Tin tức

Tới tháng nên uống gì? 13 loại nước uống giúp giảm đau bụng kinh

30/08/2021 Dương Hương 0 Nhận xét

Tới tháng nên uống gì và không nên uống gì là băn khoăn của rất nhiều chị em trong những ngày đèn đỏ. Hiểu được điều này, bài viết hôm nay sẽ gửi đến chị em 14 loại nước uống cực tốt cho ngày đèn đỏ cùng với 7 loại thức uống chị em cần tránh. Tất cả những loại nước uống này còn cực dễ kiếm, pha chế đơn giản và vô cùng tiết kiệm.

TỚI THÁNG NÊN UỐNG GÌ?

Vào những ngày kinh nguyệt, cơ thể chị em có nhiều thay đổi, kéo theo mệt mỏi, khó chịu. Loại nước uống được khuyến khích trong những ngày này không chỉ có tác dụng tốt cho chu kỳ mà còn phải giúp giảm dịu cảm giác khó chịu đó.

Nước lọc 

Tới tháng nên uống nhiều nước trong những ngày đèn đỏ giúp cơ thể giữ nước, tăng cường tuần hoàn máu, giảm hiện tượng đầy hơi, đau nhức. Ngoài ra, việc bổ sung nước đầy đủ giúp điều tiết các hoạt động co thắt của tử cung, làm giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. 

Uống đủ nước là điều cần thiết trong chu kỳ kinh nguyệt

Lưu ý: 

  • Nên uống tối đa 2 lít nước ấm, tránh nước lạnh, nước ngọt... trong chu kỳ kinh nguyệt

  • Nên chia thành nhiều lần uống (mỗi lần khoảng 100ml), uống ngụm nhỏ.

  • Nếu bạn có thói quen uống nước ép, nước hoa quả, có thể giảm tương đương lượng nước lọc.

Sữa đậu nành 

Trong sữa đậu nành có chứa hàm lượng lớn hợp chất isoflavone có cơ chế hoạt động gần giống với estrogen trong cơ thể phụ nữ có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm cảm giác mệt mỏi và giảm đau bụng kinh khi tới tháng.

Nguyên liệu và dụng cụ

  • Đậu nành: 500 gr.

  • Đường kính: 300 gr.

  • Túi lọc.

  • Máy xay sinh tố.

Cách làm: 

  • Bước 1: Ngâm 500gr đậu nành trong nước ấm từ 6 – 8 tiếng cho đậu nở ra.

  • Bước 2: Cho đậu và một chút nước vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Dùng túi lọc để loại bỏ phần bã đậu, chỉ lấy phần nước. 

  • Bước 3: Cho nước đậu đã lọc vào nồi, đun lửa nhỏ để sữa sôi từ từ. Đun thêm từ 10 – 15 phút rồi tắt bếp và để nguội. 

  • Bước 4: Thêm đường và thưởng thức. 

Tới tháng nên uống sữa đậu nành bởi nó rất tốt giúp điều hòa nội tiết tố nữ, giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

Sữa ấm 

Thành phần dinh dưỡng trong sữa gồm canxi, photpho, magie, kali, natri, sắt, các vitamin A, C, D, E… giúp chị em tăng cường sức khỏe, chống lại cảm giác mệt mỏi, khó chịu khi tới tháng, và điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh hiệu quả. Vì vậy tới tháng nên uống sữa ấm sẽ rất tốt cho chị em

Để giảm dịu cảm giác khó chịu cho cơ thể, bạn gái nên ưu tiên chọn sữa không đường, sữa tươi nguyên chất được làm ấm trước khi uống và hạn chế uống sữa cùng đá lạnh hoặc sữa lạnh.

