Tin tức

Tới tháng có nên uống nước mía

19/08/2021 Dương Hương 0 Nhận xét

Tới tháng có nên uống nước mía bởi đây là loại đồ uống rất tốt cho chị em khi tới tháng. Tuy nhiên không phải chị em nào cũng biết hết các lợi ích nước mía mang lại trong ngày đèn đỏ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp tất cả các tác dụng của nước mía đồng thời hướng dẫn chi tiết uống nước mía đúng cách

Tới tháng có nên uống nước mía không? 

Tới tháng, chị em nên uống nước mía. Đây không chỉ là thức uống giải khát mà rất tốt cho chị em phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong nước mía có chứa Sắt, Canxi, Kali, Kẽm, vitamin A, C, B1, B2, B3, B6, protein, chất chống oxy hóa và chất xơ có tác dụng giảm mệt mỏi, hỗ trợ tiêu hóa, giải độc gan hiệu quả.

Nước mía phần nào tác dụng giảm mệt mỏi cho phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt

Tác dụng của nước mía đối với chị em khi tới tháng 

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, nước mía rất tốt cho chị em phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Để hiểu hơn về công dụng của nước mía, chị em có thể tham khảo bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g nước mía.

Thành phần

Định lượng

Calo

242 Kcal

Đường

12.85 g

Đạm

0,16 g

Chất béo

0,40 g

Chất xơ

0,56 g

Natri

1.16 mg

Kali

150 mg

Canxi

18 mg

Sắt

1.12 mg

Magie

13.03 mg

Từ những thành phần dinh dưỡng trên, có thể thấy nước mía có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho chị em phụ nữ khi tới tháng. Thường xuyên uống nước mía trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ mang tới những công dụng tuyệt vời dưới đây:

Tới tháng uống nước mía giúp giảm mệt mỏi 

Chị em khi tới tháng có nên uống nước mía bởi bào những ngày đèn đỏ, chị em thường mất một lượng nước lớn nên thường cảm thấy mệt mỏi. Trong nước mía có chứa một lượng đường glucose không nhỏ giúp bổ sung nước, cung cấp năng lượng giúp cơ thể bớt mệt mỏi, giảm cảm giác khó chịu khi tới tháng.

Uống nước mía giúp chị em giảm mệt mỏi, căng thẳng khi tới tháng

Uống nước mía giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn 

Tới tháng có nên uống nước mía bởi nước mía chứa chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, đầy hơi, đẩy lùi cảm giác chướng bụng, khó chịu khi tới tháng. Ngoài ra, Kali trong nước mía giúp duy trì nồng độ pH và thúc đẩy quá trình tiết dịch tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định.

Nước mía hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn trong những ngày đèn đỏ

Tời tháng uống nước mía giúp đẹp da, ngừa mụn 

Vào những ngày đèn đỏ, sự thay đổi nội tiết tố khiến chị em bị nổi mụn, sam da. Uống nước mía khi tới tháng sẽ giúp chị em cải thiện được tình trạng khó chịu này. 

Trong nước mía có chứa hàm lượng Alpha hydroxy acid giúp cân bằng độ ẩm trên da, giảm sưng mụn mang đến làn da sáng mịn, khỏe mạnh trong những ngày nhạy cảm.

Tới tháng có nên uống nước mía bởi giúp chị em ngăn ngừa mụn, cho làn da sáng, khỏe 

Uống nước mía giúp giải gian độc, hữu hiệu

Trong chu kỳ kinh nguyệt, sức đề kháng của chị em bị suy giảm rất nhiều, chức năng gan yếu. Hàm lượng các chất chống oxy hóa có trong nước mía giúp cải thiện hệ miễn dịch, phòng chống nguy cơ gây viêm nhiễm trong những ngày đèn đỏ.

Ngoài ra, nước mía duy trì lượng đường trong cơ thể, cân bằng điện giải, từ đó, ngăn gan hoạt động quá mức.

Nước mía góp phần kiểm soát lượng nước trong ngày đèn đỏ, giúp gan giải độc hiệu quả

Hướng dẫn uống nước mía đúng cách dành cho chị em khi tới tháng 

Như đã nói ở trên, tới tháng có nên uống nước mía bởi nước mía mang tới những tác dụng rất lớn với chị em phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả tối đa, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ nên uống một lượng vừa phải, không nên uống quá nhiều: nước mía có tính hàn và hàm lượng đường cao. Chỉ nên dùng 100 - 200ml mỗi lần uống. Nên uống vào buổi chiều, tránh uống trước bữa ăn giảm cảm giác ngon miệng khi dùng bữa.

  • Không nên uống liên tục trong tất cả các ngày đèn đỏ: Như đã nói ở trên, nước mía có tính hàn nên việc uống liên tục sẽ có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Bạn chỉ nên uống 1-3 lần trong chu kỳ 3 - 5 ngày.

  • Nên chọn uống nước mía sạch, nguyên chất: Nước mía chỉ phát huy tác dụng khi được pha chế sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh. Không uống nước mía để quá lâu và thêm quá nhiều đá lạnh.

  • Một số trường hợp không nên uống nước mía: Người có đường ruột yếu, hay đầy bụng, đi lỏng, người béo phì...

Nên thận trọng khi uống nước mía để có hiệu quả tốt nhất trong ngày đèn đỏ

Các loại nước chị em nên và không nên uống khi tới tháng

Để giúp chị em bớt căng thẳng, lo lắng khi tới tháng thì ngoài việc tới tháng có nên uống nước mía, dưới đây là các loại đồ uống chị em nên uống và cần tránh trong ngày đèn đỏ. 

CÁC LOẠI NƯỚC CHỊ EM NÊN UỐNG KHI TỚI THÁNG

Bên cạnh nước mía, chị em nên tham khảo một số loại thức uống dưới đây giúp thư giãn, giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt khi tới tháng:

Trà thảo mộc

Trà thảo mộc bao gồm các nguyên liệu như hoa, lá, quả, vỏ, rễ của các loại cây khác nhau, sau khi phơi khô kết hợp với nhau tạo thành hương vị đặc trưng. Trà thảo mộc có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm mệt mỏi, căng thẳng và đau bụng khi tới tháng.

Một số loại trà thảo mộc tốt cho chị em khi tới tháng như: trà hoa cúc, trà gừng, trà bạc hà,...

Nguyên liệu làm trà hoa cúc:

  • 10g hoa cúc sấy khô

  • 5g táo đỏ

  • 5g kỳ tử

  • 30ml mật ong

Cách làm:

  • Hoa cúc tráng qua với nước ấm, chắt bỏ hết nước.

  • Rót khoảng 500ml nước sôi vào ly trà, cho kỳ tử, táo đỏ vào ngâm 2 phút.

  • Trà ngấm thì thêm mật ong. Không nên cho mật ong lúc nước còn sôi.

  • Rót trà ra tách và thưởng thức.

Trà hoa cúc giúp thư giãn, giảm bớt mệt mỏi và lo lắng trong chu kỳ kinh nguyệt

Nước ép nho

Ngoài việc tới tháng có nên uống nước mía thì chị em cũng nên bổ sung nước ép nho bởi nước ép nho giúp cải thiện tình trạng thiếu máu ở chị em phụ nữ khi tới tháng. Vì thành phần dinh dưỡng của nước ép nho có chứa Kali, Canxi, chất xơ cùng nhiều Vitamin B1, B2, B6, C,...có tác dụng bổ máu rất tốt, giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.

Nguyên liệu: 

  • 250 gr Nho

  • 30 ml Nước đường

  • ½ trái chanh

Cách làm:

  • Nho ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 5-10 phút, sau đó rửa sạch với nước rồi để ráo

  • Chanh rửa sạch, vắt lấy nước cốt

  • Cho 250gr nho vào máy ép trái cây, ép lấy nước

  • Cho nước ép ra ly, thêm đường, nước cốt chanh và thưởng thức.

Nước ép nho giúp điều hòa kinh nguyệt cho chị em phụ nữ khi tới tháng

Sữa

Sữa là là thức uống dinh dưỡng rất tốt với chị em trong chu kỳ kinh nguyệt. Thành phần dinh dưỡng trong sữa gồm canxi, photpho, magie, kali, natri, sắt, các vitamin A, C, D, E… giúp chị em tăng cường sức khỏe, chống lại cảm giác mệt mỏi, khó chịu khi tới tháng, và điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Ngoài việc bổ sung nước mía, trà hóa cúc, chị em nên uống sữa ấm sẽ rất tốt cho cơ thể trong chu kỳ kinh nguyệt

CÁC LOẠI NƯỚC NÊN TRÁNH KHI TỚI THÁNG

Cùng với đó, chị em nên tránh một số thực phẩm dưới đây không tốt cho sức khỏe trong chu kỳ kinh nguyệt:

Nước đá 

Chị em nên hạn chế tối đa uống nước đá trong chu kỳ kinh nguyệt. Vì nước đá lạnh làm giảm tuần hoàn máu, ảnh hưởng tới sự co bóp tử cung gây nên tình trạng đau bụng kinh, ứ kinh, khiến cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, khó chịu.

Không nên uống nước đá trong chu kỳ kinh nguyệt

Nước có gas

Nước ngọt có ga ảnh hưởng xấu đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Vào những ngày đèn đỏ, uống nước ngọt có ga khiến chị em thiếu hụt dinh dưỡng, khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức hoặc đau bụng, tiêu chảy.

Chị em nên tránh uống nước có ga khi tới tháng

Trà xanh 

Uống trà xanh trong chu kỳ kinh nguyệt khiến cơ thể hấp thụ chất sắt kém dẫn đến  thiếu sắt trầm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe chị em. Ngoài ra, uống trà xanh khi tới tháng còn khiến chị em cảm thấy tức ngực, đau bụng, cơ thể nặng nề và mệt mỏi hơn.

Uống trà xanh trong chu kỳ kinh sẽ khiến chị em thiếu sắt, căng thẳng, khó chịu

Như vậy, phái đẹp khi tới tháng có nên uống nước mía bởi với hàm lượng dinh dưỡng cao giúp chị em cảm thấy dễ chịu hơn khi tới tháng. Và đừng quên lắng nghe cơ thể để điều chỉnh và áp dụng những điều phù hợp nhất với chính mình nhé!

mua ngay
Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: