-
-
-
Tổng cộng:
-
Dùng cốc nguyệt san cảm thấy khó chịu bụng dưới - Nguyên nhân và Cách khắc phục
Nhiều chị em sau khi sử dụng Cốc Nguyệt San đã thắc mắc: Tại sao dùng cốc nguyệt san lại cảm thấy hơi tức tức bụng dưới mà không được “mượt” và thoải mái. Đặc biệt là đối với những cô nàng mới sử dụng cốc nguyệt san. Trong bài viết ngày hôm nay, Liberty Cup sẽ giúp các nàng giải đáp nguyên nhân cảm thấy tức bụng và cách khắc phục.
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tức bụng dưới của các chị em:
1. Đặt cốc hơi gần cổ tử cung
Do cấu tạo cơ thể từng người mà tử cung sẽ có độ ngắn/dài khác nhau. Nhiều chị em có chiều dài cổ tử cung ngắn (hoặc từng sinh thường cũng khiến cổ tử cung xuống thấp hơn) thường khi đặt cốc sẽ thấy tức bụng dưới
Cách khắc phục:
-
Kéo cốc dịch ra phía ngoài. Đặt cốc đúng vị trí vừa đủ, nếu quá gần cổ tử cung sẽ khiến các bạn cảm thấy cộm rõ rệt mỗi khi di chuyển hoặc vận động.
-
Nếu đã điều chỉnh vị trí cốc mà vẫn không được thì bạn có thể cắt bớt đuôi cốc nhé. Bởi nhiều bạn có chiều dài tử cung khá ngắn, 1 số loại cốc hơi dài cũng sẽ không phù hợp, khi này bạn hãy cắt bớt cuống cốc đi.
Cắt bớt cuống cốc nguyệt san để giảm đau tức bụng
2. Đặt cốc chưa chuẩn khiến không khí “lọt” vào bên trong
Do Cốc nguyệt san có cấu tạo khá khép kín, khi vô tình để lọt quá nhiều không khi vào bên trong sẽ dẫn đến đầy hơi, tức bụng.
Cách khắc phục: Loại bỏ không khí thừa bằng phương pháp Marisette:
-
Phương pháp Marisette được áp dụng để "đuổi" không khí thừa có trong cốc - là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây sự tăng áp suất trong cốc, làm mất độ kín của cốc, giảm hiệu lực hút, dẫn đến gây rò rỉ.
-
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp lỗ thông khí bị tắc quá nhanh (có thể lỗ quá nhỏ, hoặc do tính chất máu mau đông) hoặc tốc độ dòng chảy của bạn qúa lớn), biểu hiện là cốc chưa đầy nhưng bị rò rỉ vì cốc bị giảm hoặc mất hiệu lực hút do không khí bên ngoài tràn vào.
Cách đặt Cốc nguyệt san chuẩn:
Trước khi thực hiện bạn cần đảm bảo cốc đã mở hoàn toàn + vị trí cốc hoàn toàn thoải mái đối với bạn.
Dùng ngón trỏ và ngón cái nhẹ nhàng nhưng dứt khoát kẹp vào thân của cốc đồng thời đẩy cơ âm đạo, lúc này sẽ phát ra tiếng động nhỏ, nghĩa là mình đã "đuổi" được không khí thừa ra ngoài rồi đó. Hoặc dùng ngón trỏ luồn vào theo thành cốc ấn mạnh cho cốc bẹp xuống đồng thời hơi rặn để đẩy khí thừa trong âm đạo ra ngoài.
Để tránh không bị lọt quá nhiều không khí vào trong cốc, lúc gấp cho cốc vào bạn cần cho lọt hẳn vào trong rồi mới để cốc bung ra, không nên để cốc bung ra quá sớm (ví dụ mới cho vào cửa âm đạo đã cho bung ra luôn rồi)
Khi chọn Cốc Nguyệt San chị em cũng cần lưu ý
1. Chọn những loại cốc có nhiều size
Cốc nguyệt san nên có từ 2 size trở lên để phù hợp với tình trạng cơ địa từng người
Ví dụ:
-
Dưới 30 tuổi hoặc sinh thường: Bạn nên chọn cốc size nhỏ, khi này cơ âm đạo vẫn đàn hồi rất tốt
-
Trên 30 tuổi hoặc sinh thường: Bạn nên chọn mua cốc size lớn hơn để vừa khít với cơ thể, tránh tình trạng rò rỉ
2. Chọn Cốc nguyệt San có đuôi cốc dài
Mỗi chị em sẽ có độ ngắn dài tử cung khác nhau. Vậy nên chọn cốc có thể điều chỉnh độ ngắn dài sẽ giảm khả năng bị cộm, tức bụng
-
Nếu tử cung dài thì bạn có thể giữ nguyên đuôi cốc (điều này cũng giúp bạn lấy cốc ra dễ hơn so với những loại cốc nguyệt san có đuôi cốc ngắn)
-
Nếu tử cung có độ dài trung bình đến ngắn thì chị em có thể cắt tùy chỉnh sao cho không thấy cộm tức khó chịu là được
Chọn cốc nguyệt san có đuôi cốc dài
3. Chọn Cốc nguyệt san sử dụng Silicon Y Tế
Thị trường có khá nhiều loại cốc được là, từ chất liệu nhựa dẻo. Tuy có giá thành tương đối rẻ nhưng độ bền và độ an toàn lại không cao bằng Silicon Y tế.
4. Sử dụng Cốc nguyệt san màu nguyên bản (trắng)
Ngoài công dụng tránh màu và tạp chất hấp thụ vào trong cơ thể thì màu trắng sẽ giúp bạn quan sát tốt hơn sức khỏe kinh nguyệt của mình. Bởi dựa theo màu sắc kinh nguyệt (đỏ, đỏ thẫm hay màu sậm) cùng lượng kinh nguyệt sẽ phản ánh được sức khỏe cơ thể bạn
BÌNH LUẬN:
Hello World! https://s1v8b7.com?hs=c8399bdc3b5cfd295693ff39431ed73d& - 27/11/2022 lúc 02:55 -
x2upr3