Sữa ấm bổ sung dinh dưỡng cho chị em phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt

Trà gừng 

Tới tháng nên uống gì thì đừng quên trà gừng chị em nhé. Bởi trong gừng có chứa tinh chất zingiberol và ginger oil có tác dụng làm dịu các cơn buồn nôn hay đau bụng kinh, rất tốt cho chị em khi tới tháng. Ngoài ra, uống trà gừng trong những ngày đèn đỏ còn giúp lưu thông máu huyết, tăng sức đề kháng.

Nguyên liệu: 

  • Gừng tươi: 5g

  • Đường trắng

  • Nước lọc

Cách làm: 

  • Bước 1: Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, nạo thành sợi nhỏ, bỏ vào trong ly.

  • Bước 2: Cho nước vào nồi, đun sôi khoảng 10 phút, rót vào rây lọc bỏ bã gừng.

  • Bước 3: Cho đường trắng vào ly nước gừng, khuấy đều cho tan đường, chờ nguội và thưởng thức.

*** Chú ý: Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều sẽ gây nóng. 

Uống trà gừng giúp lưu thông máu huyết, tăng sức đề kháng cho chị em trong kỳ kinh

Trà hoa cúc 

Trà hoa cúc tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ não, chữa suy nhược thần kinh. Hoạt chất chamomile có trong hoa cúc còn có khả năng xoa dịu các dây thần kinh, giúp thư giãn, giảm cảm giác bồn chồn, mệt mỏi, giảm chứng chóng mặt, buồn nôn và giảm đau bụng khi tới tháng.

Nguyên liệu làm trà hoa cúc:

  • 10g hoa cúc sấy khô

  • 5g táo đỏ

  • 5g kỳ tử

  • 30ml mật ong

Cách làm:

  • Bước 1: Hoa cúc tráng qua với nước ấm, chắt bỏ hết nước.

  • Bước 2: Rót khoảng 500ml nước sôi vào ly trà, cho kỳ tử, táo đỏ vào ngâm 2 phút.

  • Bước 3: Trà ngấm thì thêm mật ong. Không nên cho mật ong lúc nước còn sôi. Rót trà ra tách và thưởng thức.

Tới tháng nên uống trà hoa cúc sẽ giúp thư giãn, giảm bớt mệt mỏi và lo lắng trong chu kỳ kinh nguyệt

Trà bạc hà

Tới tháng nên uống trà bạc hà bởi trong lá bạc hà chứa các chất kali, magie, phốt pho, vitamin A, C và chất chống viêm - axit rosmarinic giúp giảm tình trạng đau bụng kinh và chuột rút ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. 

Ngoài ra, trà bạc hà với hương thơm đặc trưng giúp thúc đẩy thư giãn và giảm căng thẳng, giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn khi tới tháng.

Nguyên liệu:

  • 1 túi trà bạc hà

  • 1 vài nhánh lá bạc hà tươi

  • Nước nóng

  • Cỏ ngọt hoặc đường hoặc mật ong

Cách làm:

  • Bước 1: Cho túi trà bạc hà hoặc lá bạc hà khô và bạc hà tươi, cỏ ngọt (nếu sử dụng) vào ấm trà

  • Bước 2: Đun nước nóng khoảng 80 độ vào ấm trà để trà có hương vị thơm ngon nhất.

  • Bước 3: Ủ trà trong 5-10 phút. Thêm 1 thìa canh mật ong và 1 lát chanh để tăng hương vị và thưởng thức. 

*** Chú ý: Bạn nên cho chanh khi trà đã nguội để trà không bị đắng.

Trà bạc hà giúp giảm đau bụng kinh và chuột rút ở phụ nữ khi tới tháng

Trà kombucha

Trà kombucha là câu trả lời tiếp theo cho "tới tháng nên uống gì". Thành phần của trà Kombucha có chứa men tiêu hóa, sinh tố và nhiều hợp chất hữu cơ giúp khôi phục sự cân bằng cho nội tiết tố và hệ tiêu hóa. Trà kombucha cung cấp một lượng lớn vitamin nhóm B giúp cơ thể chống trầm cảm, an thần và giảm cảm giác khó chịu khi tới tháng.

Ngoài ra, trà Kombucha có tác dụng giải độc, loại bỏ độc tố trong cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe sinh sản.

Nguyên liệu:

  • 600ml nước sạch không chứa flo và clo

  • 50gr đường

  • 2 gói túi lọc hoặc 2 thìa cà phê trà lá, trà đậu, trà gạo…

  • 120ml trà mồi từ mẻ trước hoặc dấm trắng chưng cất

  • Bình thủy tinh, chai thủy tinh

  • Dụng cụ khuấy bằng nhựa hoặc gỗ 

  • Vải mùng hoặc các loại vải dệt dày hoặc giấy lọc cà phê

  • Dụng cụ lọc

Cách làm: 

  • Bước 1: Lấy túi trà ngâm cùng nước sôinước sôi. Bỏ đường vào khuấy cho tan hết. Để nguội hỗn hợp đến nhiệt độ 20-30 độ C rồi thêm trà mồi hoặc dấm vào để lên men.

  • Bước 2: Thêm con men SCOBY. Đậy hũ trà bằng giấy lọc cà phê hoặc vải mùng và buộc chặt bằng dây cao su. Để trà nghỉ ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau tầm 5 ngày, kiểm tra vị trà và quyết định có kéo dài thời gian lên men không. 

  • Khi có độ chua - ngọt và lên men ưng ý, đổ phần nước trà ra để dùng dần. Khi pha trà bạn có thể thêm trái cây tươi cắt miếng nhỏ để tăng hương vị và tạo vẻ đẹp cho cốc trà.

Trà Kombucha giúp cân bằng nội tiết tố, giảm các triệu chứng đau bụng, khó chịu khi tới tháng

Nước dừa 

Trong những ngày đèn đỏ chị em nên uống nước dừa. Thành phần dinh dưỡng của nước dừa có chứa phytoestrogen, vitamin, khoáng chất, axit amin và các chất chống oxy hóa giúp kích thích lưu thông máu tốt hơn, giảm đau bụng kinh và tăng cường hệ miễn dịch, rất tốt cho chị em phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt.

Nước dừa giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh khi tới tháng

Các loại nước ép trái cây 

Thay vì ăn trực tiếp các loại hoa quả, bạn gái có thể sử dụng loại quả này để chế biến thành nước ép vừa dễ uống hơn vừa bổ sung vitamin, khoáng chất cho ngày đèn đỏ.

Nước ép táo 

Nước ép táo chứa nhiều vitamin, sắt, chất xơ và các chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, bổ sung máu cho cơ thể, giảm đau bụng kinh hiệu quả. Ngoài ra, nước ép táo có tác dụng  tăng cường sức khỏe, cải thiện tinh thần thư thái, dễ chịu cho các chị em trong những ngày đèn đỏ.

Nguyên liệu pha:

  • 2 quả táo

  • ½ quả chanh vắt lấy nước

  • Muối, nước lọc

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Táo gọt vỏ, bỏ hạt cắt thành miếng dọc. Chuẩn bị một bát nước lọc, vắt chanh, thêm ít muối. Sau đó cho táo vào ngâm

  • Bước 2: Vớt táo ra, để róc nước và bỏ vào máy ép trái cây và ép lấy nước.

  • Bước 3: Rót ra ly, trang trí và thưởng thức

Tới tháng chị em nên uống nước ép táo giúp bổ máu, hạn chế tình trạng thiếu máu trong chu kỳ kinh

Nước ép dứa 

Tới tháng nên uống gì chị em đừng quên nước ép dứa nhé. Dứa có hàm lượng dinh dưỡng cao như mangan, vitamin B6, vitamin C có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể khi tới tháng. Đồng thời, chất bromelain trong quả dứa còn có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa, kháng viêm, chống khuẩn, rất tốt cho cơ thể.

Nguyên liệu:

  • ½ quả dứa tươi

  • 5ml nước cốt chanh

  • 30ml nước đường

  • 2 muỗng đường cát

  • Máy xay sinh tố/ máy ép trái cây

Cách làm:

  • Bước 1: Dứa gọt sạch vỏ, bỏ mắt, rửa sạch với nước và thái thành lát dày khoảng 1 – 2 cm. Ngâm dứa với 2 muỗng đường cát trắng trong khoảng 30 phút hoặc nhúng qua nước đường để giảm độ chua của dứa.

  • Bước 2: Cho dứa vào máy ép lấy nước cốt rồi đem trộn với 5ml nước cốt chanh. Bạn có thể sử dụng máy xay sinh tố và rây lọc để chắt lấy nước.

Nước ép dứa hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa kinh nguyệt và tăng cường sức đề kháng

Nước ép lựu 

Tới tháng nên uống nước ép lựu bởi nước ép lựu chứa hàm lượng cao vitamin A, C, E, K và các chất chống oxy hóa  giúp cơ thể chống mất nước, lưu thông khí huyết, cân bằng nội tiết, giảm đau bụng kinh và tăng cường sức đề kháng trong những ngày đèn đỏ.

Nguyên liệu:

  • 1 đến 2 quả lựu

  • Nước đường

  • Máy xay sinh tố hoặc máy ép

Cách làm: 

  • Bước 1: Lựu đem rửa sạch, tách lấy hạt.

  • Bước 2: Bỏ hạt lựu đã tách vỏ vào máy ép hoặc máy xay sinh tố. Cho thêm lượng đường vừa đủ rồi xay thật nhuyễn. Lọc qua rây bỏ hạt và cặn bã. Rót phần nước lựu nguyên chất đã rây lọc ra ly và thưởng thức.

Nước ép lựu giúp cân bằng nội tiết tố, giảm đau bụng kinh hiệu quả

Nước ép cần tây 

Cần tây có chứa nhiều Vitamin B, C, K có khả năng điều hoà kinh nguyệt, hỗ trợ hệ tiêu hóa, loại bỏ độc tố hiệu quả. Ngoài ra, nước ép cần tây có chứa nhiều sắt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong và sau chu kỳ.

Nguyên liệu:

  • 300gr cần tây

  • Nước đường

Cách làm: 

  • Bước 1: Cần tây lấy phần thân, bỏ lá, rửa sạch và ngâm vào nước muối pha loãng và rửa sạch. 

  • Bước 2: Cắt cần tây thành khúc ngắn rồi cho vào máy ép lấy nước cốt. Sau đó, thêm đường và thưởng thức.

Tới tháng nên uống nước cần tây chứa nhiều Sắt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong cơ thể

Nước quế

Nước quế chứa chất oxy hóa, giúp giảm các cơn đau bụng kinh, chuột rút và các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Ngoài ra, nước quế có tác dụng giảm chảy máu kinh nguyệt, buồn nôn và nôn trong kỳ kinh, mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái khi tới tháng. Vì vậy tới tháng nên uống gì thì chị em đừng quên nước quế nhé.

Nguyên liệu:

  • 1 thanh quế nhỏ

  • 200ml nước

  • Mật ong, đường phèn

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa sơ quế để loại bớt bụi bẩn rồi cho thanh quế vào ấm trà.

  • Bước 2: Đun 200ml đến gần sôi thì rót nước nóng vào ấm trà, chờ trong khoảng 5 phút.

  • Bước 3: Thêm chanh, mật ong hoặc đường phèn tùy ý rồi thưởng thức. 

Nước quế giúp giảm đau bụng kinh và các triệu chứng tiền kinh nguyệt

Nước cam

Tới tháng uống Nước cam cũng rất tốt. Cam giúp cung cấp hàm lượng lớn vitamin C, Canxi, Kali, Magie, Sắt,... có tác dụng giúp kích thích lượng máu ra đều, tăng cường sức đề kháng và giảm những triệu chứng khó chịu, mệt mỏi cho chị em phụ nữ khi tới tháng. Vitamin C kết hợp cùng axit citric có trong nước cam giúp hấp thụ tối đa sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

Nguyên liệu: 

  • Trái cam

  • Đường (không dùng nước đường)

  • Muối biển

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch và lăn quả cam cho mềm, rửa sạch rồi cắt đôi ra.

  • Bước 2: Dùng dụng cụ vắt cam thủ công hoặc máy vắt cam để vắt nước cam, bỏ hạt

  • Bước 3: Thêm ít đường (nếu bạn thích uống ngọt) và tí muối vào khuấy đều và thưởng thức.

 

Uống nước cam đúng cách rất tốt cho chị em trong chu kỳ kinh nguyệt

Nước mía

Thành phần dinh dưỡng trong nước mía có chứa Sắt, Canxi, Kali, Kẽm, vitamin protein, chất chống oxy hóa và chất xơ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giải độc gan hiệu quả. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, nước mía giúp chị em giảm mệt mỏi, căng thẳng và cảm giác khó chịu khi tới tháng. Vì vậy khi tới tháng chị em nên uống nước mía cũng rất tốt

Lưu ý khi thưởng thức nước mía ngày dâu rụng là không nên thêm quá nhiều đá lạnh, việc sử dụng đồ uống lạnh có thể gia tăng cơn đau bụng trong chu kỳ.

Nước mía có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giải độc gan hiệu quả

Sinh tố bơ 

Tới tháng nên uống gì? Sinh tố bơ là câu trả lời nhé chị em. Quả bơ chứa rất nhiều Omega 3, chất xơ, vitamin B, K, E, C có khả năng làm giảm đau bụng kinh, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, sinh tố bơ chứa Folate giúp làm lành các mô tế bào và Vitamin C giúp chống oxy hóa, tốt cho tử cung khi tới tháng.

Nguyên liệu:

  • 1 quả bơ chín

  • 100ml sữa tươi

  • 20ml sữa đặc 

  • Đá viên 

  • Máy xay sinh tố

Cách làm:

  • Bước 1: Cắt đôi quả bơ, bỏ hạt, bỏ vỏ. Dùng dao cắt phần thịt bơ thành từng miếng nhỏ dày khoảng 2cm. 

  • Bước 2: Rắc một chút đường cát lên bơ rồi chờ khoảng 30 phút để hương vị thêm đậm đà. 

  • Bước 3: Cho bơ, sữa tươi, sữa đặc, đá viên (chọn loại đá nhỏ) vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Sau đó, cho sinh tố bơ vào ly và thưởng thức.

Sinh tố bơ có tác dụng giảm đau bụng kinh và cảm giác khó chịu khi tới tháng 

TỚI THÁNG KHÔNG NÊN UỐNG GÌ?

Để đảm bảo sức khỏe cũng như hạn chế tình trạng đau bụng kinh, đau lưng, mệt mỏi,... khi tới tháng, chị em phụ nữ nên tránh những thức uống dưới đây:

Nước đá, đồ uống lạnh 

Chị em nên hạn chế tối đa uống nước đá, đồ uống lạnh trong chu kỳ kinh nguyệt. Vì nước đá lạnh làm giảm tuần hoàn máu, ảnh hưởng tới sự co bóp tử cung gây nên tình trạng đau bụng kinh, ứ kinh, khiến cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, khó chịu.

Tới tháng không nên uống gì thì chị em nhớ tránh nước đá lạnh bởi nó gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe chị em khi tới tháng

Bia rượu, đồ uống có cồn 

Đồ uống có cồn như bia, rượu có chứa chất kích thích tác động đến hệ thần kinh và cơ trơn tử cung khiến tử cung co bóp mạnh, gây nên hiện tượng đau bụng kinh dữ dội trong ngày đèn đỏ. 

Ngoài ra, đồ uống có cồn làm tăng nồng độ estrogen và testosterone trong cơ thể  làm thay đổi nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng xấu đến các hormone sinh sản.

Chị em nên hạn chế uống rượu, bia, đồ uống có cồn trong chu kỳ kinh nguyệt

Coffee và các thức uống chứa caffeine

Tới tháng không nên uống cà phê và các thức uống chứa caffeine. Bởi Caffeine là chất kích thích làm tăng huyết áp, nhịp tim và những cảm xúc căng thẳng lo lắng, dễ mất ngủ, cáu gắt trong chu kỳ kinh nguyệt. Việc uống coffee và các đồ uống chứa caffeine khiến những triệu chứng tiền kinh nguyệt ,đau bụng, kéo dài và dữ dội hơn. 

Chị em nên hạn chế uống cafe trong chu kỳ kinh nguyệt bởi những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe

Nước ngọt và các đồ uống có gas

Tới tháng không nên uống gì? Nước ngọt và đồ uống có ga chứa nhiều đường và caffeine gây đau bụng, rối loạn kinh nguyệt, mệt mỏi, căng thẳng. Vào những ngày đèn đỏ, uống nước ngọt có ga gây chán ăn, đầy bụng, thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng tới dạ dày và tiêu hóa.

Chị em không nên uống nước ngọt trong chu kỳ kinh nguyệt

Nước trái cây đóng hộp 

Tới tháng chị em không nên uống nước trái cây đóng hộp bởi Thành phần của nước trái cây đóng hộp có chứa phosphate ngăn cản sự hấp thụ sắt vào cơ thể, khiến chị em luôn thiếu sắt, thiếu máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong  nước trái cây pha sẵn có chứa đường và natri bicarbonate hạn chế vai trò tiêu hóa của acid trong dạ dày, gây nên tình trạng chướng bụng, chán ăn, thiếu hụt dinh dưỡng.

Nước trái cây đóng hộp cũng là đồ uống chị em nên tránh vào những ngày đèn đỏ

Trà đen và trà xanh

Trong trà đen và trà xanh có chứa tới 30% acid tannic làm tiêu hao vitamin B, ngăn cản sự hấp thụ sắt vào cơ thể, khiến chị em bị thiếu sắt, thiếu máu trầm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe chị em. Ngoài ra, uống trà xanh và trà đen khi tới tháng còn khiến chị em cảm thấy tức ngực, đau bụng, cơ thể nặng nề và mệt mỏi hơn.

Uống trà xanh và trà đen vào ngày đèn đỏ khiến chị em thiếu máu, ảnh hưởng sức khỏe

Tinh bột nghệ 

Tới tháng chị em không nên uống tinh bột nghệ bởi trong tinh bột nghệ có chứa hàm lượng Curcumin rất cao, có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nhưng nếu sử dụng trong chu kỳ có thể gây ra tình trạng rong kinh, máu khó đông vì chất acid và nhựa có trong nghệ. Bạn chỉ nên dùng tinh bột nghệ trước chu kỳ 1-2 tuần sẽ rất tốt cho sức khoẻ và điều hoà chu kỳ kinh nguyệt.

 

Chị em nên uống tinh bột nghệ vào những ngày kinh nguyệt

Trên đây là những chia sẻ về các thức uống nên và không nên sử dụng trong chu kỳ kinh nguyệt giúp chị em giải đáp các thắc mắc tới tháng nên uống gì? tới tháng không nên uống gì? Hy vọng thông qua bài viết này bạn có thể lên menu đồ uống cho cả chu kỳ để thay đổi đồ uống, kích thích hương vị khi thưởng thức. Ngoài ra, với nhiều bạn nữ yêu thích công việc nội trợ, được chế biến các loại đồ uống cũng là cách họ thư giãn, quên đi mệt mỏi của chu kỳ.

mua ngay
Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: