Tin tức

Dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không?

Nhiều bạn nữ băn khoăn không biết dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không và cho rằng dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi sẽ khiến dịch kinh trôi ra ngoài môi trường nước gây mất vệ sinh và không đảm bảo an toàn cho cô bé. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh bạn có thể làm điều này ? Hãy cùng xem những giải pháp hoàn hảo để đi bơi trong ngày ấy trong bài viết dưới đây. Dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không? Chị em có thể dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi trong những ngày hành kinh. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp tốt nhất bởi việc sử dụng băng vệ sinh khi đi bơi rất dễ tràn, hay bị sũng nước và rất dễ bị tuột. Không nên dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi trong những ngày đèn đỏ Cách dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi  Như vừa chia sẻ ở trên là các bạn không nên dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi nhưng nếu các bạn không chọn cho mình một giải pháp khác tốt hơn thì nên lưu ý cách dùng băng vệ sinh đúng cách dưới đây: Bước 1: Bỏ băng vệ sinh bạn đang đeo khi đi bơi Khi bạn chuẩn bị đi bơi, hãy tháo băng vệ sinh mà bạn đang dùng, lượng kinh nguyệt có ở băng sẽ bị trôi ra nước và dễ bị tuột. Trước khi bơi, bạn hãy bỏ băng vệ sinh bạn đang và thay thế miếng băng vệ sinh siêu mỏng Bước 2: Đeo băng mới dán vào đáy quần bơi Để tránh đáy quần không bị phình ra gây phản cảm và giúp quần bơi có thể ôm sát cơ thể, chị em nên chọn loại băng vệ sinh siêu mỏng sau đó lấy băng vệ sinh ra khỏi bao bì và dán vào đáy quần bơi khô. Ngoài ra, hãy đảm bảo đồ bơi của bạn ôm sát cơ thể để góp phần giữ chặt băng vệ sinh khi chúng không còn độ dính khi tiếp xúc với nước. Chị em nên chọn loại băng siêu mỏng để tránh gây phản cảm khi bơi Bước 3: Thay băng vệ sinh mỗi khi ra khỏi hồ bơi Trong quá trình di chuyển trong nước, trọng lực và áp lực của nước sẽ giữ cho kinh nguyệt trong cơ thể của bạn, không thể chảy ra ngoài. Tuy nhiên khi ra khỏi hồ bơi, kinh nguyệt sẽ lưu thông trở lại. Do đó, khi ra khỏi hồ bơi, bạn hãy quấn khăn quanh người và đi thật nhanh vào nhà vệ sinh nhé. Nên thay băng vệ sinh mỗi khi ra khỏi hồ bơi để tránh gặp sự cố không mong muốn Bước 4: Chọn đồ bơi tối màu  Nếu bạn muốn được bảo vệ thêm và lo lắng về việc băng vệ sinh sẽ bị lộ trong bộ đồ tắm khi đeo băng vệ sinh, bạn chọn đồ bơi tối màu để cảm thấy yên tâm hơn, tránh gặp phải tình huống không mong muốn. Chọn đồ bơi tối màu để tránh bị lộ khi mang băng vệ sinh Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý chọn loại băng vệ sinh không cánh để tránh lộ ra bên ngoài đồ bơi. Bước 5: Mặc thêm một chiếc quần bơi lửng Nếu bạn đang dùng băng vệ sinh có cánh, bạn có thể mặc thêm một chiếc quần bơi lửng để che đi việc dùng băng vệ sinh, đồng thời giữ băng cố định hơn lúc bạn di chuyển. Như vậy, với băn khoăn dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không thì bạn vẫn có thể dùng nếu áp dụng sử dụng đúng theo cách trên. Tuy nhiên đây không phải là giải pháp tối ưu và an toàn cho bạn, cùng tìm hiểu thêm các phương pháp giúp bạn giải quyết này ở dưới đây.  Nên mặc thêm một chiếc quần bơi lửng để tự tin, thoải mái khi bơi Sử dụng sản phẩm hỗ trợ khác ngoài băng vệ sinh Dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi không phải là sản phẩm duy nhất mà bạn có thể sử dụng vào ngày đèn đỏ. Thay vào đó, chị em có thể sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san để thay thế băng vệ sinh thường khi đi bơi.  Tampon: Tampon là loại băng vệ sinh hình trụ, nhỏ bằng đầu ngón tay và được đặt trong âm đạo sẽ thấm hút dịch kinh ngay khi tiếp xúc, không để dịch kinh tràn ra bên ngoài. Sau 4-8h, lượng bông thấm tối đa dịch kinh bạn chỉ cần lấy tampon ra và thay tế tampon mới. Đây sẽ là một trong những giải pháp thay thế tốt nhất giúp bạn trả lời dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không ở trên.  Tampon thấm hút trực tiếp máu kinh nguyệt giúp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bạn gái Hướng dẫn cách sử dụng tampon đúng cách: Bước 1: Rửa tay sạch sẽ trước khi sử dụng tampon, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm mốc lây lan vào cơ thể Bước 2: Chọn tư thế thuận tiện (ngồi hoặc đứng), tay thuận giữ tampon, tháo bỏ bao bì. Bước 3: Đưa đầu không có dây vào bên trong âm đạo, giữ sợi dây ở bên ngoài. Bước 4: Đẩy tampon vào từ từ theo hướng chếch từ dưới lên trên Cốc nguyệt san: Cốc nguyệt san là giải pháp thay thế tiếp theo cho băn khoăn dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không của bạn, đem lại cảm giác an toàn, thoải mái với các hoạt động dưới nước.  Cốc nguyệt san là chiếc cốc nhỏ hình chiếc chuông ngược làm bằng silicone y tế có độ đàn hồi cao. Sau khi đưa vào âm đạo, miệng cốc bung mở ôm khít thành âm đạo, hứng toàn bộ dịch kinh tiết ra và giữ dịch kinh bên trong lòng cốc không cho máu kinh tràn ra ngoài. Cốc nguyệt san ôm khít vào thành âm đạo để giữ kinh nguyệt, không tiếp xúc với nước Hướng dẫn sử dụng cốc nguyệt san đúng cách:  Bước 1: Gấp cốc nguyệt san làm đôi theo chiều dọc, để tạo thành chữ C ở phía trên miệng cốc. Bước 2: Bạn chọn một trong những tư thế: ngồi xổm hoặc 1 chân gác lên bồn cầu hoặc ngồi trên bồn cầu. Bước 3: Đẩy cốc vào âm đạo, khi cốc sâu hoàn toàn trong âm đạo, bạn sẽ xoay nhẹ để cốc mở ra hoàn toàn, chống rò rỉ. Như vậy, trong ngày đèn đỏ, bạn gái muốn bơi lội, tập luyện các môn thể thao thoải mái nên lựa chọn tampon hoặc cốc nguyệt san sẽ giúp quá trình hoạt động thoải mái, an toàn hơn. Những lưu ý khác khi đi bơi ngày đèn đỏ Bên cạnh việc trang bị băng vệ sinh hay các sản phẩm hỗ trợ khi đi bơi, bạn gái cũng nên lưu ý một vài điều dưới đây để có thêm những khoảnh khắc vui vẻ trọn vẹn nhé. Không nên ăn những đồ chiên xào, đồ mặn hay các chất kích thích như rượu, bia, cà phê để hạn chế tình trạng khó chịu trong chu kỳ: đau bụng kinh, chướng bụng, đau lưng… Nên bơi lội trong nước ấm (vào mùa đông) và không nên bơi quá lâu sẽ khiến cơ thể bị lạnh, dễ gây mệt mỏi, đau bụng trong chu kỳ. Nếu dùng tampon nên thay ngay sau khi bơi: Để đảm bảo vệ sinh cho cô bé, tránh viêm nhiễm... Không nên liên tục chú ý đến bộ đồ bơi hay quay lại phía sau để kiểm tra phần dưới để tránh cảm giác không thoải mái. Tự tin, thoải mái bơi lội trong ngày đèn đỏ để tránh bỏ lỡ những kỷ niệm đẹp Hy vọng qua bài viết chia sẻ dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không này sẽ giúp bạn nắm rõ cách dùng băng vệ sinh khi đi bơi trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, chị em nên hạn chế đi bơi vào những ngày này để giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Thay vì vậy, chị em có thể tắm nắng hoặc đi dạo bên bờ biển để ngắm cảnh, thư thái tinh thần và giảm cảm giác khó chịu trong những ngày đèn đỏ.
25/ 10/ 2021
0

13 Cách không bị tràn băng khi mặc áo dài hoàn hảo cho các bạn gái

Để không bị tràn băng khi mặc áo dài, chị em nên tham khảo 13 cách không bị tràn băng khi mặc áo dài trong bài viết dưới đây nhé. Đặc biệt, cách thứ 1 và 3 hiện đang được rất nhiều bạn nữ “kết" và rỉ tai nhau sử dụng. Khám phá ngay! Sử dụng tampon Tampon là một trong các cách không bị tràn băng khi mặc áo dài được yêu thích nhất ở của các bạn gái đem lại cảm giác an toàn, không gây bí bách khó chịu vùng kín.  Tampon có hình dạng hình trụ, nhỏ bằng đầu ngón tay và được làm bằng cotton hoặc lụa mềm mại, có khả năng thấm hút kinh nguyệt tốt. Hơn nữa, tampon được đặt trong âm đạo nên không gây cộm và bị lộ sau lớp vải áo dài. Tampon là cách không bị tràn băng khi mặc áo dài hoàn hảo trong những ngày đèn đỏ Sử dụng băng vệ sinh loại siêu thấm và dài Đầu tiên, bạn gái cần chọn loại băng vệ sinh phù hợp trong kỳ kinh nguyệt, nên sử dụng loại ban đêm. Băng nên có mặt lưới siêu thấm, mỏng, có cánh để cố định và có độ dài phù hợp với cơ thể để đảm bảo độ thấm và sẽ không bị lộ ra ngoài, tránh gây phản cảm. Sử dụng băng vệ sinh siêu thâm hút là cách không bị tràn băng khi mặc áo dài đơn giản, dễ sử dụng Không những thế, chị em nên chọn các loại băng vệ sinh có thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bởi khi chủ quan chọn các loại không đảm bảo có thể gây viêm nhiễm, dị ứng. Sử dụng cốc nguyệt san Khác với tampon hay băng vệ sinh, cốc nguyệt san là sản phẩm được dùng trong những ngày kinh nguyệt bằng cách đặt sâu trong âm đạo, miệng cốc ôm khít thành âm đạo, hứng dịch kinh không cho chúng tràn ra ngoài. Cũng giống như tampon, cốc nguyệt san không gây cộm, mùi do đó, đây là lựa chọn ưu tiên cho các bạn nữ khi mặc áo dài. Cách sử dụng cốc nguyệt san: Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy rửa tay thật sạch và lau khô tay. Bước 2: Chọn tư thế phù hợp: gác chân lên bồn cầu, ngồi bồn cầu hoặc ngồi xổm Bước 3: Vệ sinh cốc bằng dung dịch vệ sinh, gấp đôi cốc theo chiều dọc thành chữ C chữ V hoặc hoa tulip. Lần đầu tiên sử dụng, bạn có thể thử nhiều cách khác nhau để chọn được cách gấp phù hợp nhất. Bước 4: Giữ cốc nguyệt san và nhẹ nhàng đẩy cốc vào âm đạo rồi xoay nhẹ cuống cốc để cốc bung mở hoàn toàn. Nếu cuống cốc quá dài, hãy cắt bớt để cuống cốc không thò ra ngoài gây khó chịu. Cốc nguyệt san mang đến cảm giác thoải mái, không mùi cho bạn gái trong chu kỳ Luôn đem theo mình băng vệ sinh hoặc tampon dự phòng Nếu kinh nguyệt ra nhiều hoặc cảm giác không yên tâm bám theo bạn, bạn hãy đem theo băng vệ sinh hoặc tampon để không phải lo bị bất ngờ. Như vậy, khi có cảm giác ra nhiều, bạn gái có thể chủ động vào nhà vệ sinh thay ngay lập tức. Điều này sẽ giúp bạn an tâm hơn khi mặc áo dài trong những ngày kinh nguyệt. Hãy luôn đem theo mình băng vệ sinh hoặc tampon dự phòng mỗi khi ra ngoài Luôn đem theo quần chip và quần áo dài dự phòng Đôi khi nếu dùng một miếng băng vệ sinh hay tampon bạn sẽ lo sợ ra máu kinh ra quá nhiều cùng lúc khiến kinh tràn ra ngoài cả quần lót, thậm chí cả quần áo dài bên ngoài. Do đó, chị em nên mang thêm một chiếc quần lót và quần áo dài dự phòng để khi gặp phải tình huống tồi tệ nhất, bạn vẫn có thể ‘chữa cháy’. Thêm vào đó, bạn gái cũng có thể đem theo áo len để quấn quanh eo phòng khi cần đến. Không tham gia các trò chơi hay vận động mạnh Trong những ngày đèn đỏ, chị em nên hạn chế vận động mạnh hay các hoạt động quá sức. Khi vận động mạnh có thể gia tăng cơn đau bụng kinh trầm trọng hơn. Ngoài ra, vận động quá sức khiến cơ thể mệt mỏi hơn, máu kinh ra nhiều hơn… Đặc biệt với bạn gái sử dụng băng vệ sinh trong chu kỳ, việc vận động mạnh khiến băng dễ bị xô lệch khiến kinh nguyệt tràn ra ngoài. Sử dụng loại băng vệ sinh có cánh Nếu bạn thích sử dụng băng vệ sinh hơn tampon và cốc nguyệt san thì có một mẹo nhỏ về cách không bị tràn băng khi mặc áo dài đó là, chọn băng vệ sinh có cánh. Sử dụng băng vệ sinh có cánh giúp bạn cố định miếng băng trên đáy quần lót, tránh tình trạng băng bị co rúm hoặc xê dịch, thấm ra quần áo dài bên ngoài. Phụ nữ nên sử dụng băng vệ sinh có cánh để cố định tốt hơn tránh bị xô lệch ra bên ngoài Sử dụng băng vệ sinh loại kích thước lớn Băng vệ sinh có kích thước có khả năng giữ được lượng dung dịch chất lỏng nhiều hơn loại nhỏ. Vì vậy, chị em có thể tham khảo loại băng vệ sinh siêu thấm, mỏng và có kích thước dài hơn để tránh gây mất thẩm mỹ khi mặc áo dài. Thực tế, các hãng băng vệ sinh đã cho ra đời loại kích thước lớn để đáp ứng nhu cầu này của phái đẹp. Sử dụng băng vệ sinh lớn là cách không bị tràn băng khi mặc áo dài cho chị em những ngày ra nhiều kinh dịch Thường xuyên kiểm tra và thay băng Thay băng vệ sinh liên tục cũng là một trong những cách dùng băng vệ sinh không bị tràn. Đặc biệt, trong 2 - 3 ngày giữa chu kỳ kinh nguyệt, lượng kinh nguyệt thường ra nhiều hơn dẫn đến tràn băng. Vì vậy, cách 1-2 giờ, chị em nên ghé vào nhà vệ sinh để thay băng hoặc kiểm tra để đảm bảo mọi thứ vẫn ổn. Mặc quần lót dày hơn  Sử dụng một chiếc quần lót dày và ôm sát là một trong những cách chống tràn băng hiệu quả khi mặc áo dài, giúp hạn chế lượng kinh nguyệt tràn ra và quần lót sẽ thấm hút tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần đảm bảo không mặc quần lót quá rộng bởi chúng sẽ khiến băng vệ sinh bị xô lệch và dễ bị tràn ra ngoài. Sử dụng quần lót nguyệt san Quần lót nguyệt san là loại quần lót cho nữ giới giúp duy trì trạng thái giữ chất lỏng tới 11 giờ. Đây là loại quần có thiết kế ba lớp độc đáo, trong đó, lớp thứ nhất có công dụng thấm hút, lớp thứ hai chống tràn và lớp thứ ba được làm bằng chất liệu cotton giúp thoải mái và khô thoáng. Thêm vào đó, quần lót nguyệt san còn được thiết kế theo dạng cạp cao có khả năng ôm sát vòng 3, chống tràn, đảm bảo quần áo dài của bạn không bị vấy bẩn. Đồng thời, loại quần này còn giúp cố định băng vệ sinh, tránh bị xô lệch mỗi khi di chuyển là giải pháp cách không bị tràn băng khi mặc áo dài lý tưởng cho chị em.  Quần lót nguyệt san có khả năng chống tràn đảm bảo quần áo không bị vấy bẩn Mặc quần rộng hơn và tối màu  Đối với trang phục áo dài, bạn có thể chọn loại quần rộng và tối màu hơn trong ngày đèn đỏ để tránh bị lộ, đồng thời bạn cũng sẽ không phải lo lắng kiểm tra phía sau hoặc chốc chốc lại phải hỏi bạn bè về việc làm bẩn quần áo và khó giặt sạch chúng. Ngoài ra, bạn gái có thể mặc quần áo rộng vừa cảm thấy an toàn, không bị lộ khi dùng băng vệ sinh vừa tránh gây bí bách, khó chịu cho vùng kín.  Việc chọn quần ngoài rộng còn giúp tránh cọ xát, tác động khiến làm cho băng vệ sinh bên trong dễ bị xê dịch theo từng chuyển động của bạn, vì thế bạn vận động thoải mái hơn, tự tin hơn. Chị em nên mặc quần áo dài tối màu cho những ngày đèn đỏ Sử dụng băng vệ sinh đúng cách Dù tampon và cốc nguyện san đã được nhiều người biết đến nhưng đa số chị em phụ nữ vẫn thích sử dụng băng vệ sinh hơn, tuy nhiên mọi người vẫn chưa biết dùng đúng cách không bị tràn băng khi mặc áo dài. Vì thế, hãy tham khảo một số tips và hướng dẫn dưới đây.  Cách sử dụng băng vệ sinh đúng cách: Bước 1: Rửa tay sạch sẽ trước khi thay băng vệ sinh, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan vào vùng kín. Bước 2: Kiểm tra hạn sử dụng cẩn thận trước khi lấy băng vệ sinh ra khỏi vỏ, bóc lớp giấy không dính bên ngoài, mở 2 đầu băng ra. Lấy băng vệ sinh ra khỏi túi Bước 3: Đặt lên bàn tay hoặc kéo quần lót xuống ngang gối để cố định đáy quần lót. Bước 4: Gỡ bỏ lớp giấy dán ở giữa miếng băng. Sau đó, tiếp tục gỡ miếng dán ở hai bên cánh (nếu có). Gỡ miếng dán ở miếng băng vệ sinh Bước 5: Dán phần có keo lên mặt trong quần lót, dán cố định hai cánh vào mặt ngoài quần. Bạn có thể đẩy sâu phần băng về phía hậu môn để băng thấm hút tốt hơn. Cách này đặc biệt hiệu quả khi dùng ban đêm đấy bạn nhé! Dán miếng băng vệ sinh vào đáy quần lót Bước 6: Kéo quần lên và kiểm tra xem đã vừa vặn hay chưa. Nếu bạn thấy băng lệch trái hoặc lệch phải, cộm hãy điều chỉnh lại để chắc chắn kinh nguyệt không bị tràn ra ngoài. Kiểm tra xem miếng băng vệ sinh đã nằm đúng chỗ và bạn có thoải mái cử động không Bên cạnh băng vệ sinh, tampon và đặc biệt là cốc nguyệt san đang là giải pháp thay thế cách không bị tràn băng khi mặc áo dài hoàn hảo được các bạn nữ ưu tiên lựa chọn bởi tính an toàn cao, cảm giác khô thoáng, thoải mái và không mùi, giảm viêm nhiễm hiệu quả. Bạn có thể nghiên cứu thêm về giải pháp tampon và cốc nguyệt san nếu chưa trải nghiệm giải pháp này nhé!
25/ 10/ 2021
0

Có kinh nguyệt đi bơi được không? 

Có kinh nguyệt đi bơi được không? Trong chu kỳ kinh nguyệt, chuyên gia khuyến cáo chị em nên tham gia hoạt động bơi lội sẽ giúp giảm các cơn đau và chuột rút, mang lại rất nhiều lợi ích cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cô bé và cảm thấy thoải mái phái đẹp nên lưu ý một số vấn đề sau. Sử dụng cốc nguyệt san khi đi bơi có an toàn không? Có kinh nguyệt đi bơi được không?  Vào những ngày kinh nguyệt, chị em không những có thể đi bơi mà còn rất có lợi cho phụ nữ, cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc đi bơi trong ngày đèn đỏ giúp giải phóng beta-endorphin, đốt cháy prostaglandins làm giảm các triệu chứng đau và chuột rút cơ. Cốc nguyệt san tốt nhất sử dụng ngày đèn đỏ thoái mái bơi lội   Có kinh nguyệt đi bơi giúp giảm dịu khó chịu trong chu kỳ Có kinh nguyệt đi bơi an toàn không?  Khi được hỏi có kinh nguyệt đi bơi được không, nhiều ý kiến cho rằng, đi bơi trong ngày đèn đỏ gây mất vệ sinh, nguy cơ mắc bệnh phụ khoa và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Tuy nhiên, trong thực tế, áp lực của dòng nước làm dòng kinh chậm lại, thậm chí ít có khả năng chảy máu khi hoạt động dưới nước. Đặc biệt, khi bạn sử dụng sản phẩm hỗ trợ chu kỳ kinh nguyệt như tampon, cốc nguyệt san việc bơi lội có thể diễn ra hoàn toàn bình thường. Ngoài ra, chưa có căn cứ khoa học nào chứng minh đi bơi trong ngày đèn đỏ sẽ bị nhiễm trùng (nếu chị em tuân thủ đúng khuyến cáo vệ sinh trong và sau khi bơi). Điều duy nhất chị em cần lưu ý là tắm rửa sạch sẽ và thay tampon ngay khi bơi để tránh nhiễm nấm men từ clo, có thể gây kích ứng cơ thể, nhiễm trùng. Có kinh nguyệt đi bơi vẫn đảm bảo an toàn cho cô bé khi sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san Lợi ích của việc đi bơi trong kỳ kinh nguyệt  Như đã nói ở trên, bơi lội trong chu kỳ kinh nguyệt mang tới nhiều lợi ích cho chị em phụ nữ, cả về thể chất lẫn tinh thần vì thế bạn đừng quá lo lắng hay băn khoăn về có kinh nguyệt đi bơi được không. Cụ thể:  Giúp giảm triệu chứng trong kỳ kinh: Bơi lội giúp giải phóng endorphin có tác dụng dẫn truyền thần kinh trong não bộ, tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm cảm giác căng thẳng, khó chịu khi tới tháng.  GIảm các cơn đau và chuột rút cơ: Endorphin được sản sinh ra trong quá trình bơi lội cũng là một chất giảm đau tự nhiên, tăng lưu thông máu giúp bạn giảm bớt chuột rút, đau lưng đau đầu trong chu kỳ kinh nguyệt. Có kinh nguyệt đi bơi lội giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt và đau bụng kinh hiệu quả Đi bơi nên dùng loại băng vệ sinh nào?  Băng vệ sinh không phải là lựa chọn tối ưu khi đi bơi bởi lớp bông và hạt thấm hút không thể giữ máu kinh trong môi trường nước. Vì vậy, để có kinh nguyệt đi bợi được bạn nên sử dụng cốc nguyệt san và tampon. Đây là những sản phẩm hỗ trợ tốt nhất giúp bạn an tâm tuyệt đối trong hoạt động bơi lội, tập luyện. Tampon  Tampon là loại băng vệ sinh hình trụ, làm bằng sợi nhân tạo và sợi bông tổng hợp, được đặt trong âm đạo, có khả năng thấm hút dịch kinh trong ống ấm đạo, không cho dịch kinh chảy ra ngoài. Tampon có thể sử dụng liên tục 4 - 8 tiếng, tuy nhiên, chị em nên thay thế ngay khi bơi xong để đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm trùng. Hướng dẫn sử dụng tampon đúng cách Bước 1: Rửa tay sạch sẽ trước khi sử dụng tampon, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm mốc lây lan vào cơ thể Bước 2: Chọn tư thế thuận tiện (ngồi hoặc đứng), tay thuận giữ tampon, tháo bỏ bao bì. Bước 3: Đưa đầu không có dây vào bên trong âm đạo, giữ sợi dây ở bên ngoài. Bước 4: Đẩy tampon vào từ từ theo hướng chếch từ dưới lên trên. Sử dụng tampon khi đi bơi giúp chị em thoải mái, tự tin trong ngày đèn đỏ Cốc nguyệt san  Cốc nguyệt san là chiếc cốc nhỏ làm bằng silicone y tế, sau khi đưa vào âm đạo, miệng cốc ôm khít thành âm đạo, hứng trọn dịch kinh, không cho máu kinh tràn ra ngoài. Cốc nguyệt san đang là lựa hoàn hảo nhất của phái đẹp hiện đại bởi cảm giác thoải mái, khô thoáng, giảm viêm nhiễm và tiết kiệm. Cốc nguyệt san có thể sử dụng 8 - 12h liên tục. Hướng dẫn sử dụng cốc nguyệt san đúng cách Bước 1: Gấp cốc nguyệt san làm đôi theo chiều dọc, để tạo thành chữ C ở phía trên miệng cốc. Bước 2: Chọn tư thế thuận tiện (ngồi xổm hoặc đứng gác chân lên bồn cầu hoặc ngồi trên bồn cầu) đưa cốc đã gấp vào âm đạo Bước 3: Sau khi cốc sâu hoàn toàn trong âm đạo, bạn xoay nhẹ phần cuống để cốc bung mở hoàn toàn, chống rò rỉ. Sử dụng cốc nguyệt san khi đi bơi đảm bảo an toàn tuyệt đối giúp phái đẹp tự tin  Lưu ý khi đi bơi trong kỳ kinh nguyệt  Với các trang bị sản phẩm khi đi bơi như tampon hay cốc nguyệt san, bạn đã có câu trả lời cho việc có kinh nguyệt đi bơi được không, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề điều dưới đây để có thể tận hưởng  những khoảnh khắc bơi lội vui vẻ, thoải mái. Chọn đồ bơi phù hợp trong kỳ kinh nguyệt: Khác với đồ bơi thông thường, đồ bơi dành cho kỳ kinh nguyệt được thiết kế để giữ miếng băng an toàn và ở đúng vị trí tốt hơn giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, giảm thiểu sự lo lắng. Nếu bạn lựa chọn giải pháp sử dụng băng vệ sinh cần lưu ý yếu tố này. Mặc thêm quần bơi lửng: Bộ đồ bơi được thiết kế 2 phần tách rời áo - quần sẽ giúp bạn tiện lợi hơn trong hoạt động vệ sinh cũng như khắc phục sự cố. Tránh lựa chọn đồ bơi liền mảnh sẽ khiến bạn rất vất vả mỗi lần thay băng, vệ sinh cô bé... Chọn đồ bơi tối màu: Vào những ngày đèn đỏ, bạn nên mặc đồ bơi màu sẫm để gia tăng cảm giác an toàn, phòng trường hợp rò rỉ kinh nguyệt. Chọn đồ bơi có tông màu xanh đậm, tím đậm hoặc những bộ đồ có vải dày ở vùng kín để không phải lo lắng việc lộ dây tampon. Mang thêm dụng cụ hỗ trợ: Nếu sử dụng tampon, bạn cần thay nhiều lần trong ngày khi tiếp xúc với nước, do đó, bạn nên mang thêm để phòng dùng khi cần. Với cốc nguyệt san có thể sử dụng liên tục 12 tiếng, tuy nhiên, bạn vẫn nên mang theo 1 cái để phòng. Thay tampon ngay sau khi bơi: Clo có trong bể bơi có thể gây kích thích âm đạo, gây nhiễm trùng nấm men và viêm âm đạo. Do đó, bạn gái cần đảm bảo thay tampon và vệ sinh sạch sẽ ngay sau khi bơi. Giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ: Không nên quá lo lắng về kinh nguyệt hay liên tục chú ý tới đồ bơi hoặc kiểm tra phần dưới, khiến bạn không tận hưởng được cảm giác thư giãn. Nếu quá lo lắng, hãy lên bờ và vào phòng vệ sinh để kiểm tra, đồng thời nhờ bạn gái thân thiết nhắc nhở nếu phát sinh vấn đề. Lựa chọn đồ bơi hai mảnh và tối màu  giúp chị em tự tin, thoải mái trong kỳ kinh Bơi lội mang tới nhiều lợi ích rất tốt cho phái đẹp giảm căng thẳng và đau bụng kinh hiệu quả. Tuy nhiên, nếu việc đi bơi trong ngày đèn đỏ khiến bạn thực sự khó chịu hoặc không thoải mái, tự tin, bạn có thể đi dạo, phơi nắng và giữ cho tinh thần thư giãn, dễ chịu. Hy vọng những chia sẻ về có kinh nguyệt đi bơi được không trong bài viết vừa rồi sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn. 
25/ 10/ 2021
0

Dùng tampon có bơi được không?

Có thể dùng tampon có bơi được không? là vấn đề băn khoăn của rất nhiều chị em mỗi khi đi bơi hay đi biển mà rơi đúng vào ngày "dâu rụng". Với cách sử dụng băng vệ sinh như thông thường chắc chắn chị em không thể xuống nước, tuy nhiên sử dụng tampon chị em vẫn có thể hoạt động bơi lội, tắm biển như ngày thường mà không cần lo lắng bất cứ điều gì.  Dưới đây, Liberty Cup sẽ lý giải vì sao dùng tampon khi đi bơi được và một số lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho cô bé tránh bị viêm nhiễm.  Dùng tampon có bơi được không? Có thể nói, tampon là sự lựa chọn tối ưu cho phái đẹp mỗi khi đi bơi hoặc đi biển trong những ngày có kinh nguyệt. Khác với những loại băng vệ sinh thông thường, tampon có thiết kế hình trụ nhỏ, phù hợp để đưa vào trong âm đạo với khả năng thấm hút mạnh, luôn giúp cho âm đạo sạch sẽ, khô thoáng. Với câu hỏi dùng tampon có bơi được không, Liberty Cup có thể trả lời khẳng định, tampon có dùng được khi đi bơi, tắm biển một cách thoải mái, tự tin và an toàn. Cùng với cốc nguyệt san, tampon là lựa chọn hoàn hảo đi biển của phái đẹp trong kỳ kinh nguyệt Tại sao có thể dùng tampon khi đi bơi? Có ít nhất 6 lý do cực kỳ thuyết phục để các bạn gái không còn băn khoăn với dùng tampon có bơi được không và tự tin khi lựa chọn tampon đi bơi, điển hình như: Tiện lợi - Giảm mùi hôi - An toàn. Hãy cùng khám phá kỹ hơn trong phần dưới đây. Thoải mái vận động ngay cả khi xuống nước: Ngược lại với băng vệ sinh, cấu tạo bằng bông và hút dịch kinh bên ngoài cô bé. Tampon được đưa sâu vào âm đạo, hút dịch kinh, không để kinh nguyệt ra ngoài. Chính bởi cơ chế hoạt động này giúp dịch kinh trong âm đạo, an toàn khi vận động dưới nước. Sử dụng tampon nước không thể tràn vào bên trong âm đạo: Tampon được làm từ chất liệu bông nguyên chất kết hợp sợi nhân tạo có độ thấm hút cao. Khi được đưa vào âm đạo có tác dụng như “vách ngăn" giúp ngăn không cho nước bể bơi tràn vào bên trong âm đạo, gây viêm nhiễm. Mùi hương dễ chịu, giúp kiểm soát mùi chu kỳ tốt: Tampon được đặt bên trong âm đạo, dịch kinh không tiếp xúc với không khí nên không phát sinh vi khuẩn và không tạo mùi khó chịu (hiện tượng thường thấy khi dùng băng vệ sinh). Đi bơi thỏa mái không sợ lộ hay lệch băng: Tampon có thiết kế nhỏ, được đặt vào bên trong âm đạo. Với cơ chế hoạt động này tampon giúp phái đẹp thoải mái hoạt động thể thao, trong đó có bơi lội và quan trọng hơn là tự tin mặc những bộ độ tập bó sát mà không sợ lộ như khi dùng băng vệ sinh. Dùng tampon có thể an toàn bơi 4-5 tiếng mà không lo bị tràn: Tampon có khả năng thấm hút mạnh, giúp bạn giữ bề mặt khô thoáng trong vòng 8 giờ. Tuy nhiên, chị em nên thay tampon ngay sau khi bơi để tránh nguy cơ tránh nhiễm khuẩn. Sử dụng tampon khi đi bơi giúp chị em thoải mái, tự tin trong những ngày đèn đỏ Hướng dẫn sử dụng tampon khi đi bơi đúng cách Khi được đặt hỏi dùng tampon có bơi được không, một số chị em nói là không nên vì vẫn thấy ra kinh dịch, tại sao vậy? Bởi vì, những chị em khuyên vậy là do đã đặt sai tampon khiến chúng nằm không đúng vị trí khiến chị em cảm thấy khó chịu, không thoải mái đi bơi.  Dưới đây là những bước sử dụng tampon giúp đúng cách giúp chị em thoải mái, tự tin và an toàn cho cô bé khi tới tháng: Bước 1: Rửa tay thật sạch bằng xà bông diệt khuẩn. Việc làm này rất quan trọng để tránh nguy cơ lây lan vi khuẩn từ tay vào bên trong âm đạo. Bước 2: Chọn tư thế thoải mái (đứng hoặc ngồi), dùng tay thuận giữ tampon, tháo bỏ bao bì. Bước 3: Đưa đầu không có dây vào bên trong âm đạo, giữ sợi dây ở bên ngoài. Bước 4: Đẩy tampon vào từ từ theo hướng chếch từ dưới lên trên Kiểm tra xem tampon đã được đặt đúng vị trí chưa bằng cách đi lại và cử động đảm bảo là tampon không gây ra cảm giác gì trong âm đạo. Nếu bị đau, bạn nên tháo ra và thực hiện lại với cái mới. Hướng dẫn sử dụng tampon đúng cách cho chị em Lưu ý khi dùng tampon khi đi bơi  Sử dụng tampon khi đi bơi là lựa chọn tối ưu so với những phương pháp vệ sinh khác trong ngày kinh nguyệt. Tuy nhiên, để tránh “sự cố" và đảm bảo an toàn cho cô bé, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau: Chọn đồ bơi phù hợp: Vào những ngày đèn đỏ, việc chọn đồ bơi cần lưu ý để việc sinh hoạt diễn ra thuận tiện nhất. Theo đó, phái đẹp nên chọn đồ bơi hai mảnh sẽ giúp hoạt động vệ sinh, thay rửa tiện dụng hơn so với đồ bơi liền thân. Ngoài ra, nên tránh chọn quần lọt khe để đảm bảo dây tampon không bị lộ ra ngoài. Mặc quần đùi khi ra khỏi hồ bơi: Chị em có thể xem xét việc mặc thêm quần đùi giúp gia tăng sự bảo vệ và cảm giác an toàn khi ra khỏi nước và tắm nắng, đồng thời che chắn nếu không may bị rò rỉ. Che dây tampon một cách cẩn thận: Bạn cần đảm bảo dây tampon luôn được cất giấu cẩn thận trong váy, quần bơi, không bị lộ ra ngoài. Ngoài ra, bạn có thể cắt bớt sợi dây với độ dài vừa đủ nhưng đừng cắt ngắn quá, gây khó khăn khi lấy tampon ra ngoài. Thay ngay tampon sau khi đi bơi: Trong nước bể bơi có chứa nhiều flo và chất làm sạch dễ gây kích ứng và nhiễm trùng nếu ở trong âm đạo quá lâu. Do đó, hãy thay ngay tampon sau khi đi bơi nhé. Mang theo tampon dự phòng: Bạn gái có thể mang theo 1-2 tampon để dự phòng trường hợp không mong muốn xảy ra có tampon thay ngay, không ảnh hưởng đến việc bơi lội. Thay tampon ngay sau khi bơi để bảo vệ “cô bé” tốt nhất Bơi lội trong những ngày đèn đỏ giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng và đau bụng kinh hiệu quả. Tuy nhiên, việc này khiến chị em gặp nhiều bất tiện và mất tự tin. Ngoài bơi lội, chị em có thể đi dạo hoặc tham gia các bài vận động nhẹ nhàng, kết hợp chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, giúp giữ cho tinh thần thoải mái, giảm cảm giác khó chịu khi tới tháng. Vừa rồi là những chia sẻ về dùng tampon có bơi được không, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho các bạn. 
25/ 10/ 2021
0

​​​​​​​Có kinh uống gừng được không?

Trong lúc có kinh uống gừng được không là vấn đề nhiều chị em băn khoăn đang tìm lời giải đáp. Với vấn đề, Liberty Cup khuyên bạn có kinh nên uống nước gừng để giảm đau bụng kinh, chống viêm chống viêm và lưu thông khí huyết. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, chị em nên uống với liều lượng hợp lý và thời điểm phù hợp. Hãy cùng Liberty Cup tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.  Có kinh uống gừng được không? Gừng là một loại thảo mộc có tác dụng làm ấm và giảm đau tốt. Do đó, có kinh chị em nên uống nước gừng để giảm triệu chứng đau bụng kinh, mang lại sự thoải mái, nhẹ nhàng mỗi “kỳ dâu”. Trong gừng có nhiều loại khoáng chất và vitamin rất quan trọng với cơ thể như: vitamin C, vitamin nhóm B, axit pantothenic, axit caffeic,...Chính những dưỡng chất này, giúp cho gừng trở thành một vị thuốc có rất nhiều tác dụng với sức khỏe như: Chống viêm: Với 2 hợp chất Shogaol và Panadol có trong gừng mang lại tác dụng chống viêm hiệu quả. Hạn chế rối loạn tiêu hóa: Trong gừng chứa hợp chất Phenolic có khả năng làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: chướng bụng, đầy hơi,... Trị ho: Nước gừng có thể làm giảm các triệu chứng ho. Bởi trong gừng có chứa hợp chất Gingerol -một trong những thành phần tạo nên vị cay đặc trưng của gừng.  Ngoài ra, không chỉ có kinh uống gừng được không mà ngay cả những ngày bình thường bạn cũng nên uống nước gừng bởi gừng có rất nhiều lợi ích như: chống say xe, giải độc rượu, giảm huyết áp,... Còn riêng với chị em phụ nữ khi đến kỳ kinh, gừng có nhiều tác dụng trong việc giảm các triệu chứng đau bụng kinh và giúp lưu thông khí huyết. Cụ thể, tác dụng của nước gừng với sức khỏe của chị em mỗi “kỳ dâu” sẽ được trình bày với phần tiếp theo sau đây. Có kinh uống gừng mang lại rất nhiều lợi ích lớn cho chị em Có kinh uống gừng có những tác dụng gì?  Gừng có những tác dụng chữa bệnh quan trọng và cải thiện sức khỏe của chị em phụ nữ trong ngày "đèn đỏ". Sau đây là những lợi ích tuyệt vời của trà gừng với sức khỏe chị em phụ nữ khi tới tháng: 1. Trà gừng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, lưu thông khí Khi cơ thể bị lạnh sẽ ảnh hưởng đến các mạch máu, có thể gây gián đoạn tuần hoàn máu. Gừng với vị cay đặc trưng, có tác dụng làm ấm cơ thể và giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết. Từ đó, mang đến cho chị em kỳ kinh đều đặn, nhẹ nhàng hơn. 2. Uống nước gừng hạn chế sự co thắt tử cung, giảm đau bụng kinh Triệu chứng đau bụng kỳ kinh thường do nồng độ hormone prostaglandin tăng cao trong cơ thể. Khi lượng hormon này tăng lên sẽ gây ra các cơn co thắt tại tử cung, khiến cho chị em bị đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội.  Gừng có tác dụng lớn trong việc giảm thiểu lượng prostaglandin trong máu. Từ đó, hạn chế sự co thắt tử cung và đồng thời cũng làm dịu tình trạng đau bụng kinh, đau lưng khó chịu cho các chị em. Có kinh uống nước gừng giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả 3. Uống nước gừng chữa kinh nguyệt thất thường Kinh nguyệt thất thường là triệu chứng thường gặp ở chị em. Đó là tình trạng thường xảy ra do tâm lý căng thẳng tiết ra hormone hormone cortisol ảnh hưởng quá trình sản sinh nội tiết nữ estrogen và progesterone dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt có thể dài/ngắn hoặc lượng kinh ra nhiều/ít hơn bình thường.  Trong thành phần của gừng có chứa chất Cineole - hoạt chất có tác dụng làm giảm căng thẳng, mệt mỏi cho chị em thời kỳ đèn đỏ. Từ đó, giúp tinh thần chị em thoải mái, vui vẻ để hạn chế những ảnh hưởng xấu từ tâm lý, sức khỏe tới chu kỳ kinh. 4. Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng gừng "Có kinh uống gừng được không?" Được Đông y giải thích là, gừng với vị cay, ấm có tác dụng bổ phế, thông mạch hiệu quả. Khi sử dụng loại gia vị này, máu trong tử cung được điều hòa tốt, thúc đẩy máu kinh thoát ra ngoài. Từ đó, giúp chị em hạn chế tình trạng rối loạn kinh nguyệt.  Gừng giúp hạn chế tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phái nữ 3. Hướng dẫn cách sử dụng gừng chữa đau bụng kinh Thường các chị em hỏi có kinh uống gừng được không là đa số chỉ biết cách sử dụng gừng là nước uống. Tuy nhiên, với gừng mọi người có rất nhiều cách sử dụng khác đề điều trị chứng đau bụng kinh của mình. Mỗi người sẽ có những sở thích sử dụng gừng khác nhau vì thế hãy cùng Liberty Cup tìm hiểu các cách sử dụng gừng tốt nhất cho cơ địa phụ nữ trong kỳ kinh được nhiều chị em áp dụng.  Ăn hoặc ngậm trực tiếp Đây là một trong những phương pháp nhanh và dễ thực hiện, ăn hoặc ngậm trực tiếp gừng giúp mang lại nhiều hiệu quả.  Nguyên liệu: Sử dụng củ gừng tươi nhỏ. Cách làm:  Bước 1: Rửa sạch gừng, loại bỏ vỏ và cắt thành vài lát mỏng.  Bước 2: Sử dụng trực tiếp, sau đó nhai hoặc ngậm từ 5-10 phút. Tác dụng: Giúp làm dịu các cơn đau bụng kinh. Ngâm gừng cùng với nước nóng để uống Cách ngâm gừng cùng nước nóng để uống này thường áp dụng với các chị em không ăn được gừng trực tiếp bởi vị cay đặc trưng của gừng. Nguyên liệu: Sử dụng một củ gừng tươi khoảng 5g nhỏ và một cốc nước ấm. Cách làm:  Bước 1: Rửa sạch gừng, loại bỏ vỏ và cắt thành vài lát mỏng hoặc băm nhỏ, giã nhuyễn.  Bước 2: Thả lát gừng đã thái vào cốc nước ấm. Có thể cho thêm chút đường để dễ uống hơn.  Tác dụng: Làm ấm bụng nhanh chóng, giảm dịu cơn đau bụng kinh và giúp điều hòa khí huyết để kỳ kinh không bị kéo dài. Ngâm gừng cùng với nước nóng là cách dễ thực hiện để làm dịu cơn đau bụng kinh và điều hòa kỳ kinh hiệu quả Đắp gừng trực tiếp lên vùng bụng Đây là phương pháp sử dụng gừng không trực tiếp. Nhưng cũng khá hiệu quả để làm giảm đau bụng kinh mà không cần ăn hoặc uống nước gừng.  Nguyên liệu: Sử dụng một củ gừng tươi nhỏ khoảng 100g. Cách làm:  Bước 1: Rửa sạch gừng, loại bỏ vỏ và giã nát.  Bước 2: Dùng chỗ gừng đã giã đắp lên vùng bụng (nên nằm ngửa để đắp gừng) hoặc dùng khăn sạch thấm nước gừng và xoa đều lên bụng. Tác dụng: Phần gừng giã có tác dụng làm ấm bụng và làm giảm dịu cơn đau bụng kinh. Tắm nước gừng Phương pháp tắm nước gừng mang lại nhiều hiệu quả tuyệt vời cho chị em, không chỉ phát huy tác dụng của nguyên liệu mà còn tận dụng làn nước ấm giúp thư giãn cơ thể và thần kinh. Tuy nhiên, cách này cần chị em dành thời gian chuẩn bị nhiều hơn so với các phương pháp điều trị đau bụng kinh khác.  Nguyên liệu: Sử dụng một vài củ gừng tươi, khoảng 200g gừng tươi. Cách làm:  Bước 1: Rửa sạch gừng và giã nhuyễn.  Bước 2: Chuẩn bị nước ấm, thả gừng vào và để khoảng 5-10 phút để những hoạt chất của gừng tan vào nước rồi tắm. Tác dụng: Tắm nước gừng giúp chị em được thoải mái, thư giãn, thúc đẩy tuần hoàn máu, khí huyết lưu thông tốt hơn. Sử dụng nước ép gừng tươi Thông thường nếu bạn hỏi ai đó về có kinh uống gừng được không, họ sẽ gợi ý cho bạn sử dụng nước ép gừng tươi. Bởi đây là phương pháp tận dụng triệt để những tinh chất tốt của gừng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng trong thời kỳ kinh nguyệt. Nguyên liệu: Sử dụng khoảng 50g gừng tươi. Cách làm:  Bước 1: Rửa sạch gừng, bỏ vỏ và thái nhỏ Bước 2: Giã hoặc xay nhuyễn rồi vắt lấy nước. Bạn cũng có thể dùng máy ép để ép lấy nước. Dùng dụng cụ lọc để loại bỏ bã và lấy nước gừng tươi cho vào cốc để uống. Tác dụng: Nước gừng tươi giúp làm dịu các cơn đau bụng kinh và giúp chị em điều hòa kinh nguyệt. Có kinh uống nước ép gừng tươi giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng trong thời kỳ kinh nguyệt Gừng rất tốt cho chị em trong kỳ kinh, nhưng khi sử dụng gừng tươi cần lưu ý những vấn đề sau: Biểu hiện bất thường cần ngừng sử dụng: Khi dùng gừng nếu có các triệu chứng như: ợ nóng, buồn nôn,...thì có thể là do không dùng quen hoặc cơ địa không phù hợp. Nên áp dụng các biện pháp khác để giảm đau bụng kinh. Không nên sử dụng quá 5g/ ngày (nếu dùng trực tiếp). Bởi gừng có đặc tính nóng, khi dùng nhiều có thể khiến cơ thể khó chịu, nóng trong người. Đau bụng kinh có thể do các bệnh lý khác như: viêm cổ tử cung, u xơ tử cung,...Trong khí đó, sử dụng gừng chỉ có tác dụng làm thuyên giảm đau tạm thời chứ không khắc phục dứt điểm được tình trạng này. Do đó, nếu bị đau bụng kinh dữ dội và kéo dài cần đi thăm khám sớm để điều trị kịp thời. 4. Các loại nước uống khác nên uống khi có kinh nguyệt Ngoài nước gừng, chị em có thể sử dụng các loại nước khác cũng rất tốt cho sức khỏe trong thời kỳ kinh nguyệt. Cụ thể: Trà hoa cúc Theo y học cổ truyền, trà hoa cúc có tác dụng giảm thiểu đau đầu, mất ngủ, hoa mắt. Do đó, trong thời kỳ hành kinh, chị em có thể dùng trà hoa cúc để hạn chế căng thẳng, giúp thư giãn, thoải mái và làm dịu cơn đau bụng kinh thay cho uống nước gừng.  Nên sử dụng trà hoa cúc vào mỗi buổi sáng sau khi ăn 30 phút và sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút. Không nên dùng khi đói có thể gây cồn cào bụng. Có kinh uống trà hoa cúc giúp hạn chế mệt mỏi, làm các đơn đau bụng kinh hiệu quả Trà thì là Trong hạt thì là có những hợp chất chống viêm, giúp các cơ tử cung hoạt động điều hòa, giảm các cơn co tử cung. Vì vậy, uống trà thì là mỗi ngày trong giai đoạn hành kinh có tác dụng làm dịu đau bụng kinh rất tốt.  Nên sử dụng 3 tách trà thì là mỗi ngày vào buổi sáng, trưa, tối để mang lại hiệu quả cao nhất. Trà quế Quế cũng là loại thảo dược có đặc tính ấm. Trà quế có tác dụng chống viêm, chống đông máu và giảm đau bụng kinh hiệu quả. Có thể sử dụng nước uống này khoảng 3 lần vào ngày đầu tiên của kỳ kinh để giảm triệu chứng đau bụng. Trà ngò tây Trà ngò tây khi sử dụng mỗi ngày trong trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ có tác dụng hạn chế các cơn co, chuột rút. Giúp chị em thoải mái và làm dịu các cơn đau bụng kinh dữ dội.  Với trà ngò tây sử dụng 2 lần/ ngày vào thời gian hành kinh còn giúp điều chỉnh, điều hòa kinh nguyệt. Uống trà ngò tây giúp hạn chế đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt hiệu quả Hy vọng bài viết chia sẻ về có kinh uống gừng được không ở trên đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc có kinh uống gừng được không? Sử dụng gừng là một phương pháp hữu hiệu để làm giảm sự khó chịu và vất vả cho chị em trong kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, chị em phụ nữ hãy chăm sóc bản thân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống khoa học để bảo vệ sức khỏe sinh sản thật tốt nhé!
11/ 10/ 2021
0

Có kinh uống nước chanh được không?

Trong những ngày có kinh uống nước chanh được không, chị em phụ nữ không nên uống nước chanh. Trong loại quả này chứa chất tác động hệ thần kinh thực vật, gây co thắt cơ trơn tử cung dẫn đến tình trạng đau bụng kinh và khiến máu kinh ra nhiều hơn. Có kinh uống nước chanh được không? Có kinh nguyệt không nên uống nước chanh. Bởi đặc tính chua của chanh có thể làm ảnh hưởng tới tử cung và gây co thắt cơ trơn của dạ dày.  Chanh là một loại quả quen thuộc trong nhiều gia đình việt, loại quả này mang đến nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như cung cấp lượng vitamin C lớn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và trẻ hóa làn da. Giàu chất chống oxy hóa như flavonoid, kaempferol, quercetin,...giúp chống viêm và phòng ngừa các bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư. Quả chanh mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể vì thế nhiều chị em băn khoăn có kinh uống nước chanh được không, tuy nhiên với những chị em đến kỳ kinh thì lại không nên sử dụng loại quả này. Theo bác sĩ Diệp Nhu Đoan, Trưởng khoa Phòng khám Y học Cổ truyền Gia Phẩm tại Cao Hùng, Đài Loan cho biết “Nữ giới có cơ thể nhạy cảm không nên ăn chua trong giai đoạn hành kinh. Bởi điều này sẽ tác động kích thích hệ thống thần kinh thực vật, gây co thắt cơ trơn của dạ dày và tử cung. Dẫn tới tình trạng đau bụng kinh âm ỉ và xuất hiện máu kinh ra nhiều trong trong thời gian ngắn”.  Trong khi chanh là loại quả với đặc tính có độ chua cao. Vì vậy, nếu uống nước chanh trong kỳ kinh khiến cho chị em phải trả qua thời kỳ kinh nguyệt “vất vả” hơn. Có kinh không nên uống nước chanh vì có thể khiến đau bụng âm ỉ và lượng máu kinh ra nhiều hơn Có kinh nguyệt không nên uống nước gì? Vừa rồi bạn cũng đã có câu trả lời cho có kinh uống nước chanh được không, nhưng ngoài nước chanh thì khi có kinh, chị em phụ nữ cần tránh xa những loại đồ uống sau: Kiêng kỵ thực phẩm thuộc tính lạnh Đó là các loại nước dừa, nước dưa hấu, nước ép măng tây,...Cũng theo bác sĩ Diệp Nhu Đoan “Những thực phẩm lạnh trong kỳ kinh nguyệt dễ gây lạnh và ứ huyết, ảnh hưởng đến việc thông kinh” Và như vậy sẽ khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị kéo dài hơn. Đồng thời, các loại đồ uống như trà xanh còn chứa lượng axit tannic, làm tiêu hao vitamin B. Điều này khiến cho cơ thể bị thiếu máu và dẫn tới tình trạng mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt càng trầm trọng. Do đó, chị em phụ nữ nên tránh xa các loại thực phẩm thuộc tính lạnh để hạn chế mệt mỏi, kỳ kinh trôi qua nhẹ nhàng. Những đồ uống như có tính lạnh như trà xanh khiến tình trạng mất máu thời kỳ kinh trở nên trầm trọng hơn dễ gây mệt mỏi, xanh xao. Kiêng kỵ đồ uống có cồn Những loại đồ uống có cồn như bia, rượu, nước uống có gas,...sẽ gây giãn mạch và đẩy nhanh quá trình lưu thông máu. Do đó, nếu sử dụng những đồ uống này trong thời gian kinh nguyệt khiến cho lượng máu kinh nhiều hơn, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu nguy hiểm hơn cả khi có kinh uống nước chanh. Đồ uống có cồn có thể khiến lượng máu kinh nhiều hơn và dẫn tới tình trạng thiếu máu Kiêng kỵ đồ uống chua Tương tự như có kinh uống nước chanh được không, những đồ uống chua như nước cam, nước bưởi, nước quất, nước dấm hoa quả,...cũng nên hạn chế. Bởi đặc tính chua trong những loại nước này sẽ gây ảnh hưởng tới dạ dày và tử cung. Khiến cho chu kỳ kinh kéo dài hơn và có thể gây đau dạ dày, ảnh hưởng hệ tiêu hoá. Thức uống chứa caffeine Với những loại đồ uống chứa caffeine như: cà phê, trà đen, capuchino,... khiến cơ thể tỉnh táo. Nhưng trong thời kỳ kinh nguyệt, chị em không nên sử dụng các đồ uống này. Chất caffeine khiến cho thần kinh và tim mạch hoạt động mạnh hơn. Khi đó, nếu chị em bị đau bụng kinh thì tình trạng sẽ trở nên dữ dội hơn và lượng máu kinh ra nhiều hơn.   Cần hạn chế đồ uống chứa caffeine bởi có thể khiến tình trạng đau bụng dữ dội hơn và lượng máu kinh ra nhiều hơn Có kinh nên uống nước gì tốt nhất? Những loại đồ uống sau sẽ giúp chị em phụ nữ hạn chế cơn đau, điều hòa lượng kinh nguyệt để có một chu kỳ kinh “êm ái” nhất. Trà gừng Với tính ấm, trà gừng được rất nhiều người sử dụng làm ấm bụng, hạn chế đau bụng. Đồng thời, trong trà gừng chứa zingiberol, ginger oil có tác dụng ức chế hình thành prostaglandin - một trong những tác nhân gây đau bụng kinh. Do đó, nên uống trà gừng đều đặn vào mỗi ngày kỳ kinh để “xoa dịu” những cơn đau bụng vào ngày “đèn đỏ”. Trà gừng giúp “xoa dịu” những cơn đau bụng kinh ngày “đèn đỏ” Nước dứa Là một loại nước giải khát tốt, nước dứa còn có tác dụng lớn cho chị em trong những ngày kỳ kinh. Nước dứa giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, cải thiện được tình trạng trễ kinh và hạn chế các cơn đau bụng kinh hiệu quả. Nước đậu nành Trong nước đậu nành chứa nhiều canxi để hạn chế mệt mỏi, tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, đậu nành còn giúp bổ sung estrogen có tác dụng điều hòa nội tiết tố nữ để lượng kinh nguyệt ra đều hơn. Hơn nữa, các vitamin nhóm B trong nước đậu nành còn có tác dụng hạn chế co thắt để giảm đi những cơn đau bụng kinh. Tới tháng uống nước đậu lạnh giúp tăng cường sức khỏe, hạn chế mệt mỏi Sử dụng nghệ Là một trong những gia vị thường được dùng trong chế biến thức ăn hàng ngày. Nghệ cũng có nhiều tác dụng với chị em phụ nữ trong thời kỳ “đèn đỏ”. Bởi nghệ chứa hoạt chất curcumin có tác dụng chống viêm, giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như: đau bụng, đầy bụng, mệt mỏi,... Nghệ chứa hoạt chất curcumin có tác dụng chống viêm, giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt Chị em nên tránh xa nước chanh vào những ngày “đèn đỏ” để hạn chế những tác động xấu và giúp những ngày kỳ kinh thật nhẹ nhàng, dễ chịu. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung những loại đồ uống có lợi sức khoẻ phù hợp đặc điểm sinh lý ngày dâu để tăng cường sức khỏe, hạn chế khó chịu trong chu kỳ. Vừa rồi là những thông tin hữu ích về có kinh uống nước chanh được không mà Liberty Cup muốn chia sẻ tới tới các bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng sức khỏe của mình mỗi khi đến ngày đèn đỏ
11/ 10/ 2021
0
popup

Số lượng:

Tổng tiền: