Tin tức

TỚI THÁNG CÓ NÊN ĂN RAU RĂM KHÔNG?

Tới tháng có nên ăn rau răm không đang nhận nhiều ý kiến trái chiều bởi nhiều chị em cho rằng có kinh  nguyệt ăn rau răm sẽ nhanh hết kinh. Vậy thực hư ra sao cùng đọc ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời. Tới tháng có nên ăn rau răm không?  Chị em không nên ăn rau răm trong chu kỳ kinh nguyệt bởi rau răm có tính hàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe sinh sản, gây rong kinh, chậm kinh, gia tăng các triệu chứng khó chịu tiền kinh nguyệt. Chị em không nên ăn rau răm trong chu kỳ kinh nguyệt Tại sao tới tháng chị em không nên ăn rau răm? Việc sử dụng rau răm khi tới tháng có thể gây ra những ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt cũng như sức khỏe sinh sản. Cụ thể: Ăn rau răm có thể gây ra tình trạng rong huyết trong chu kỳ Theo Đông y, rau răm có thể gây rong kinh, phá huyết, làm chân huyết khô đi, gây ứ kinh, kinh nguyệt không xuất ra ngoài mà tràn vào trong gây tắc vòi trứng. Do đó, chị em không nên ăn rau răm khi tới tháng vì có thể gây ra tình trạng rong kinh. Sử dụng rau răm trong chu kỳ kinh nguyệt có thể gây rong huyết ở phụ nữ Ở giai đoạn trước chu kỳ, rau răm có thể dẫn đến tình trạng kỳ kinh bị chậm lại Tới tháng có nên ăn rau răm không? Câu trả lời là không bởi rau răm tác động đến quá trình sản sinh nội tiết, làm cho nội tiết tố Estrogen chậm sản xuất hơn, dẫn đến tình trạng chậm kinh ở phụ nữ. Với những chị em nếu muốn làm chậm kinh nguyệt có thể ăn rau răm trước 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, chị em không nên lạm dụng quá nhiều sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, có thể gây mất kinh, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản sau này. Ăn rau răm có thể gây ra tình trạng chậm kinh ở phụ nữ Ăn quá nhiều rau răm sẽ dẫn tới vô sinh do mất kinh nguyệt. Tới tháng không nên ăn rau răm bởi phái đẹp khi ăn nhiều rau răm có thể dẫn đến hiện tượng rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, gây ảnh hưởng tới quá trình thụ thai. Ngoài ra, nếu sử dụng thường xuyên có thể dẫn tới tình trạng mất chu kỳ kinh nguyệt, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ. Tác hại khác khi sử dụng rau răm thường xuyên Ngoài những ảnh hưởng không tốt cho chị em trong chu kỳ kinh nguyệt, sử dụng rau răm thường xuyên còn mang lại những tác hại tới sức khỏe như: Giảm bớt những ham muốn về chuyện chăn gối: Theo Đông y, ăn nhiều rau răm sẽ gây nóng, giảm tinh khí, suy giảm ham muốn tình dục ở cả đàn ông và phụ nữ. Tăng nguy cơ sảy thai: Như đã nói ở trên, rau răm có hành khí mạnh , kích thích tử cung co bóp có thể làm ra thai. Do đó, với phụ nữ có thai, đặc biệt là ở 3 tháng đầu thai kỳ không nên ăn rau răm để tránh tình trạng sảy thai Rau răm làm giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ Vậy tới tháng chị em nên ăn rau gì? Vào những ngày đèn đỏ, chị em thường thiếu sắt dẫn đến tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, chóng mặt. Chị em có thể tham khảo các loại rau xanh dưới đây để bổ sung lượng sắt thiết hụt, giúp cơ thể khỏe mạnh, thư giãn khi tới tháng: Rau cải xoăn Rau cải xoăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như canxi, sắt, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa giúp giảm và ngăn chặn sự co thắt dẫn đến đau do chuột rút, giảm cảm giác khó chịu, mệt mỏi khi tới tháng . Ngoài ra, rau cải xoăn chứa hàm lượng chất sắt lớn giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt. Rau cải xoăn cung cấp lượng sắt dồi dào cho cơ thể khi tới tháng Rau bina Rau bina chứa hàm lượng chất sắt, magie, Vitamin B, A và các chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế các cảm giác khó chịu khi tới tháng như căng ngực, đầy bụng, từ đó cân bằng tâm trạng của não bộ. Ngoài ra, rau bina giúp giảm các cơn đau, ngăn ngừa tình trạng chảy máu quá mức, máu cục, máu đông. Rau bina giúp giảm các triệu chứng khó chịu như đau bụng, đau lưng vào ngày đèn đỏ Mùi tây Mùi tây là nguyên liệu không thể thiếu trong bữa ăn Việt, chứa nhiều chất dinh dưỡng như A, C, K giúp điều hòa nội tiết tố, ngăn ngừa tình trạng chảy máu quá nhiều. Ngoài ra, rau mùi tây có tác dụng làm tử cung co bóp nhẹ, kích thích chu kỳ kinh nguyệt tới sớm hơn mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Rau mùi tây giúp điều hòa nội tiết tố, chữa rối loạn kinh nguyệt  Rau ngót Thành phần dinh dưỡng trong rau ngót chứa nhiều chất đạm, vitamin, kali, magie, B1, B2, B6 có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giúp lưu thông máu, kích thích chu kỳ kinh nguyệt tới sớm. Tuy nhiên, chị em cần thận trọng khi sử dụng vì có thể gây lạnh bụng, đau bụng, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Rau ngót có tác dụng kích thích tử cung khiến kinh nguyệt tới sớm Rau thì là Rau thì là rất giàu các chất chống oxy hóa, vitamin C giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, tăng cường nội tiết tố nữ. Ngoài ra, chất flavonoid và vitamin B có trong rau thì là có tác dụng thư giãn, thoải mái, cải thiện tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và mất ngủ khi tới tháng. Rau thì là có tác dụng rất tốt cho chị em trong chu kỳ kinh nguyệt Như vậy thắc mắc "tới tháng có nên ăn rau răm không" đã được giải đáp. Những ngày trong chu kỳ, bạn không cần phải kiêng tuyệt đối rau răm, có thể ăn lượng vừa đủ để gia tăng hương vị món ăn, bổ sung chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, giàu năng lượng để đi qua ngày đó nhẹ nhàng hơn. 
08/ 09/ 2021
0

ĐẾN THÁNG CÓ NÊN ĂN SOCOLA KHÔNG?

Đến tháng có nên ăn socola không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ bởi nó được biết đến như là món ăn vặt được chị em ưa thích. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này cùng với những hướng dẫn ăn socola đúng cách dành cho hội chị em phụ nữ. Đến tháng có nên ăn socola không? Trong kỳ kinh nguyệt, chị em nên ăn socola bởi trong thành phần socola có chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như sắt, magie, chất chống oxy hóa và flavonoid giúp sản xuất lượng hồng cầu, lưu thông các mạch máu và cải thiện tâm trạng, rất tốt cho chị em phụ nữ trong những ngày đèn đỏ. Chị em nên ăn socola trong kỳ nguyệt san Socola còn được xem nhưng một phương pháp giảm đau bụng kinh hiệu quả nhờ có thành phần canxi, anandamide giúp tạo ra hormon như một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Để hiểu rõ ăn socola có giảm đau bụng kinh hay không, chị em nên tìm hiểu rõ socola có lợi ích gì cho cơ thể khi tới tháng Lợi ích của socola đối với chị em khi tới tháng  Với thành phần chính là cacao, socola đã đem lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của người sử dụng, đặc biệt là đối với chị em trong kỳ kinh nguyệt. Cụ thể: Socola giúp giảm bớt lo âu, căng thẳng trong ngày đèn đỏ Đến tháng có nên ăn socola không? Socola là lựa chọn hoàn hảo cho chế độ ăn uống của bạn. Thành phần của socola có chứa hàm lượng polyphenol, cafein giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể, giảm hormone stress cortisol, mang lại cảm giác thoải mái, bớt lo âu hay căng thẳng trong những ngày tiền kinh nguyệt. Socola giúp giảm bớt lo âu, căng thẳng trong những ngày kinh nguyệt Đến tháng ăn Socola giúp tăng cường năng lượng Vào những ngày nguyệt san, chị em thường rơi vào trạng thái đau bụng kinh kéo dài gây mệt mỏi, thiếu sức sống. Trong khi đó, socola giàu chất sắt (70-80% cacao) nên chỉ cần ăn khoảng 100g socola mỗi ngày sẽ khiến cơ thể có thêm năng lượng, kích thích hệ thần kinh làm tinh thần bạn tỉnh táo hơn. Ăn socola giúp bạn gái tăng cường năng lượng trong ngày kinh nguyệt Socola giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả  Đến tháng có nên ăn socola bởi bên cạnh tác dụng tạo năng lượng cho cơ thể, anandamide trong socola còn giúp não bộ tiết ra hormone endorphine có tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả. Ngoài ra, socola cũng rất giàu magie - một khoáng chất có tác dụng làm giãn cơ, xoa dịu những cơn đau bụng.   Socola chứa 70-80% cacao giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả Đến tháng ăn socola giúp tâm trạng vui vẻ hơn Đến tháng có nên ăn socola bởi theo nghiên cứu, nhờ vào hàm lượng polyphenol, chất anandamide dồi dào trong socola giúp tăng lượng serotonin - hormone điều chỉnh tâm trạng giúp cải thiện cảm xúc, kích thích não tạo thêm endorphin - hormone hạnh phúc, từ đó khiến bạn trở nên hưng phấn và vui vẻ.  Socola mang đến tâm trạng vui vẻ trong kỳ kinh nguyệt Tác dụng khác khi ăn socola Ngoài mang lại lợi ích tuyệt vời cho chị em khi đến kỳ kinh như cải thiện tâm trạng, tăng cường năng lượng, giảm đau bụng kinh hiệu quả, socola còn mang lại một số lợi ích khác như: Giúp trái tim khỏe mạnh: Hàm lượng flavonoid cao trong socola có thể giúp tĩnh mạch, động mạch trở nên dẻo dai hơn. Ngoài ra, trong socola còn chứa Polyphenol - một chất chống viêm tương tự aspirin giúp bảo vệ tim mạch của bạn. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Ăn socola còn giúp bạn trì hoãn hoặc ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường bởi trong socola có chứa lượng cacao khá lớn, có khả năng cải thiện độ nhạy của insulin trong cơ thể. Cải thiện trí nhớ: Flavonoid có trong socola có thể giúp bạn tỉnh táo trong thời gian ngắn từ 2-3 tiếng, giảm chứng mất trí nhớ ở người già và các chất chống viêm trong việc điều trị chấn thương não. Giúp giảm cân: Theo nghiên cứu, chất béo lành mạnh trong một miếng socola nhỏ có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, tạo ra cảm giác no, đầy bụng ngăn các cơn thèm ăn vặt chứa nhiều đường hay dầu mỡ. Chất béo lành mạnh trong socola làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu Hướng dẫn ăn socola đúng cách Nhờ vào những công dụng tuyệt vời của socola như thế nên lượng khách hàng sử dụng socola trong kỳ kinh nguyệt ngày một tăng lên. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều socola trong chu kỳ kinh nguyệt có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Lượng ăn socola Để ăn socola đúng cách, bạn nên ăn hoặc uống 100g socola đen trong những ngày đèn đỏ để bù đắp lượng sắt bị thiếu hụt, giúp cơ thể trở nên khỏe khoắn trong những ngày tiền kinh nguyệt. Nên ăn socola vào cuối bữa sáng bởi trong socola có chứa hàm lượng cafein, nếu ăn vào buổi tối dễ gây đầy hơi, trướng bụng. Nên ăn socola loại nào? Đến tháng có nên ăn socola tuy nhiên nên ăn socola loại nào để tốt cho chị em trong ngày kinh nguyệt. Thực tế cho thấy, socola đen là sự lựa chọn hoàn hảo trong những ngày đèn đỏ bởi trong socola đen có hàm lượng chất béo, cacao nhiều nhưng ít đường sữa và chất phụ gia hơn socola trắng và socola nâu. Bạn cũng không nên chọn dòng socola kém chất lượng, có mùi bị chuyển hóa, màu biến sắc vì có thể socola đó đã bị nấm mốc. Socola đen là sự lựa chọn hoàn hảo trong kỳ kinh nguyệt Ngoài socola, chị em nên bổ sung thực phẩm nào? Sở dĩ đến tháng có nên ăn socola bởi socola giúp giảm đau bụng kinh là nhờ có thành phần canxi trong đó. Việc bổ sung canxi có khả năng giảm mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện khó chịu trước mỗi kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như đau lưng, đau bụng, đau ngực. Vì vậy, ngoài socola chị em cũng nên bổ sung một số thực phẩm giàu canxi như sữa, rau lá xanh,.. Sữa và các thực phẩm từ sữa Sữa hay các sản phẩm từ sữa như sữa, kem và pho mát là loại thức uống bổ sung các vitamin, khoáng chất trong ngày đèn đỏ, giúp chị em tăng cường sức khỏe, từ đó chống lại được cảm giác mệt mỏi, khó chịu do sự thay đổi hormone nội tiết gây ra. Ngoài việc đến tháng nên ăn socola thì còn nên uống sữa ấm để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong kỳ nguyệt san Trứng Chị em có thể sử dụng trứng trong những ngày đèn đỏ, bởi trứng là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, vitamin B6, D, E giúp chị em loại bỏ chứng đau bụng, mệt mỏi, khó chịu trong giai đoạn tiền kinh nguyệt. Dùng trứng gà để cải thiện tình trạng đau bụng kinh hiệu quả Hải sản Những ngày kinh nguyệt là lúc cơ thể bị mất máu khá nhiều, do đó cần bổ sung thêm các loại hải sản như cá hồi, hàu,.. Đây đều là những loại thực phẩm giàu hàm lượng Omega-3, Vitamin D, Canxi, Magie và Sắt rất cần thiết để hạn chế cơn đau bụng kinh, chướng bụng hay triệu chứng căng tức ngực hiệu quả. Ăn hải sản giúp bạn gái bù đắp lượng sắt bị mất trong chu kỳ kinh nguyệt Các loại rau lá xanh  Hãy ăn rau lá xanh như cần tây, cải bó xôi, củ cải trắng trong kỳ kinh nguyệt vì đây là những loại rau giúp bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết và làm cho các cơ được thư giãn trong ngày đèn đỏ. Chị em nên ăn các loại rau lá xanh khi bị rối loạn kinh nguyệt Hạt họ đậu Nhờ có hàm lượng chất xơ khá cao nên các loại hạt họ đậu như đậu phộng, đậu nành, hạnh nhân sẽ giúp bạn tiêu hóa nhanh và tránh những cơn chuột rút. Không những thế, đậu còn chứa hàm lượng vitamin B nên sẽ giảm bớt được những căng thẳng, mệt mỏi trong kỳ kinh nguyệt của bạn. Bổ sung các loại hạt họ đậu vào chế độ ăn để trải qua chu kỳ kinh dễ dàng hơn Như vậy, với thắc mắc "Đến tháng có nên ăn Socola không" đã được giải đáp. Socola là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của chị em phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, chị em cũng không nên lạm dụng quá nhiều mà thay vào đó, hãy sử dụng một số loại thực phẩm cùng chế độ tập luyện thể thao hợp lý để đảm bảo cơ thể tốt nhất trong kỳ kinh nguyệt.
07/ 09/ 2021
0

TỚI THÁNG CÓ NÊN ĂN SỮA CHUA - 6 LỢI ÍCH BẤT NGỜ

Tới tháng có nên ăn sữa chua bởi nó rất tốt cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những hết lợi ích này. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 6 lợi ích của sữa chua đối với chị em trong ngày "đèn đỏ" cùng với hướng dẫn ăn sữa chua đúng cách. Tới tháng có nên ăn sữa chua không?  Tới tháng chị em có nên ăn sữa chua. Không những thế, vào những ngày đèn đỏ, chị em nên bổ sung sữa chua trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Trong sữa chua có chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: vitamin C, D, A, canxi, axit lactic và probiotic tốt cho hệ tiêu hóa, giảm đau bụng kinh và hạn chế các triệu chứng khó chịu khi tới tháng. Sữa chua giúp giảm dịu cảm giác khó chịu khi tới tháng của chị em phụ nữ Lợi ích của việc ăn sữa chua khi tới tháng  Có thể nói, sữa chua là thực phẩm bổ dưỡng, rất tốt cho chị em phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Ăn sữa chua khi tới tháng mang lại cho phái đẹp những lợi ích dưới đây: Ăn sữa chua giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong những ngày đèn đỏ Tới tháng có nên ăn sữa chua bởi sữa chua chứa thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe như Kali, Canxi, Magie, Vitamin A, B12, C có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, chống lại vi khuẩn, virus tấn công cơ thể trong chu kỳ kinh nguyệt. Chị em nên ăn từ 1-2 hộp sữa chua/ ngày trong suốt chu kỳ kinh nguyệt để tăng sức đề kháng, cho cơ thể khỏe mạnh Tới tháng ăn sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa Trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn như men vi sinh bifidobacterium và lactobacillus có lợi cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, các hoạt chất có trong sữa chua có tác dụng loại bỏ độc tố, các vi khuẩn có hại, ngăn ngừa các bệnh về đường ruột. Nên ăn sữa chua sau khi ăn sáng để có hiệu quả tốt nhất Ăn sữa chua giúp giảm bớt cơn đau bụng kinh trước và trong kỳ kinh Sữa chua là loại thực phẩm giàu Canxi và Vitamin D có khả năng làm giãn cơ trơn tử cung, giúp tử cung co bóp đều đặn và nhẹ nhàng hơn trong quá trình tống đẩy máu kinh ra ngoài. Từ đó, giảm dịu các cơn đau bụng kinh hiệu quả, đặc biệt là các cơn đau do co thắt đột ngột. Tới tháng có nên ăn sữa chua giúp giảm bớt cảm giác đau bụng  Sữa chua giúp giảm các triệu chứng khó chịu trong ngày đèn đỏ  Những ngày đèn đỏ được xem là thời kỳ nhạy cảm của chị em với những triệu chứng khó chịu như đau lưng, chuột rút, cơ thể nhức mỏi, chóng mặt, mệt mỏi, lo lắng.... Hàm lượng canxi cao có trong sữa chua có tác dụng cân bằng lượng canxi cần thiết cho cơ thể, giúp chị em giảm cảm giác khó chịu kể trên trong chu kỳ. Ăn sữa chua trong chu kỳ kinh nguyệt giúp giảm các triệu chứng đau mỏi, lo âu... Tới tháng giúp chống lại nhiễm trùng nấm men  Hàm lượng probiotic trong sữa chua có khả năng kích thích vi khuẩn có lợi phát triển, ngăn ngừa sự tăng trưởng của nấm men, tiêu diệt các loại nấm đang sinh sôi. Từ đó, sữa chua có tác dụng giúp chị em bảo vệ sức khỏe vùng kín, tránh các tình trạng viêm nhiễm trong những ngày đèn đỏ. Sữa chua có tác dụng chống lại nhiễm trùng nấm men giúp “cô bé" luôn sạch sẽ, khô thoáng, giảm ngừa viêm nhiễm Tác dụng khác khi ăn sữa chua Ngoài những lợi ích khi tới tháng có nên ăn sữa chua thì ăn sữa chua còn mang tới cho chị em phụ nữ những tác dụng dưới đây:  Làm đẹp da: Sữa chua chứa hàm lượng vitamin dồi dào A, D, B12 cực tốt cho việc nuôi dưỡng da từ bên trong, giúp làm mờ thâm, giảm mụn, mang đến làn da tươi tắn, trẻ trung cho chị em phụ nữ. Phòng ngừa bệnh cao huyết áp: Sữa chua chứa hàm lượng Kali cao có tác dụng giúp cơ thể loại bỏ muối dư thừa, nhờ đó duy trì huyết áp bình thường, ngăn ngừa tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch. Chăm sóc răng miệng: Lượng axit lactic có trong sữa chua giúp chăm sóc các mô lợi, hạn chế tình trạng viêm, nhiệt miệng,  Giúp xương và răng chắc khỏe hơn: Sữa chua rất giàu vitamin D và canxi giúp xương khỏe mạnh, đồng thời tăng cường mật độ xương, ngăn ngừa loãng xương hiệu quả. Hướng dẫn bổ sung sữa chua đúng cách cho chị em khi tới tháng Tới tháng có nên ăn sữa chua rất tốt cho chị em phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, chị em cần sử dụng sữa chua đúng cách để mang tới hiệu quả tốt nhất:  Lượng ăn sữa chua hằng ngày: Chỉ nên ăn từ 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày. Không nên ăn quá nhiều sữa chua vì có thể gây nên tình trạng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, ... Nên bỏ sữa chua ra khỏi tủ lạnh từ 15-20 phút: Tránh ăn sữa chua đá, việc này giúp giảm nguy cơ bị lạnh bụng, dễ tăng nguy cơ đau bụng, co cóp tử cung. Không ăn sữa chua và nước cam liền nhau: Vì nước cam và các thực phẩm từ sữa tương tác nhau, dễ gây đau bụng, tiêu chảy Các đối tượng không nên bổ sung sữa chua:  Người không dung nạp lactose: Với những người không tiêu hóa được chất này khi ăn sữa chua có thể gặp phải 1 số triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,... Người mẫn cảm, dễ dị ứng: Dị ứng với sữa chua có thể gây ra các phản ứng như phát ban, khó thở hoặc nôn mửa. Nên hạn chế sử dụng các loại sữa chua hoa quả (sữa chua dâu, sữa chua nha đam…) Người bệnh tiểu đường: Nhiều loại sữa chua có chứa lượng đường cao, khiến tăng lượng đường trong máu, gây hại cho những bệnh nhân tiểu đường. Bạn nên cân nhắc sử dụng sữa chua không đường để khai thác lợi ích của sản phẩm mà không ảnh hưởng đến bệnh lý. Để có được tác dụng tốt, sữa chua cần được sử dụng đúng cách và phù hợp với từng cơ thể Khi tới tháng nên ăn gì ngoài sữa chua  Ngoài sữa chua, chị em nên bổ sung những thực phẩm dưới đây sẽ giúp bổ sung đa dạng nguồn dưỡng chất và đồng thời kích thích hương vị cho bữa ăn hàng ngày. RAU LÁ XANH Trong kỳ kinh nguyệt, chị em nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh như rau cải, súp lơ xanh, rau chân vịt, rau bina,...vào thực đơn hàng ngày để tăng lượng sắt cho cơ thể. Ngoài ra, rau xanh còn giúp giảm đau bụng kinh, đào thải độc tố, giảm cảm giác khó chịu khi tới tháng. Ngoài sữa chua, Chị em nên bổ sung rau xanh vào các ngày đèn đỏ - đây là nguồn cung cấp sắt và chất oxy hoá rất tốt cho cơ thể HOA QUẢ Ngoài việc tới tháng có nên ăn sữa chua thì các loại trái cây như táo, lê, dứa, bơ, chuối... chứa nhiều chất dinh dưỡng rất cần thiết với cơ thể phụ nữ khi tới tháng. Việc tăng cường hoa quả vào những ngày đèn đỏ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng đau bụng kinh và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Chị em có thể bổ sung bằng cách ăn trực tiếp hoặc làm sinh tố, nước ép,... Trái cây cung cấp đủ chất dinh dưỡng và giúp tinh thần thư giãn cho chị em ngày đèn đỏ CÁC LOẠI HẠT Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt lanh, hạt điều, hạt dẻ… chứa thành phần magie, protein, Omega-3 và sắt giúp chị em bổ sung dưỡng chất, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm cảm giác đau nhức, mệt mỏi khi tới tháng.  Các loại hạt có tác dụng đẩy lùi những cơn đau khó chịu vào ngày đèn đỏ CÁC LOẠI TRÀ Vào những ngày đèn đỏ, chị em nên uống trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà,...có tác dụng lưu thông máu, tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, uống trà trong chu kỳ còn giúp chị em thư giãn, thoải mái, giảm cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, ngăn ngừa những cơn đau bụng kinh hiệu quả. Chị em nên uống trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà,... trong chu kỳ kinh nguyệt Tới tháng có nên sữa chua là một trong những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe - sắc đẹp cho chị em phụ nữ. Ngoài việc ăn trực tiếp, phái đẹp có thể sáng tạo với các món sinh tố, hoa quả để đa dạng thực đơn, kích thích vị giác. Để có chu kỳ khỏe mạnh, dễ chịu, bạn gái áp dụng chế độ sinh hoạt, làm việc khoa học và cảm nhận cơ thể mình từ những thay đổi nhỏ nhất để có cách điều chỉnh phù hợp nhé! Chúc bạn nữ luôn xinh đẹp và hạnh phúc!
07/ 09/ 2021
0

Tới tháng nên uống gì? 13 loại nước uống giúp giảm đau bụng kinh

Tới tháng nên uống gì và không nên uống gì là băn khoăn của rất nhiều chị em trong những ngày đèn đỏ. Hiểu được điều này, bài viết hôm nay sẽ gửi đến chị em 14 loại nước uống cực tốt cho ngày đèn đỏ cùng với 7 loại thức uống chị em cần tránh. Tất cả những loại nước uống này còn cực dễ kiếm, pha chế đơn giản và vô cùng tiết kiệm. TỚI THÁNG NÊN UỐNG GÌ? Vào những ngày kinh nguyệt, cơ thể chị em có nhiều thay đổi, kéo theo mệt mỏi, khó chịu. Loại nước uống được khuyến khích trong những ngày này không chỉ có tác dụng tốt cho chu kỳ mà còn phải giúp giảm dịu cảm giác khó chịu đó. Nước lọc  Tới tháng nên uống nhiều nước trong những ngày đèn đỏ giúp cơ thể giữ nước, tăng cường tuần hoàn máu, giảm hiện tượng đầy hơi, đau nhức. Ngoài ra, việc bổ sung nước đầy đủ giúp điều tiết các hoạt động co thắt của tử cung, làm giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.  Uống đủ nước là điều cần thiết trong chu kỳ kinh nguyệt Lưu ý:  Nên uống tối đa 2 lít nước ấm, tránh nước lạnh, nước ngọt... trong chu kỳ kinh nguyệt Nên chia thành nhiều lần uống (mỗi lần khoảng 100ml), uống ngụm nhỏ. Nếu bạn có thói quen uống nước ép, nước hoa quả, có thể giảm tương đương lượng nước lọc. Sữa đậu nành  Trong sữa đậu nành có chứa hàm lượng lớn hợp chất isoflavone có cơ chế hoạt động gần giống với estrogen trong cơ thể phụ nữ có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm cảm giác mệt mỏi và giảm đau bụng kinh khi tới tháng. Nguyên liệu và dụng cụ Đậu nành: 500 gr. Đường kính: 300 gr. Túi lọc. Máy xay sinh tố. Cách làm:  Bước 1: Ngâm 500gr đậu nành trong nước ấm từ 6 – 8 tiếng cho đậu nở ra. Bước 2: Cho đậu và một chút nước vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Dùng túi lọc để loại bỏ phần bã đậu, chỉ lấy phần nước.  Bước 3: Cho nước đậu đã lọc vào nồi, đun lửa nhỏ để sữa sôi từ từ. Đun thêm từ 10 – 15 phút rồi tắt bếp và để nguội.  Bước 4: Thêm đường và thưởng thức.  Tới tháng nên uống sữa đậu nành bởi nó rất tốt giúp điều hòa nội tiết tố nữ, giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả Sữa ấm  Thành phần dinh dưỡng trong sữa gồm canxi, photpho, magie, kali, natri, sắt, các vitamin A, C, D, E… giúp chị em tăng cường sức khỏe, chống lại cảm giác mệt mỏi, khó chịu khi tới tháng, và điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh hiệu quả. Vì vậy tới tháng nên uống sữa ấm sẽ rất tốt cho chị em Để giảm dịu cảm giác khó chịu cho cơ thể, bạn gái nên ưu tiên chọn sữa không đường, sữa tươi nguyên chất được làm ấm trước khi uống và hạn chế uống sữa cùng đá lạnh hoặc sữa lạnh. Sữa ấm bổ sung dinh dưỡng cho chị em phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt Trà gừng  Tới tháng nên uống gì thì đừng quên trà gừng chị em nhé. Bởi trong gừng có chứa tinh chất zingiberol và ginger oil có tác dụng làm dịu các cơn buồn nôn hay đau bụng kinh, rất tốt cho chị em khi tới tháng. Ngoài ra, uống trà gừng trong những ngày đèn đỏ còn giúp lưu thông máu huyết, tăng sức đề kháng. Nguyên liệu:  Gừng tươi: 5g Đường trắng Nước lọc Cách làm:  Bước 1: Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, nạo thành sợi nhỏ, bỏ vào trong ly. Bước 2: Cho nước vào nồi, đun sôi khoảng 10 phút, rót vào rây lọc bỏ bã gừng. Bước 3: Cho đường trắng vào ly nước gừng, khuấy đều cho tan đường, chờ nguội và thưởng thức. *** Chú ý: Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều sẽ gây nóng.  Uống trà gừng giúp lưu thông máu huyết, tăng sức đề kháng cho chị em trong kỳ kinh Trà hoa cúc  Trà hoa cúc tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ não, chữa suy nhược thần kinh. Hoạt chất chamomile có trong hoa cúc còn có khả năng xoa dịu các dây thần kinh, giúp thư giãn, giảm cảm giác bồn chồn, mệt mỏi, giảm chứng chóng mặt, buồn nôn và giảm đau bụng khi tới tháng. Nguyên liệu làm trà hoa cúc: 10g hoa cúc sấy khô 5g táo đỏ 5g kỳ tử 30ml mật ong Cách làm: Bước 1: Hoa cúc tráng qua với nước ấm, chắt bỏ hết nước. Bước 2: Rót khoảng 500ml nước sôi vào ly trà, cho kỳ tử, táo đỏ vào ngâm 2 phút. Bước 3: Trà ngấm thì thêm mật ong. Không nên cho mật ong lúc nước còn sôi. Rót trà ra tách và thưởng thức. Tới tháng nên uống trà hoa cúc sẽ giúp thư giãn, giảm bớt mệt mỏi và lo lắng trong chu kỳ kinh nguyệt Trà bạc hà Tới tháng nên uống trà bạc hà bởi trong lá bạc hà chứa các chất kali, magie, phốt pho, vitamin A, C và chất chống viêm - axit rosmarinic giúp giảm tình trạng đau bụng kinh và chuột rút ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt.  Ngoài ra, trà bạc hà với hương thơm đặc trưng giúp thúc đẩy thư giãn và giảm căng thẳng, giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn khi tới tháng. Nguyên liệu: 1 túi trà bạc hà 1 vài nhánh lá bạc hà tươi Nước nóng Cỏ ngọt hoặc đường hoặc mật ong Cách làm: Bước 1: Cho túi trà bạc hà hoặc lá bạc hà khô và bạc hà tươi, cỏ ngọt (nếu sử dụng) vào ấm trà Bước 2: Đun nước nóng khoảng 80 độ vào ấm trà để trà có hương vị thơm ngon nhất. Bước 3: Ủ trà trong 5-10 phút. Thêm 1 thìa canh mật ong và 1 lát chanh để tăng hương vị và thưởng thức.  *** Chú ý: Bạn nên cho chanh khi trà đã nguội để trà không bị đắng. Trà bạc hà giúp giảm đau bụng kinh và chuột rút ở phụ nữ khi tới tháng Trà kombucha Trà kombucha là câu trả lời tiếp theo cho "tới tháng nên uống gì". Thành phần của trà Kombucha có chứa men tiêu hóa, sinh tố và nhiều hợp chất hữu cơ giúp khôi phục sự cân bằng cho nội tiết tố và hệ tiêu hóa. Trà kombucha cung cấp một lượng lớn vitamin nhóm B giúp cơ thể chống trầm cảm, an thần và giảm cảm giác khó chịu khi tới tháng. Ngoài ra, trà Kombucha có tác dụng giải độc, loại bỏ độc tố trong cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe sinh sản. Nguyên liệu: 600ml nước sạch không chứa flo và clo 50gr đường 2 gói túi lọc hoặc 2 thìa cà phê trà lá, trà đậu, trà gạo… 120ml trà mồi từ mẻ trước hoặc dấm trắng chưng cất Bình thủy tinh, chai thủy tinh Dụng cụ khuấy bằng nhựa hoặc gỗ  Vải mùng hoặc các loại vải dệt dày hoặc giấy lọc cà phê Dụng cụ lọc Cách làm:  Bước 1: Lấy túi trà ngâm cùng nước sôinước sôi. Bỏ đường vào khuấy cho tan hết. Để nguội hỗn hợp đến nhiệt độ 20-30 độ C rồi thêm trà mồi hoặc dấm vào để lên men. Bước 2: Thêm con men SCOBY. Đậy hũ trà bằng giấy lọc cà phê hoặc vải mùng và buộc chặt bằng dây cao su. Để trà nghỉ ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau tầm 5 ngày, kiểm tra vị trà và quyết định có kéo dài thời gian lên men không.  Khi có độ chua - ngọt và lên men ưng ý, đổ phần nước trà ra để dùng dần. Khi pha trà bạn có thể thêm trái cây tươi cắt miếng nhỏ để tăng hương vị và tạo vẻ đẹp cho cốc trà. Trà Kombucha giúp cân bằng nội tiết tố, giảm các triệu chứng đau bụng, khó chịu khi tới tháng Nước dừa  Trong những ngày đèn đỏ chị em nên uống nước dừa. Thành phần dinh dưỡng của nước dừa có chứa phytoestrogen, vitamin, khoáng chất, axit amin và các chất chống oxy hóa giúp kích thích lưu thông máu tốt hơn, giảm đau bụng kinh và tăng cường hệ miễn dịch, rất tốt cho chị em phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Nước dừa giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh khi tới tháng Các loại nước ép trái cây  Thay vì ăn trực tiếp các loại hoa quả, bạn gái có thể sử dụng loại quả này để chế biến thành nước ép vừa dễ uống hơn vừa bổ sung vitamin, khoáng chất cho ngày đèn đỏ. Nước ép táo  Nước ép táo chứa nhiều vitamin, sắt, chất xơ và các chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, bổ sung máu cho cơ thể, giảm đau bụng kinh hiệu quả. Ngoài ra, nước ép táo có tác dụng  tăng cường sức khỏe, cải thiện tinh thần thư thái, dễ chịu cho các chị em trong những ngày đèn đỏ. Nguyên liệu pha: 2 quả táo ½ quả chanh vắt lấy nước Muối, nước lọc Cách thực hiện:  Bước 1: Táo gọt vỏ, bỏ hạt cắt thành miếng dọc. Chuẩn bị một bát nước lọc, vắt chanh, thêm ít muối. Sau đó cho táo vào ngâm Bước 2: Vớt táo ra, để róc nước và bỏ vào máy ép trái cây và ép lấy nước. Bước 3: Rót ra ly, trang trí và thưởng thức Tới tháng chị em nên uống nước ép táo giúp bổ máu, hạn chế tình trạng thiếu máu trong chu kỳ kinh Nước ép dứa  Tới tháng nên uống gì chị em đừng quên nước ép dứa nhé. Dứa có hàm lượng dinh dưỡng cao như mangan, vitamin B6, vitamin C có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể khi tới tháng. Đồng thời, chất bromelain trong quả dứa còn có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa, kháng viêm, chống khuẩn, rất tốt cho cơ thể. Nguyên liệu: ½ quả dứa tươi 5ml nước cốt chanh 30ml nước đường 2 muỗng đường cát Máy xay sinh tố/ máy ép trái cây Cách làm: Bước 1: Dứa gọt sạch vỏ, bỏ mắt, rửa sạch với nước và thái thành lát dày khoảng 1 – 2 cm. Ngâm dứa với 2 muỗng đường cát trắng trong khoảng 30 phút hoặc nhúng qua nước đường để giảm độ chua của dứa. Bước 2: Cho dứa vào máy ép lấy nước cốt rồi đem trộn với 5ml nước cốt chanh. Bạn có thể sử dụng máy xay sinh tố và rây lọc để chắt lấy nước. Nước ép dứa hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa kinh nguyệt và tăng cường sức đề kháng Nước ép lựu  Tới tháng nên uống nước ép lựu bởi nước ép lựu chứa hàm lượng cao vitamin A, C, E, K và các chất chống oxy hóa  giúp cơ thể chống mất nước, lưu thông khí huyết, cân bằng nội tiết, giảm đau bụng kinh và tăng cường sức đề kháng trong những ngày đèn đỏ. Nguyên liệu: 1 đến 2 quả lựu Nước đường Máy xay sinh tố hoặc máy ép Cách làm:  Bước 1: Lựu đem rửa sạch, tách lấy hạt. Bước 2: Bỏ hạt lựu đã tách vỏ vào máy ép hoặc máy xay sinh tố. Cho thêm lượng đường vừa đủ rồi xay thật nhuyễn. Lọc qua rây bỏ hạt và cặn bã. Rót phần nước lựu nguyên chất đã rây lọc ra ly và thưởng thức. Nước ép lựu giúp cân bằng nội tiết tố, giảm đau bụng kinh hiệu quả Nước ép cần tây  Cần tây có chứa nhiều Vitamin B, C, K có khả năng điều hoà kinh nguyệt, hỗ trợ hệ tiêu hóa, loại bỏ độc tố hiệu quả. Ngoài ra, nước ép cần tây có chứa nhiều sắt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong và sau chu kỳ. Nguyên liệu: 300gr cần tây Nước đường Cách làm:  Bước 1: Cần tây lấy phần thân, bỏ lá, rửa sạch và ngâm vào nước muối pha loãng và rửa sạch.  Bước 2: Cắt cần tây thành khúc ngắn rồi cho vào máy ép lấy nước cốt. Sau đó, thêm đường và thưởng thức. Tới tháng nên uống nước cần tây chứa nhiều Sắt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong cơ thể Nước quế Nước quế chứa chất oxy hóa, giúp giảm các cơn đau bụng kinh, chuột rút và các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Ngoài ra, nước quế có tác dụng giảm chảy máu kinh nguyệt, buồn nôn và nôn trong kỳ kinh, mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái khi tới tháng. Vì vậy tới tháng nên uống gì thì chị em đừng quên nước quế nhé. Nguyên liệu: 1 thanh quế nhỏ 200ml nước Mật ong, đường phèn Cách làm: Bước 1: Rửa sơ quế để loại bớt bụi bẩn rồi cho thanh quế vào ấm trà. Bước 2: Đun 200ml đến gần sôi thì rót nước nóng vào ấm trà, chờ trong khoảng 5 phút. Bước 3: Thêm chanh, mật ong hoặc đường phèn tùy ý rồi thưởng thức.  Nước quế giúp giảm đau bụng kinh và các triệu chứng tiền kinh nguyệt Nước cam Tới tháng uống Nước cam cũng rất tốt. Cam giúp cung cấp hàm lượng lớn vitamin C, Canxi, Kali, Magie, Sắt,... có tác dụng giúp kích thích lượng máu ra đều, tăng cường sức đề kháng và giảm những triệu chứng khó chịu, mệt mỏi cho chị em phụ nữ khi tới tháng. Vitamin C kết hợp cùng axit citric có trong nước cam giúp hấp thụ tối đa sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Nguyên liệu:  Trái cam Đường (không dùng nước đường) Muối biển Cách làm: Bước 1: Rửa sạch và lăn quả cam cho mềm, rửa sạch rồi cắt đôi ra. Bước 2: Dùng dụng cụ vắt cam thủ công hoặc máy vắt cam để vắt nước cam, bỏ hạt Bước 3: Thêm ít đường (nếu bạn thích uống ngọt) và tí muối vào khuấy đều và thưởng thức.   Uống nước cam đúng cách rất tốt cho chị em trong chu kỳ kinh nguyệt Nước mía Thành phần dinh dưỡng trong nước mía có chứa Sắt, Canxi, Kali, Kẽm, vitamin protein, chất chống oxy hóa và chất xơ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giải độc gan hiệu quả. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, nước mía giúp chị em giảm mệt mỏi, căng thẳng và cảm giác khó chịu khi tới tháng. Vì vậy khi tới tháng chị em nên uống nước mía cũng rất tốt Lưu ý khi thưởng thức nước mía ngày dâu rụng là không nên thêm quá nhiều đá lạnh, việc sử dụng đồ uống lạnh có thể gia tăng cơn đau bụng trong chu kỳ. Nước mía có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giải độc gan hiệu quả Sinh tố bơ  Tới tháng nên uống gì? Sinh tố bơ là câu trả lời nhé chị em. Quả bơ chứa rất nhiều Omega 3, chất xơ, vitamin B, K, E, C có khả năng làm giảm đau bụng kinh, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, sinh tố bơ chứa Folate giúp làm lành các mô tế bào và Vitamin C giúp chống oxy hóa, tốt cho tử cung khi tới tháng. Nguyên liệu: 1 quả bơ chín 100ml sữa tươi 20ml sữa đặc  Đá viên  Máy xay sinh tố Cách làm: Bước 1: Cắt đôi quả bơ, bỏ hạt, bỏ vỏ. Dùng dao cắt phần thịt bơ thành từng miếng nhỏ dày khoảng 2cm.  Bước 2: Rắc một chút đường cát lên bơ rồi chờ khoảng 30 phút để hương vị thêm đậm đà.  Bước 3: Cho bơ, sữa tươi, sữa đặc, đá viên (chọn loại đá nhỏ) vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Sau đó, cho sinh tố bơ vào ly và thưởng thức. Sinh tố bơ có tác dụng giảm đau bụng kinh và cảm giác khó chịu khi tới tháng  TỚI THÁNG KHÔNG NÊN UỐNG GÌ? Để đảm bảo sức khỏe cũng như hạn chế tình trạng đau bụng kinh, đau lưng, mệt mỏi,... khi tới tháng, chị em phụ nữ nên tránh những thức uống dưới đây: Nước đá, đồ uống lạnh  Chị em nên hạn chế tối đa uống nước đá, đồ uống lạnh trong chu kỳ kinh nguyệt. Vì nước đá lạnh làm giảm tuần hoàn máu, ảnh hưởng tới sự co bóp tử cung gây nên tình trạng đau bụng kinh, ứ kinh, khiến cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, khó chịu. Tới tháng không nên uống gì thì chị em nhớ tránh nước đá lạnh bởi nó gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe chị em khi tới tháng Bia rượu, đồ uống có cồn  Đồ uống có cồn như bia, rượu có chứa chất kích thích tác động đến hệ thần kinh và cơ trơn tử cung khiến tử cung co bóp mạnh, gây nên hiện tượng đau bụng kinh dữ dội trong ngày đèn đỏ.  Ngoài ra, đồ uống có cồn làm tăng nồng độ estrogen và testosterone trong cơ thể  làm thay đổi nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng xấu đến các hormone sinh sản. Chị em nên hạn chế uống rượu, bia, đồ uống có cồn trong chu kỳ kinh nguyệt Coffee và các thức uống chứa caffeine Tới tháng không nên uống cà phê và các thức uống chứa caffeine. Bởi Caffeine là chất kích thích làm tăng huyết áp, nhịp tim và những cảm xúc căng thẳng lo lắng, dễ mất ngủ, cáu gắt trong chu kỳ kinh nguyệt. Việc uống coffee và các đồ uống chứa caffeine khiến những triệu chứng tiền kinh nguyệt ,đau bụng, kéo dài và dữ dội hơn.  Chị em nên hạn chế uống cafe trong chu kỳ kinh nguyệt bởi những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe Nước ngọt và các đồ uống có gas Tới tháng không nên uống gì? Nước ngọt và đồ uống có ga chứa nhiều đường và caffeine gây đau bụng, rối loạn kinh nguyệt, mệt mỏi, căng thẳng. Vào những ngày đèn đỏ, uống nước ngọt có ga gây chán ăn, đầy bụng, thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng tới dạ dày và tiêu hóa. Chị em không nên uống nước ngọt trong chu kỳ kinh nguyệt Nước trái cây đóng hộp  Tới tháng chị em không nên uống nước trái cây đóng hộp bởi Thành phần của nước trái cây đóng hộp có chứa phosphate ngăn cản sự hấp thụ sắt vào cơ thể, khiến chị em luôn thiếu sắt, thiếu máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong  nước trái cây pha sẵn có chứa đường và natri bicarbonate hạn chế vai trò tiêu hóa của acid trong dạ dày, gây nên tình trạng chướng bụng, chán ăn, thiếu hụt dinh dưỡng. Nước trái cây đóng hộp cũng là đồ uống chị em nên tránh vào những ngày đèn đỏ Trà đen và trà xanh Trong trà đen và trà xanh có chứa tới 30% acid tannic làm tiêu hao vitamin B, ngăn cản sự hấp thụ sắt vào cơ thể, khiến chị em bị thiếu sắt, thiếu máu trầm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe chị em. Ngoài ra, uống trà xanh và trà đen khi tới tháng còn khiến chị em cảm thấy tức ngực, đau bụng, cơ thể nặng nề và mệt mỏi hơn. Uống trà xanh và trà đen vào ngày đèn đỏ khiến chị em thiếu máu, ảnh hưởng sức khỏe Tinh bột nghệ  Tới tháng chị em không nên uống tinh bột nghệ bởi trong tinh bột nghệ có chứa hàm lượng Curcumin rất cao, có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nhưng nếu sử dụng trong chu kỳ có thể gây ra tình trạng rong kinh, máu khó đông vì chất acid và nhựa có trong nghệ. Bạn chỉ nên dùng tinh bột nghệ trước chu kỳ 1-2 tuần sẽ rất tốt cho sức khoẻ và điều hoà chu kỳ kinh nguyệt.   Chị em nên uống tinh bột nghệ vào những ngày kinh nguyệt Trên đây là những chia sẻ về các thức uống nên và không nên sử dụng trong chu kỳ kinh nguyệt giúp chị em giải đáp các thắc mắc tới tháng nên uống gì? tới tháng không nên uống gì? Hy vọng thông qua bài viết này bạn có thể lên menu đồ uống cho cả chu kỳ để thay đổi đồ uống, kích thích hương vị khi thưởng thức. Ngoài ra, với nhiều bạn nữ yêu thích công việc nội trợ, được chế biến các loại đồ uống cũng là cách họ thư giãn, quên đi mệt mỏi của chu kỳ.
30/ 08/ 2021
0

Đến tháng có nên uống bột sắn dây - 6 tác dụng bất ngờ

Chị em đến tháng có nên uống bột sắn dây bởi nó có rất nhiều tác dụng đối với chị khi trong những ngày đèn đỏ. Tuy nhiên không phải ai nào cũng biết hết những tác dụng này. Bài viết hôm nay sẽ tổng hợp 6 tác dụng từ việc uống bột sắn dây đồng thời hướng dẫn uống đúng cách dành cho chị em trong ngày đèn đỏ. Xem thêm: Đến tháng có nên uống rượu không? 6 tác hại nghiêm trọng cần biết Tới tháng có nên uống cà phê không? 9 tác hại nên biết Đến tháng có nên uống bột sắn dây không? Trong kỳ kinh nguyệt (ngày đèn đỏ) chị em nên uống bột sắn dây. Thành phần của bột sắn dây có chứa nhiều tinh bột, chất xơ, protein, Isoflavone - một hoạt chất gần giống Estrogen có tác dụng ổn định hoạt động của các hoocmon bị rối loạn, giảm mụn, da dẻ hồng hào khi tới kỳ kinh. Chị em nên uống bột sắn dây trong kỳ kinh nguyệt Ngoài ra, trong bột sắn dây còn có chứa nhiều loại hoạt chất như Puerarin, Daidzein, Genistein… đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt. Cụ thể: Điều hòa kinh nguyệt: Đến tháng có nên uống bột sắn dây bởi thành phần dinh dưỡng của bột sắn dây có chứa sắt, canxi cần thiết cho cơ thể để tăng cường lưu thông máu, tối ưu hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp điều hòa kinh nguyệt. Giúp cân bằng nội tiết tố: Theo các chuyên gia, trong thành phần bột sắn dây rất giàu protein và lecithin, các chất này giúp cơ thể sản sinh ra nội tiết tố nữ estrogen. Từ đó cân bằng nội tiết tố cho cơ thể mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Giúp thanh nhiệt cơ thể khi đang có kinh nguyệt vừa giúp cải thiện vòng 1: thành phần Protein và Lecithin trong bột sắn dây vừa giúp thanh nhiệt, giải độc rất tốt khi đang trong kỳ kinh nguyệt vừa giúp vòng 1 của chị em căng tròn và săn chắc hơn. Giúp điều hòa cơ thể sau thời kỳ kinh nguyệt: Bột sắn dây vốn nổi tiếng là thực phẩm mát, bổ lại chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết để điều hòa cơ thể, khiến sức khỏe và tinh thần của chị em cân bằng, dễ chịu khi những ngày đèn đỏ kết thúc.  Làm đẹp cho chị em phụ nữ: Hoạt chất Isoflavone trong bột sắn dây có tác dụng ổn định hoạt động của hormone bị rối loạn, ngăn cản sự bài tiết của sắc tố melanin làm mờ nám và tàn nhang. Chất này có hoạt tính giống hormone Estrogen ở người phụ nữ giúp làn da mịn màng, đều màu hơn. Đây cũng chính là một trong những lý do tại sao chị em khi đến tháng có nên uống bột sắn dây Làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể: Các hoạt chất puerarin, flavonoid và Isoflavone từ bột sắn dây có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể nhờ phản ứng Maillard, đó là phản ứng hóa học giữa axit amin và đường khử, tạo thành các chất chống oxy hóa, ảnh hưởng đến sự lão hóa. Hướng dẫn chị em uống bột sắn dây đúng cách Đến tháng có nên uống bột sắn dây bởi bột sắn dây rất tốt cho chị em nhưng cần được uống đúng cách, đủ lượng. Dưới đây, là hướng dẫn cách uống bột sắn dây phù hợp với cơ thể trong ngày đèn đỏ bạn gái nên biết và áp dụng. Nguyên liệu chuẩn bị: 2 muỗng canh bột sắn dây 1 ly nước sôi (khoảng 130 ml) 1 thìa canh đường Cách pha bột sắn dây đúng cách: Bước 1: Cho bột sắn dây vào một ly thủy tinh. Cho khoảng 2-3 thìa nước lọc (nước mát) khuấy đều để bột tan hoàn toàn.  Thêm đường (nếu bạn thích uống lạnh. Bước 2: Cho từ từ nước sôi (chú ý nước sôi, không dùng nước ấm) vào và khuấy đều. Trong lúc rót bạn dùng thìa khuấy đều. Sau khi cho nước sôi, bột sắn dây trở thành hỗn hợp sánh đặc, bạn đợi nguội và thưởng thức. Cách uống:  Tần suất uống: Chị em không nên quá 1 ly bột sắn dây (200ml) mỗi ngày do bột sắn có tính hàn, khiến cho cơ thể bị nhiễm lạnh, người mệt mỏi và tụt huyết áp. Thời điểm uống:Thời gian uống tốt nhất là khoảng 30 phút đến 1 tiếng sau khi ăn trưa hoặc ăn tối, không nên uống buổi sáng. Đây là thời điểm thích hợp, an toàn cho sức khỏe và giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng trong sắn dây. Sắn dây sau khi pha nên dùng ngay, không sử dụng lại phần thừa do không uống hết. Bột sắn dây tốt cho sức khỏe bạn gái ngày trong chu kỳ nhưng không nên uống quá một ly sắn dây một ngày Lưu ý khi sử dụng sắn dây cho chị em Nhiều chị em cho rằng, chỉ cần pha bột sắn dây với nước là có thể sử dụng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, chị em không nên kết hợp bột sắn dây với một số thực phẩm như rượu, thức ăn giàu protein và quả hạnh nhân để tránh gây ngộ độc cho cơ thể. Rượu: Không nên sử dụng kinh nguyệt với rượu bia bởi trong rượu và bột sắn dây có chứa một số chất độc làm tổn thương đến gan và đe dọa đến sức khỏe, đặc biệt là những người đang trong kỳ kinh. Việc kết hợp này cũng làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng có trong bột sắn dây. Thức ăn giàu protein: Bột sắn dây là loại thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột cao, tuy nhiên khi ăn chung với thực phẩm giàu protein sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm: đầy bụng, khó tiêu... Quả hạnh nhân: Hạnh nhân và bột sắn dây đều chứa hàm lượng xenlulo khá lớn, khi hấp thụ quá nhiều dễ chuyển hóa thành xenluloza gây hại cho sức khỏe con người. Sử dụng rượu bia với bột sắn dây dễ làm tổn thương gan, đe dọa đến sức khỏe Bột sắn dây là thực phẩm có tính hàn nên không phải ai cũng có thể sử dụng, nhất là đối với những người bị dị ứng, những người bị bệnh dạ dày và đặc biệt là phụ nữ mang thai. Những người dị ứng: Cũng như nhiều loại thực phẩm khác, bột sắn dây có nguy cơ gây dị ứng nếu không phù hợp với cơ thể. Với người dễ bị dị ứng nên thử lượng nhỏ trước khi uống nhiều để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sức khoẻ. Người bị bệnh dạ dày: Trong thành phần của sắn có chứa một lượng chất xơ và tinh bột khá lớn, khi những chất này vào trong cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây viêm loét dạ dày. Phụ nữ có thai huyết áp thấp: Tuy rằng bột sắn dây giúp thanh nhiệt, giải độc nhưng với phụ nữ mang thai đang bị mệt mỏi, bị lạnh, tụt huyết áp không nên dùng vì rất dễ xảy ra tình trạng thai nhi co bóp dạ con nhiều hơn, gây nguy hiểm cho sức khỏe bà bầu. Chi tiết xem: Tới tháng có nên uống bia không? Chuyên gia giải đáp Ngoài sắn dây chị em nên uống loại nước nào khi đến tháng  Ngoài việc đến tháng có nên uống bột sắn dây, chị em nên tăng cường uống các loại nước dưới đây khi tới tháng giúp điều hòa kinh nguyệt, hạn chế đau bụng kinh và các cảm giác khó chịu khi tới tháng: NƯỚC DỪA Dừa là một loại thức uống thiên nhiên chứa nhiều khoáng chất, vitamin giúp giảm đau bụng kinh, điều hòa lượng máu kinh nguyệt. Những khoáng chất và vi chất dinh dưỡng này sẽ giúp tử cung co bóp nhẹ nhàng, giảm thiểu các cơn đau bụng kinh.  Không những thế, uống nước dừa mỗi ngày còn giúp giải độc gan, thanh lọc cơ thể, chống nhiễm khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Nước dừa giúp điều hòa kinh nguyệt, làm dịu cơn đau khi tới tháng NƯỚC MÍA Vào những ngày hành kinh, chị em có thể bổ sung nước mía để giảm cảm giác mệt mỏi, khó chịu trong thời gian hành kinh. Không những thế, nước mía chứa chất chống oxy hóa trong nước mía sẽ làm cải thiện hệ miễn dịch, đồng thời phòng chống viêm nhiễm. Nước mía giúp xoa dịu cảm giác mệt mỏi, khó chịu trong ngày đèn đỏ CÁC LOẠI TRÀ HOA CÚC, TRÀ GỪNG Trà hoa cúc hay trà gừng thường được sử dụng để cải thiện giấc ngủ, giảm các triệu chứng khó chịu khác như buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn trong kỳ nguyệt san. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng, các hợp chất chống oxy hóa trong trà hoa cúc, trà gừng có thể điều hòa hoạt động co bóp của cơ trơn tử cung khiến tình trạng đau bụng kinh giảm đi rõ rệt. Trà hoa cúc giúp điều hòa kinh nguyệt, làm dịu những cơn đau khi tới tháng Đến tháng có nên uống bột sắn dây bởi đây là loại đồ uống tốt cho sức khoẻ, có thể đồng hành cùng phái đẹp đi qua chu kỳ nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, để khai thác tối đa công năng của nguyên liệu này, bạn gái cũng cần uống đúng cách. Ngoài bột sắn dây và các đồ uống có lợi khác, bạn gái chúng mình nên có chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý để giảm dịu khó chịu và có chu kỳ nhẹ nhàng nhất.
30/ 08/ 2021
0

Top 13 loại nước ép tốt nhất dành cho chị em khi tới tháng

Uống nước ép khi tới tháng không chỉ giúp chị em tăng cường sức đề kháng, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh và cảm giác mệt mỏi, căng thẳng, khó chịu. Vậy tới tháng nên uống nước ép gì? Bài viết viết dưới đây sẽ tổng hợp 13 loại nước ép tốt nhất cho chị em trong những ngày đèn đỏ. [Chuyên Gia Tư Vấn] Tới tháng có nên uống nước dừa? [Giải Đáp] Tới tháng có nên uống sữa đậu nành Nước ép táo  Tới tháng nên uống nước ép táo bởi nước ép táo chứa nhiều vitamin, sắt, chất xơ và chất chống oxy hóa có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, bổ máu, hạn chế tình trạng mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên liệu pha: 2 quả táo ½ quả chanh vắt lấy nước 4 muỗng đá bào Muối, nước lọc Máy xay sinh tố/ Máy ép trái cây Cách thực hiện:  Bước 1: Táo gọt vỏ, bỏ hạt cắt thành miếng nhỏ. Bước 2: Cho táo vào ngâm trong một bát nước lọc, bỏ thêm ít muối để miếng táo giòn và không bị thâm.  Bước 3: Vớt táo ra, bỏ vào máy ép trái cây lấy nước cốt. Bạn có thể thêm cùng đá, nước cốt chanh và thưởng thức. Chú ý không nên dùng quá nhiều đá khiến lạnh bụng, gia tăng cảm giác đau bụng, trướng bụng trong ngày đèn đỏ. Nước ép táo giúp bổ sung sắt, tăng cường sức khỏe trong những ngày đèn đỏ Ngoài ra, chị em có thể kết hợp nước ép táo cam giúp đẩy lùi chứng đầy hơi, cải thiện tiêu hóa, giảm mụn trứng cá trong kỳ kinh nguyệt.  Với thức uống này, bạn chuẩn bị 2 trái cam tươi vắt lấy nước. Táo rửa sạch, cắt miếng nhỏ, ép lấy 60ml nước ép táo. Sau đó, hỗn hợp vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Nước ép lựu Tới tháng nên uống nước ép gì? Nước ép lựu giàu Vitamin C, Vitamin E, Kali và chất chống Oxy hóa giúp điều hòa nội tiết, chống mất nước, giảm đau và ngăn ngừa mụn ngày đèn đỏ. Nguyên liệu pha: 2 quả lựu 10 ml nước cốt chanh 20 ml nước đường Đá viên Máy xay sinh tố/ Máy ép trái cây Cách thực hiện:  Bước 1: Lựu rửa sạch, tách lấy hạt. Bước 2: Cho lựu đã tách vỏ vào máy xay sinh tố cùng 20ml nước đường, 10ml nước cốt chanh xay nhuyễn. Bước 3: Lọc qua rây và bỏ hạt và cặn. Cho nước ép ra ly và thêm đá viên để thưởng thức. Tới tháng uống nước ép lựu giúp chống mất nước, tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi. Nước ép dứa Tới tháng nên uống nước ép dứa bởi dứa có chứa hàm lượng mangan cao giúp điều hòa kinh nguyệt, chất bromelain giúp kháng viêm, chống khuẩn, ngăn ngừa đau bụng trong ngày đèn đỏ hiệu quả.  Nguyên liệu pha: 1/2 quả dứa 5 ml nước cốt chanh 30 ml nước đường 2 thìa đường Đá viên Máy xay sinh tố/ Máy ép trái cây Cách thực hiện:  Bước 1: Dứa gọt sạch vỏ, bỏ mắt, rửa sạch với nước. Tiếp theo cắt bỏ lõi dứa, cắt dứa thành miếng nhỏ. Bước 2: Cho dứa vào tô cùng 2 thìa đường, ngâm trong 30 phút. Sau đó, bỏ dứa vào máy xay sinh tố, cho thêm 5 ml nước cốt chanh vào xay nhuyễn, chắt lấy nước uống. Nước ép dứa là thức uống giúp điều hòa kinh nguyệt khi tới tháng Ngoài ra, chị em có thể kết hợp dứa với cần tây để cải thiện tình trạng đầy hơi, khó chịu, đau bụng dữ dội trong kỳ kinh nguyệt, Với công thức này, bạn sử dụng ½ quả dứa làm sạch, cắt nhỏ cùng 1 nhánh cần tây cắt khúc 5cm bỏ vào máy ép lấy nước. Sử dụng trước kỳ kinh khoảng 1-2 ngày đến khi hết chu kỳ kinh nguyệt để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nước ép cà rốt Tới tháng nên uống nước ép gì? Nước ép cà rốt rất giàu Vitamin A, sắt và Beta-Carotene giúp bổ sung lượng sắt và máu khi hành kinh, làm dịu cơn đau bụng kinh khi tới tháng. Nguyên liệu pha: 500 gram cà rốt 10 ml nước cốt chanh 10 ml siro đường Đá viên Máy xay sinh tố/ Máy ép trái cây Cách thực hiện:  Bước 1: Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, cắt phần đầu cuống và cắt đôi củ cà rốt theo chiều dọc.  Bước 2: Cho cà rốt vào máy ép để ép lấy nước. Sau đó bạn rót nước ép ra ly thủy tinh, cho thêm nước cốt chanh, siro đường vào khuấy đều và thưởng thức. Nước ép cà rốt giúp bổ máu, giảm cơn đau hiệu quả khi tới kỳ kinh Ngoài ra, chị em có thể kết hợp cà rốt với cam có tác dụng giúp đẩy lùi cơn đau, giảm cảm giác khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Với thao tác đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 2 quả cam vàng và 2 củ cà rốt rửa sạch, xắt nhỏ, cho vào máy ép lấy nước và thưởng thức. Nước ép cần tây Nước ép cần tây là loại thức uống rất giàu sắt, chất xơ và dưỡng chất như vitamin B, C, K… giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, giảm viêm, ngăn ngừa thiếu máu.  Nguyên liệu pha: 250 gram cần tây 100 ml nước lọc Muối Máy xay sinh tố/ Máy ép trái cây Cách thực hiện:  Bước 1: Dùng dao gọt bỏ phần rễ, đem rửa sạch và ngâm muối trong 5 phút. Bước 2: Vớt cần tây ra rửa lại với nước và cắt thành khúc nhỏ tầm 5cm. Bước 3: Cho cần tây vào máy ép để lấy nước cốt rồi đổ ra ly, cho thêm nước lọc và khuấy đều để thưởng thức. Tới tháng nên uống nước ép cần tây, bởi đây là loại nước được hội chị em ưa chuộng trong việc làm đẹp và ngăn ngừa thiếu máu trong ngày đèn đỏ Nước ép cam Tới tháng chị em nên uống nước ép cam. Bởi nước ép cam là lựa chọn tuyệt vời giúp chị em bổ sung chất xơ, Vitamin C hiệu quả trong kỳ kinh nguyệt. Nước ép cam giúp cải thiện tiêu hóa, đầy hơi, cải thiện tâm trạng, ngăn ngừa mụn trong ngày đèn đỏ. Nguyên liệu pha: 1 quả cam to 100 ml nước lọc 10 ml nước đường Máy xay sinh tố/ Máy ép trái cây Cách thực hiện:  Bước 1: Cam lột vỏ, bỏ hạt, cắt thành những phần nhỏ có kích thước 2,5 cm. Bước 2: Cho cam vào máy ép trái cây xay nhuyễn. Sau đó, cho thêm ít nước và đường vào khuấy đều lên và thưởng thức. Lưu ý: Tuy nhiên, không nên uống nước ép cam khi đang đói bụng vì dễ gây cồn ruột, không uống vào buổi tối vì dễ gây tiểu đêm và không nên uống quá nhiều (tối đa 1 cốc/ ngày) để tránh gây viêm loét dạ dày. Chi tiết xem: Tới tháng có nên uống nước cam? [Chuyên gia giải đáp] Nước ép cam được gọi là thần dược của hội chị em trong những ngày đèn đỏ Nước ép củ dền Tới tháng nên uống nước ép gì? Củ dền là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt. Bởi trong thành phần của củ dền có chứa nhiều sắt giúp bổ máu do hỗ trợ sản xuất thêm hồng cầu, từ đó chu kỳ kinh nguyệt cũng ổn định hơn. Ngoài ra, củ dền còn chứa hợp chất nitrogen giúp thư giãn tinh thần, giảm đau nhức vùng bụng, hông hơn trong kỳ kinh nguyệt. Nguyên liệu và dụng cụ: 500 gram củ dền lớn Nước đường Máy ép trái cây hoặc máy xay sinh tố Cách làm:  Bước 1: Củ dền gọt vỏ, rửa sạch sẽ với nước, để ráo và cắt nhỏ. Cho củ dền vào máy ép trái cây, ép lấy nước. Bước 2: Hòa tan nước ép cùng đường kính là có thể thưởng thức. Ngoài ra, nếu sử dụng máy xay sinh tố, bạn nên cắt củ dền nhỏ để tránh làm hỏng lưỡi dao. Sau đó, cho củ dền cùng 500ml nước lọc vào xay nhuyễn. Lọc bỏ phần bã, lấy nước và thưởng thức. Tới tháng uống nước ép củ dền giúp tăng lượng hồng cầu cho cơ thể trong những ngày đèn đỏ Nước ép củ cải đường Tới tháng uống nước ép gì? Củ cải đường là loại củ có chứa nhiều chất xơ giúp bù lại lượng máu đã mất trong ngày kinh nguyệt. Không những thế, củ cải đường còn bổ sung vitamin E, C, canxi và các khoáng chất giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh một cách hiệu quả. Nguyên liệu pha: 6 củ cải đường ¼ quả chanh vắt thành nước cốt Máy ép hoa quả/ Máy xay sinh tố Cách thực hiện:  Bước 1: Củ cải đường rửa sạch sẽ. Nếu bạn muốn ép cả vỏ thì bạn có thể ngâm đến khi chất bẩn ra hết hoặc dùng bàn chải làm sạch các kẽ. Sau đó, vớt ra để ráo. Bước 2: Thái củ cải thành từng miếng nhỏ rồi cho vào máy ép hoa quả lấy nước. Hoặc nếu dùng máy xay sinh tố, bạn hãy xay thật nhuyễn với chút nước lọc, dùng rây lọc bỏ bã và lấy phần nước ép. Bước 3: Rót nước ép rót ra ly pha thêm chút nước cốt chanh và khuấy đều rồi thưởng thức nhé. Củ cải đường chứa lượng canxi và khoáng chất lớn làm giảm bớt những cơn đau bụng kinh hiệu quả Nước ép đào và chanh Tới tháng nên uống nước ép gì? Đào, chanh trước và trong chu kỳ kinh nguyệt giúp loại bỏ độc tố, giảm cảm giác đầy hơi, trướng bụng. Đây là hai loại quả chứa nhiều vitamin C hỗ trợ quá trình hấp thụ sắt, loại bỏ nguy cơ thiếu máu, mệt mỏi trong chu kỳ. Ngoài ra, nước ép đào và chanh cũng làm giảm chứng khó tiêu, táo bón. Nguyên liệu pha: 500 gram quả đào tươi 5ml nước cốt chanh (tương đương 1 thìa canh) 1 lít nước lọc 5ml mật ong (khoảng 1 thìa canh) Đá viên Máy xay sinh tố/ Máy ép trái cây Cách thực hiện:  Bước 1: Đào rửa sạch, gọt vỏ (nếu muốn), bỏ hạt, cắt thành từng miếng cau nhỏ. Bước 2: Cho đào cùng 5ml nước cốt chanh, nước lọc, mật ong vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Sau đó đổ ra ly và cho thêm đá viên để thưởng thức. Nước ép đào và chanh giúp đẩy lùi chứng đầy hơi, trướng bụng Nước ép táo, cần tây, rau mùi tây, gừng Nước ép táo, cần tây, rau mùi tây và gừng chứa nhiều vitamin: Vitamin A,E,B1, B2, K, chất chống oxy hóa… giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, kháng viêm ngăn ngừa mệt mỏi, căng thẳng, khó chịu. Ngoài ra, hương thơm của mùi tây và gừng còn giúp chị em phụ nữ thư giãn, tinh thần thoải mái trong kỳ nguyệt san.  Nguyên liệu pha: 4 cọng cần tây lớn 1 quả táo 1 miếng gừng nhỏ 1 ít rau mùi tây Máy xay sinh tố/ Máy ép trái cây Cách thực hiện:  Bước 1: Cần tây và táo rửa sạch, bỏ lá, cắt khúc. Rau mùi tây nhặt sạch, đem rửa qua với nước và cắt nhỏ. Gừng cạo sạch vỏ, cắt thành từng lát nhỏ. Bước 2: Cho cần tây, táo xanh, rau mùi tây và gừng vào máy ép để lấy nước. Sau đó đổ ra ly để thưởng thức. Nếu bạn không có máy ép, bạn có thể sử dụng máy xay sinh tố bằng cách cắt nhỏ các nguyên liệu. Sau đó, cho lần lượt các nguyên liệu vào, xay cho nhuyễn và cho hỗn hợp đó qua rây lọc để bỏ phần bã. Tới tháng uống nước ép táo, cần tây, rau mùi tây, gừng giúp ổn định tâm trạng, giảm mệt mỏi Nước ép củ cải trắng, cần tây, táo, dưa chuột Như đã phân tích tác dụng của các loại rau củ bên trên, việc kết hợp các loại củ quả với nhau giúp hiệp đồng tác dụng bổ sung năng lượng, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh hiệu quả trong chu kỳ kinh nguyệt đồng thời mang đến hương vị thơm ngon, mới lạ kích thích vị giác. Nguyên liệu pha: 1 củ cải trắng 1 cây cần tây 1 quả táo 1 quả dưa chuột Máy xay sinh tố/ Máy ép trái cây Cách thực hiện:  Bước 1: Đem củ cải trắng, cần tây, táo và dưa chuột ngâm và rửa sạch với nước.  Bước 2: Sau đó cải trắng , táo, cần tây, dưa chuột cắt thành miếng nhỏ vừa miệng máy ép.  Bước 3: Bỏ củ cải trắng, táo, dưa chuột, cần tây vào máy ép luân phiên. Sau khi có hỗn hợp nước cốt, bạn có thể dùng trực tiếp hoặc thêm đường kính để có vị dễ uống hơn. Nếu sử dụng máy xay thì bạn cho thêm nước lọc rồi đem lọc với rây để chiết lấy nước uống. Tới tháng uống nước ép củ cải trắng, cần tây, táo, dưa chuột có công dụng làm tăng năng lượng cho cơ thể Nước ép việt quất, dưa hấu Tới tháng nên uống nước ép gì? Trong Việt quất chứa hàm lượng chất oxy hóa cao, có tác dụng chống lại gốc tự do trong cơ thể và thải độc. Trong khi đó, dưa hấu chứa nhiều vitamin A, C, B1,B5,B6 và các chất chống oxy hoá: catotenoid, Lycopene... nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ thống miễn dịch, giảm viêm, giảm mệt mỏi. Kết hợp hai loại trái cây này sẽ tạo ra đồ uống giúp bạn dễ chịu hơn trong kỳ kinh nguyệt. Nguyên liệu pha: 1 quả dưa hấu 200gram quả việt quất 1 muỗng canh đường trắng/ đường nâu Máy xay sinh tố/ Máy ép trái cây Cách thực hiện:  Bước 1: Dưa hấu gọt vỏ, thái miếng vuông nhỏ, không cần bỏ hạt. Bước 2: Việt quất rửa sạch và để ráo nước.  Bước 3: Cho dưa hấu, việt quất vào máy xay sinh tố. Bật máy và xay cho đến khi hỗn hợp nguyễn, mịn. Sau đó, đổ hỗn hợp vào rây lọc rồi đổ ra ly để thưởng thức.   Nước ép việt quất, dưa hấu giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong kỳ kinh nguyệt Nước ép cà rốt, táo, nước cốt chanh Tới tháng chị em nên uống nước ép cà rốt kết hợp với táo và nước cốt chanh. Cà rốt chứa nhiều Sắt, vitamin C giúp bổ máu. Táo chứa nhiều vitamin A, E, Beta carotene chống lại các gốc tự do và kháng viêm hiệu quả. Chanh chứa nhiều vitamin C, tăng cường khả năng hấp thụ sắt, tham gia quá trình tạo máu, hỗ trợ làm giảm cơn đau bụng kinh. Thêm vào đó, nước ép này còn giúp cơ thể sảng khoái, tỉnh táo, thư giãn. Nguyên liệu pha: 1 củ cà rốt 1 quả táo 10ml nước cốt chanh Đá viên Một ít đường Máy xay sinh tố/ Máy ép trái cây Cách thực hiện:  Bước 1: Cà rốt gọt sạch vỏ, rửa sạch rồi cắt ra thành từng khúc. Bước 2: Táo gọt vỏ, bỏ hạt, cắt thành từng miếng nhỏ. Bước 3: Cho hết hỗn hợp cà rốt, táo và nước cốt chanh đã chuẩn bị vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, sau đó cho hỗn hợp qua rây để lọc lấy phần nước. Nếu bạn dùng máy ép thì có thể ép từng thành phần sau đó lọc lấy nước.  Bước 4: Đổ nước ép ra ly và cho thêm ít đường, đá viên vào và thưởng thức. Nước ép cà rốt, táo, chanh bổ sung kali giúp thư giãn đẩy lùi căng thẳng, mệt mỏi Như vậy, tới tháng nên uống nước ép gì thì bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin về việc sử dụng 13 loại nước ép trái cây, rau củ và công dụng của nó đối với sức khỏe, đặc biệt là với chu kỳ kinh nguyệt.  Tuy là những loại đồ uống tốt cho sức khỏe những ngày “dâu rụng" tuy nhiên bạn chỉ nên uống với lượng hợp lý 200ml - 350ml không nên uống thường xuyên và quá nhiều một loại nước ép gây nên một số ảnh hưởng khác đến hệ tiêu hoá (đầy bụng, sôi bụng…).
25/ 08/ 2021
0
popup

Số lượng:

Tổng tiền: