nữ sau sinh có sản dịch.
  • Người bị u xơ tử cung: sử dụng cốc nguyệt san có thể gây ra cảm giác đau vùng chậu hoặc có thể làm lượng kinh nguyệt ra nhiều hơn.
  • Vị trí tử cung bị thay đổi ảnh hưởng đến vị trí đặt cốc.
  • Lạc nội mạc tử cung: Sử dụng cốc nguyệt trong kỳ kinh nguyệt có thể làm gia tăng cảm giác đau đơn.
  • Những người bị trứng co thắt âm đạo 

Trường hợp nào bạn cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở chăm sóc y tế

Theo nghiên cứu chúng tôi đã đề cập, mặc dù các tác hại của cốc nguyệt san thường rất hiếm khi xảy ra hoặc không nguy hiểm cũng như gây ra các tác dụng phụ của cốc nguyệt san.

Tuy nhiên, nếu bạn gặp các trường hợp sau đây cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên môn hoặc đến ngay các cơ sở chăm sóc y tế, bệnh viện.

  • Đau nhức ở âm đạo
  • Chóng mặt, buồn nôn
  • Sốt cao
  • Dị ứng, phát ban
  • Mẩn đỏ

Cần đến gặp bác sĩ nếu gặp các triệu trứng:

  • Dịch âm đạo bất thường
  • Sưng và đau âm đạo
  • Có mùi ở khi vực âm đạo

Các câu hỏi liên quan khác về tác hại cốc nguyệt san

Ngoài câu hỏi sử dụng cốc nguyệt san có hại không thì chị em phụ nữ còn rất nhiều các thắc mắc khác nữa. Cùng tìm hiểu thêm về cốc nguyệt san lợi và hại thông qua các câu hỏi dưới đây nhé!

Cốc nguyệt san có gây rộng “cô bé”?

Có không ít thông tin cho rằng cốc nguyệt san chính là “thủ phạm” làm rộng “cô bé”. Nhưng thực tế điều này là không đúng bởi lẽ:

Âm đạo nữ giới là khoang ảo có khả năng giãn nở (độ đàn hồi) cao đến 200%. Khi sinh con âm đạo có thể mở rộng đến 10cm nhưng sinh xong chúng có thể co về lại gần như bình thường. Với bạn gái chưa quan hệ tình dục kích thước âm đạo dao động trong khoảng 1,5 – 2cm. Trong khi đó hầu hết các loại cốc nguyệt san đều có đường kính rất nhỏ, chỉ khoảng 42 – 47mm nên không thể làm rộng cô bé chỉ trong thời gian ngắn là 3 – 5 ngày hành kinh.

Các loại cốc nguyệt san đã được thiết kế tối ưu để vừa dễ dàng đưa vào bên trong “cô bé”, vừa phù hợp với kích thước âm đạo nên chị em hoàn toàn yên tâm sử dụng mà không phải lo ngại cốc sẽ gây rộng chỗ ấy nhé.

Cốc nguyệt san có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

Cốc nguyệt san không làm ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản của nữ giới. Cốc chỉ có tác dụng hứng đựng lượng máu kinh chảy ra từ tử cung một cách tự nhiên, mà không can thiệp vào các cơ chế rụng trứng, thụ thai hay tránh thai của các chị em.

Chị em có thể sử dụng cốc nguyệt san khi đang đặt vòng tránh thai: Tuy nhiên, chị em nên đợi cho vòng ổn định rồi mới sử dụng. Thời điểm thích hợp nhất để dùng cốc nguyệt san là sau 2 tháng kể từ ngày bắt đầu đặt vòng. Khi lấy cốc ra ngoài để vệ sinh chị, em nên lưu ý bóp nhẹ vào thân cốc để làm giảm lực hút của cốc. Tránh kéo trực diện vừa khiến cô bé bị đau lại vừa khiến vòng tránh thai dễ bị tuột ra ngoài.

Chị em có thể sử dụng cốc nguyệt san ngay cả khi đang dùng dụng cụ tránh thai

Chị em có thể sử dụng cốc nguyệt san ngay cả khi đang dùng dụng cụ tránh thai

>>Xem thêm: Sử dụng cốc cốc nguyệt san có làm tăng khả năng thụ thai không?

Cốc nguyệt san tác hại đến sức khỏe hay không?

Cốc nguyệt san sẽ không gây tổn hại cho sức khoẻ nếu các chị em biết lựa chọn cốc chất lượng, sử dụng và vệ sinh cốc đúng cách.

Xét về mặt y tế, cốc nguyệt san được xem là sản phẩm an toàn và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trước khi sử dụng chị em cũng nên tìm hiểu trước về những tác hại của cốc nguyệt san để có biện pháp chọn lựa, sử dụng và vệ sinh cốc phù hợp, phát huy tối đa công năng tuyệt vời của cốc trong những ngày đèn đỏ.

Nếu bạn cần giải đáp thêm các thông tin liên quan đến cốc nguyệt san, hãy liên hệ với Liberty Cup qua:

mua ngay
Bình luận

BÌNH LUẬN:

binh-luan

MichaelJow - 16/11/2022 lúc 10:20 -

worldwide pharmacy online

binh-luan

TommyGag - 16/11/2022 lúc 06:05 -

plaquenil 200 cost

binh-luan

Jimren - 16/11/2022 lúc 03:03 -

generic keflex cost

binh-luan

Davisblart - 16/11/2022 lúc 12:55 -

happy family rx

binh-luan

Rodneyrab - 16/11/2022 lúc 11:51 -

seroquel tablets 25mg

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: