Việc sử dụng cốc nguyệt san sai cách sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho chị em. 15 lưu ý khi dùng cốc nguyệt san dưới đây giúp các bạn gái dùng cốc nguyệt san an toàn và đúng cách nhất.
Xem thêm:
Kinh nghệm sử dụng cốc nguyệt san - 8 lưu ý quan trọng
5+ Cách gấp cốc nguyệt san Dễ Dàng & Được Dùng Nhiều Nhất
Đưa cốc nguyệt san vào sâu bao nhiêu?
Lưu ý 1: 10 trường hợp tuyệt đối không sử dụng cốc nguyệt san
Trước khi quyết định sử dụng cốc nguyệt san thay thế băng vệ sinh hay tampon, bạn cần hiểu rõ cơ thể bạn có phù hợp với cốc nguyệt san hay không. Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì chúng tôi khuyên không nên sử dụng cốc nguyệt san hoặc tham khảo chuyên gia trước khi sử dụng:
Bạn gái dưới 16 tuổi: Lúc này bộ phận tình dục chưa phát triển hoàn thiện, độ đàn hồi chưa ổn định, nên đợi đủ 16 tuổi hãy sử dụng cốc nguyệt san để đảm bảo an toàn cho âm đạo của bạn gái.
Chị em đang bị viêm nhiễm phụ khoa: thao tác đưa vào và lấy cốc nguyệt san ra có thể làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
Phụ nữ mới trải qua tiểu phẫu thu nhỏ “cô bé": Ngay sau khi thực hiện thu nhỏ cô bé, vết thương chưa lành hẳn, việc đưa cốc nguyệt san vào có thể gây rách, bục vết khâu. Bạn nên đợi 8-12 tuần để âm đạo hoàn toàn bình phục và sử dụng cốc bình thường.
Phụ nữ sau sinh cũng không nên dùng cốc nguyệt san đựng sản dịch. Nên đợi khoảng 4-6 tháng sau sinh sử dụng cốc để đảm bảo an toàn.
Những người đang bị bệnh về đường tình dục: Với một số bệnh như lậu, giang mai, sùi mào gà...cơ quan sinh dục có nổi mụn, mủ và vết loét sưng. Quá trình đưa cốc nguyệt san vào âm đạo hoặc lấy cốc ra có thể cọ xát vào vết loét khiến bạn cảm thấy đau đớn.
Người mới phẫu thuật âm đạo cũng cần lưu ý khi dùng cốc nguyệt san do có thể làm đau và rách vết mổ.
Người mắc chứng co thắt âm đạo, khi đưa cốc nguyệt san vào âm đạo dễ gây đau.
U xơ tử cung là nguyên nhân gây khó khăn khi đưa cốc nguyệt san vào âm đạo.
Lạc nội mạc tử cung thường kèm theo rối loạn kinh nguyệt và gây đau bụng kinh dữ dội, vì vậy việc sử dụng cốc nguyệt san không đúng cách có thể làm tăng tình trạng đau.
Sa tử cung có thể không ảnh hưởng quá lớn nhưng vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn sử dụng cốc nguyệt san đúng cách.
Khi gặp các tình trạng trên, chị em nên đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được thăm khám và tư vấn về việc sử dụng cốc nguyệt san đúng cách. Tùy theo tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn có thể sử dụng hoặc cần tránh dùng cốc nguyệt san cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Khi mắc lạc nội mạc tử cung nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ trước khi sử dụng cốc nguyệt san
Lưu ý 2: Chọn cốc có chất liệu bằng silicone y tế
Chất liệu cũng là một điểm chị em cần lưu ý khi dùng cốc nguyệt san.
Chất liệu của cốc nguyệt san sẽ đảm bảo sự an toàn thân thiện cho cô bé, mang đến cảm giác thoải mái (không cộm, vướng, đau…) và tránh rò rỉ một cách hiệu quả.
Trên thị trường hiện nay, cốc nguyệt san được làm từ 3 chất liệu chính: silicone y tế, nhựa, cao su. Trong đó, chất liệu silicone được chuyên gia y tế khuyên dùng bởi đây là chất liệu có độ đàn hồi tốt, dễ gập cốc khi đưa vào cô bé mà vẫn đảm bảo bung mở hoàn toàn khi đưa vào âm đạo. Đây cũng là chất liệu an toàn bởi vi khuẩn không thể phát triển, sinh sôi trên bề mặt này đồng thời thân thiện với “cô bé" (silicone được ứng dụng chế tạo van tim nhân tạo, núm ti em bé).
Hạn chế lớn nhất của cốc nguyệt san từ chất liệu silicone y tế là giá thành cao. Tuy nhiên, cốc nguyệt san có thể sử dụng 8-10 năm nên chi phí sử dụng cốc nguyệt san rất rẻ so với băng vệ sinh và tampon.
Lưu ý 3: Về kiểu dáng & kích thước của cốc nguyệt san
Kiểu dáng cốc nguyệt san cũng rất đa dạng như: kiểu tulip, hoa ly, dạng vòm...Trong đó kiểu dáng cốc nguyệt san được ưa chuộng nhất là hình quả chuông ngược. Thiết kế này giúp cốc cố định cốc chắc chắn trong ống âm đạo, tránh lệch, tuột cốc ra ngoài, đồng thời dung tích chứa lớn.
Cốc nguyệt san có nhiều kiểu dáng và kích thước
Một lưu ý khi dùng cốc nguyệt san nữa là chọn size cốc phù hợp với bản thân.
Cốc nguyệt san có 2 kích cỡ chính là 42mm x 47mm (cỡ nhỏ) và 47mm x 52mm (cỡ lớn). Vậy bạn nên chọn loại có đường kính nhỏ hơn hay rộng hơn?
Để lựa chọn được kích thước cốc lý tưởng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Cùng tham khảo một số yếu tố dưới đây nhé.
Lượng máu kinh: nếu bạn thường sử dụng băng vệ sinh loại mỏng và không ra quá nhiều máu, có thể bạn sẽ phù hợp với loại cốc nhỏ. Ngược lại, nếu bạn hay ra nhiều máu và thích sử dụng loại băng dày, hãy chọn cốc loại to hơn.
Đã sinh con bằng đường âm đạo hay chưa: các bà mẹ sau sinh thường phù hợp với loại cốc có đường kính to và ngược lại.
Sàn chậu: những người có sàn chậu khoẻ mạnh có thể dùng loại cốc nhỏ. Ai có sàn chậu kém vững chắc hơn nên thử loại cốc to.
Chủng tộc: phụ nữ Việt có cơ địa khác với phụ nữ châu Âu nên có thể sẽ không phù hợp với những loại cốc xách tay, đường kính quá lớn.
Lưu ý 4: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Cũng giống như bất cứ sản phẩm nào, việc tìm hiểu kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất là việc bạn không nên bỏ quả. Hãy đảm bảo thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh những rủi ro không đáng có.
Lưu ý 5: Rửa tay thật sạch với xà phòng trước và sau khi sử dụng
Bàn tay thường xuyên tiếp xúc với nhiều vật dụng, do đó đây là nơi có nhiều vi khuẩn cư trú đặc biệt là móng tay, kẽ ngón tay. Khi đặt và lấy cốc ra khỏi âm đạo, các ngón tay tiếp xúc trực tiếp với cốc, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp xúc và lây lan. Không chỉ vậy nếu không rửa tay sạch sau khi sử dụng, lượng kinh dịch còn có thể vẫn còn dính trên tay và lan sang những nơi khác mà chị em chạm vào.
Rửa tay sạch bằng xà phòng
Chính vì vậy, chị em cần vệ sinh tay thật sạch trước và sau khi sử dụng cốc nguyệt san. Nên sử dụng nước rửa tay chuyên dụng hoặc xà phòng nhằm đảm bảo loại bỏ sạch vi khuẩn. Đây là lưu ý khi dùng cốc nguyệt san chị em buộc phải nhớ.
Lưu ý 6: Cắt phần cuống cốc để dễ sử dụng
Phần cuống là bộ phận giúp bạn dễ dàng cầm giữ khi lấy cốc nguyệt san ra khỏi cơ thể. Tùy loại cốc nguyệt san mà phần cuống có độ dài khác nhau. Khi đặt vào cơ thể nếu phần cuống lộ ra ngoài cơ thể sẽ gây khó chịu cho các bạn nữ. Vì vậy, bạn có thể cắt phần cuống này đi đến độ dài phù hợp, thoải mái khi đặt trong cơ thể mà vẫn lấy cốc ra dễ dàng.
Cốc nguyệt san thường có cuống để giúp bạn dễ lấy cốc ra khỏi cơ thể
Bạn nên lấy cốc ra khỏi cơ thể rồi mới cắt phần cuống, mỗi lần cắt 1 chút (không quá nửa centimet) và ướm thử lại xem đã thoải mái khi sử dụng chưa.
Lưu ý 7: Bí kíp đưa cốc vào trong cơ thể và lấy ra dễ dàng
Để đưa cốc nguyệt san vào cơ thể dễ dàng, bạn nên chú ý hơn trong các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn cách gấp cốc phù hợp, có nhiều cách gấp cốc bạn có thể thử như: gập hình chữ C, gập hình chữ V, gập hình chữ S, gập kiểu hoa tulip, gập kiểu punchdown,...
Bước 2: Đứng hoặc ngồi ở tư thế thoải mái.
Bước 3: Giữ chặt cốc theo nếp đã gấp và đưa vào cơ thể. Sau khi thả tay ra cốc sẽ bung mở sát và ôm thành âm đạo. Bạn có thể kiểm tra bằng cách xoay cốc và thử kéo cốc ra nếu có lực hút thì cốc đã bung mở đúng.
Bước 4: Khi cốc nằm đúng vị trí bạn sẽ không cảm thấy khó chịu, nếu chưa ổn bạn có thể tháo ra đặt lại cốc.
Lưu ý khi dùng cốc nguyệt san để đưa cốc vào cơ thể đúng cách
Bước lấy cốc ra khỏi cơ thể bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau đây để lấy cốc ra dễ dàng:
Dùng ngón trỏ và ngón cái giữ cuống cốc, xoay và kéo cốc ra từ từ.
Ấn vào 1 phần thân cốc để giảm lực hút, nhẹ nhàng kéo cốc ra, tránh làm đổ kinh dịch ra ngoài.
Lưu ý 8: Khi dùng chất bôi trơn để đưa cốc vào bên trong
Với bạn mới sử dụng cốc nguyệt san lần đầu bạn có thể dùng một số chất bôi trơn để làm quen và đặt cốc vào dễ dàng hơn.
Mẹo sử dụng: bôi một ít chất bôi trơn lên cơ thể, không nên bôi vào cốc nguyệt san vì sẽ làm trơn, khó cầm và đặt cốc vào âm đạo.
Nên dùng chất bôi trơn gốc nước và tránh dùng chất bôi trơn gốc dầu, silicon do các chất này có thể làm biến chất cốc nguyệt san của bạn. Vì vậy, khi mua bạn nên tránh các sản phẩm có thành phần như: Glycerin, Parabens, Propylene Glycol, dầu dừa, vaseline.
Chất bôi trơn giúp đưa cốc vào trong dễ dàng hơn
Lưu ý 9: Có thể sử dụng gương để xác định vị trí đặt cốc
Khi mới tập sử dụng cốc nguyệt san, nếu bạn còn lo lắng về việc đặt cốc chưa đúng vị trí hay sợ bị rò rỉ, bạn có thể cân nhắc sử dụng gương để hỗ trợ. Bạn có thể cầm hoặc đặt gương ở phía bên dưới rồi quan sát các thao tác đặt cốc. Gương giúp bạn dễ dàng xác định vị trí cốc so với âm đạo. Do vậy bạn có thể tự tin di chuyển vị trí của cốc cho phù hợp.
Cách làm này sẽ hỗ trợ bạn làm quen khi đưa cốc nguyệt san vào cơ thể trong những lần đầu.
Lưu ý 10: Có thể dùng băng vệ sinh hàng ngày để ngăn chặn rò rỉ
Bạn đã đặt được cốc nguyệt san vào âm đạo, nhưng vẫn còn lo lắng lượng kinh dịch vẫn có thể rò rỉ ra bên ngoài. Trong trường hợp này, có thêm 1 lưu ý khi dùng cốc nguyệt san đó là bạn có thể sử dụng thêm băng vệ sinh hàng ngày để đảm bảo không bị dính kinh dịch ra quần lót. Bạn có thể sử dụng băng vệ sinh cho đến khi đã tự tin 100% với cốc nguyệt san cho chu kỳ kinh nguyệt.
Dùng băng vệ sinh hàng ngày để ngăn chặn tối đa rò rỉ
Lưu ý 11: Sử dụng cốc nguyệt san vào hai ngày cuối của chu kỳ
Những bạn mới tập làm quen với cốc nguyệt san có thể sẽ gặp nhiều khó khăn khi đặt cốc vào âm đạo. Trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt lượng máu ra nhiều có thể càng khiến các chị em khó đưa cốc vào đúng vị trí.
Do đó khi mới sử dụng, thời điểm thuận lợi nhất để đưa cốc nguyệt san vào là 2 ngày cuối của chu kỳ. Trong những ngày cuối này, âm đạo sẽ lớn hơn bình thường, lượng máu kinh không quá nhiều và đủ để làm ướt thuận lợi cho việc đặt cốc và lấy cốc ra.
2 ngày cuối chu kì là thời gian lí tưởng để luyện tập đặt cốc nguyệt san
Lưu ý 12: Thời gian để cốc trong cơ thể
Trung bình mỗi chu kỳ, bạn sẽ mất khoảng 50ml - 80ml kinh nguyệt, chia ra trung bình mỗi ngày sẽ khoảng 15ml - 20ml. Dung tích của phần lớn cốc nguyệt san là 20ml, 25ml sẽ có thể hứng tối đa lượng máu kinh mỗi ngày. Như vậy, thời gian sử dụng cốc trong một lần có thể lên tới 10 - 12 tiếng. Chính vì thế mà có nhiều chị em quên không thay cốc nguyệt san. Điều này rất nguy hiểm bởi sau 12 tiếng ở trong cơ thể, dịch kinh nguyệt đã bắt đầu biến đổi và có thể gây ảnh hưởng xấu tới “vùng kín” và sức khỏe sinh lý.
Thế nên, để đảm bảo vệ sinh và phòng tránh viêm nhiễm âm đạo, bạn không nên để cốc trong cơ thể quá 12 tiếng. Hãy chắc chắn bạn thay cốc ít nhất 2 lần/ngày.
Lưu ý 13: Thực hành dùng cốc trước khi đến kỳ kinh
Những bạn mới có thể gặp khó khăn trong những lần đầu và chưa quen hết những lưu ý khi dùng cốc nguyệt san. Vì vậy bạn có thể luyện tập sử dụng trước khi tới ngày đèn đỏ để làm quen và có thể đặt cốc đúng cách. Rất nhiều bạn gái cũng đã bỡ ngỡ trong lần đầu sử dụng, nhưng đừng vì thế mà chùn bước, bạn hãy thử luyện tập và hy vọng bạn sẽ trải qua những kỳ kinh nguyệt thật thoải mái.
Luyện tập sử dụng cốc nguyệt san trước kỳ kinh nguyệt
Lưu ý 14: Về việc đi vệ sinh khi dùng cốc nguyệt san
Trên thực tế, lỗ tiểu và lỗ âm đạo là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy bạn có thể đi vệ sinh được như bình thường mà không cần tháo ra hay lo lắng về cốc nguyệt san được đặt trong âm đạo.
Không chỉ vậy, đa phần cốc nguyệt san được làm từ silicone y tế có độ co giãn lý tưởng, không thấm nước nên đảm bảo bạn sẽ không bị khó chịu khi đi vệ sinh.
Lưu ý 15: Cách vệ sinh và bảo quản cốc nguyệt san
Việc vệ sinh cốc nguyệt san có tác dụng làm sạch vi khuẩn, giảm ố vàng đảm bảo tính thẩm mỹ của sản phẩm do đó đây là một lưu ý khi dùng cốc nguyệt san các chị em cần đặc biệt quan tâm.
Hầu hết phụ nữ chỉ thực hiện cách vệ sinh giúp tiệt trùng: Ngâm trong nước sôi, khử trùng bằng lò vi sóng, ngâm trong nước oxy già...những cách này về cơ bản giúp làm sạch vi khuẩn nhưng sau 2-3 tháng sẽ có hiện tượng ố vàng.
Bảo quản cốc nguyệt san đúng cách giúp phòng tránh viêm nhiễm và đảm bảo thẩm mỹ
Cách vệ sinh cốc nguyệt san đúng nên sử dụng kèm dung dịch vệ sinh cốc chuyên dụng để làm sạch mảng bám màu bám trên bề mặt silicone mà không ảnh hưởng đến chất liệu cũng như sự an toàn cho “cô bé". Chị em phụ nữ hãy nhớ lưu ý khi sử dụng cốc nguyệt san này nhé.
Nhìn chung, lần đầu tiên dùng cốc nguyệt san khiến bạn bỡ ngỡ, lo lắng và gặp một chút sự cố nho nhỏ. Đừng lo lắng, chỉ cần bạn nắm chắc những lưu ý khi dùng cốc nguyệt san trên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.