Tin tức

Giải đáp: Ngày đèn đỏ kéo dài bao lâu là bình thường? 

26/06/2022 Dương Hương 0 Nhận xét

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp phát hiện và phòng ngừa những bất thường về phụ khoa. Tuỳ vào cơ địa và thói quen sinh hoạt của mỗi người, thời gian của một chu kỳ kinh nguyệt sẽ khác nhau. Vậy “Ngày đèn đỏ kéo dài bao lâu là bình thường?”. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em trả lời câu hỏi này.

1. Số ngày đèn đỏ trung bình

Một chu kỳ kinh nguyệt thường giao động khoảng 28 - 30 ngày. Tuy nhiên, vẫn có thể coi là bình thường nếu chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày, hoặc dài hơn 35 ngày và chu kỳ này lặp lại với tần suất tương đối ổn định. 

Thời gian xuất hiện máu kinh thường diễn ra 3 - 5 ngày, nhưng nếu kéo dài 2 - 7 ngày thì vẫn có thể chấp nhận được. Hoặc kéo dài 7-10 ngày mà máu kinh ít thì cũng được tính là bình thường.

Thời gian của một chu kỳ kinh nguyệt bình thường khoảng 21- 35 ngày

Thời gian của một chu kỳ kinh nguyệt bình thường khoảng 21- 35 ngày

Ngoài thời gian của chu kỳ kinh nguyệt, tình trạng của máu kinh cũng là dấu hiệu cho biết kinh nguyệt có bình thường hay không. Thông thường, máu kinh nguyệt có màu đỏ tươi như dâu tây, ở dạng lỏng và có mùi hơi tanh. Trong suốt một chu kỳ, chị em mất khoảng 2 thìa máu, nhưng nếu mất nhiều hơn, khoảng 4-6 thìa, thì vẫn chưa quá nghiêm trọng. 

Đây là các dấu hiệu bình thường của một chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, khi thấy bất thường về thời gian hành kinh, hoặc máu kinh có màu sẫm hay nhạt hơn bình thường, đông thành cục, nặng mùi,...thì có thể đang báo hiệu các vấn đề về phụ khoa. Do vậy, nếu chị em gặp tình trạng này thì nên đến cơ sở chuyên khoa để khám chữa bệnh kịp thời, tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản.

2. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Thông qua việc tính chu kỳ kinh nguyệt, chị em sẽ biết được tình trạng của kinh nguyệt đều đặn hay không. Từ đó lường trước các vấn đề có thể xảy ra của ngày đèn đỏ và có kế hoạch chăm sóc bản thân thật tốt.

Theo quy luật, chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên có kinh đến ngày đầu của kỳ hành kinh tiếp theo. Khoảng thời gian này có thể dao động 1 - 2 ngày do ảnh hưởng bởi căng thẳng áp lực, thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống...

Dưới đây là các bước tính chu kỳ kinh nguyệt:

  • Bước 1: Đánh dấu thời điểm bắt đầu của kỳ kinh, tức là đầu tiên có máu kinh xuất hiện. 
  • Bước 2: Đến ngày đầu của kỳ kinh tiếp theo thì tiếp tục đánh dấu lại. Đây là thời điểm kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Bước 3: Chị em sẽ tính khoảng thời gian diễn ra một chu kỳ kinh từ 2 mốc thời gian bắt đầu và kết thúc của kỳ kinh nguyệt.
  • Bước 4: Hãy quan sát và ghi nhận số ngày kinh nguyệt trở lại liên tục trong vòng 6 tháng, chị em sẽ tính được chu kỳ kinh trung bình của mình. Dựa vào đó sẽ ước lượng được khoảng thời gian mà ngày đèn đỏ đến.

 Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Bên cạnh đó, chị em có thể sử dụng ứng dụng để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Sau khi tải ứng dụng và nhập các ngày xuất hiện đèn đỏ, ứng dụng sẽ tự động tính chu kỳ kinh nguyệt cho chị em và nhắc nhở khi ngày đèn đỏ sắp tới. Ngoài ra nó còn dùng để tính toán các thời điểm rụng trứng, thời điểm thích hợp để thụ thai hoặc giúp chị em biết được ngày nào là an toàn, từ đó tránh thai hiệu quả.

3. Dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt bất thường khi diễn ra các rối loạn của các yếu tố như: thời gian hành kinh, tần suất, lượng máu mất khi hành kinh. Kèm theo đó là những bất thường về màu sắc máu kinh, tình trạng đau bụng khi hành kinh…Cụ thể các dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt như sau:

Kinh sớm: 

Thông thường, thời gian hành kinh diễn ra khoảng 21 - 35 ngày. Nếu chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày sẽ được coi là kinh sớm. Các dấu hiệu có thể gặp khi bị kinh sớm bao gồm: 

  • Ngày hành kinh ít hơn 3 ngày hoặc hơn 7 ngày, thậm chí hành kinh diễn ra 2 lần/tháng.
  • Kinh nguyệt có màu bất thường (màu sắc có thể nhạt hoặc đậm màu hơn bình thường).
  • Đau bụng, lưng dữ dội và kèm theo mệt mỏi trong ngày đèn đỏ.

Các dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt

Các dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt

Rong kinh: 

Đây là tình trạng khi hành kinh kéo dài hơn 7 ngày, trong khi bình thường thời gian hành kinh trung bình chỉ diễn ra 3 – 5 ngày. Bên cạnh đó, khi rong kinh bị mất lượng máu khá nhiều, hơn 80ml/chu kỳ (phụ nữ thường chỉ mất lượng máu khoảng 50 – 80ml/chu kỳ kinh nguyệt). 

Cách triệu chứng khi bị rong kinh gồm:

  • Máu chảy nhiều hơn trong suốt kỳ kinh nguyệt khiến chị em phải thay băng vệ sinh liên tục.
  • Tình trạng chảy nhiều máu và kéo dài xảy ra liên tục ở 2 kỳ kinh nguyệt.
  • Vào ban đêm máu có xu hướng chảy nhiều hơn.
  • Có thể có cục máu đông lớn.
  • Đau bụng dưới.
  • Mệt mỏi, thở dốc và các dấu hiệu của tình trạng thiếu máu.

Ngoài ra, tình trạng rong kinh lâu ngày có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm phụ khoa. Điều này dễ gây ra bệnh vô sinh sau này. 

Cường kinh: 

Là tình trạng nhiều máu kinh bất thường, chảy ồ ạt và kéo dài suốt nhiều ngày. Tình trạng này thường xảy ra ở người trẻ (do chưa hình thành chu kỳ kinh có rụng trứng) hoặc phụ nữ sắp chuyển sang tuổi mãn kinh.
Ngoài gây ra nhiều bất tiện, cường kinh còn khiến chị em mỏi mệt, thiếu sức sống. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra thiếu máu, thiếu sắt, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe chị em phụ nữ. 

Không những vậy, cường kinh còn là một dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, chị em không nên chủ quan khi thấy kinh nguyệt ra nhiều, hãy tìm đến cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời.

Chậm kinh: 

Là tình trạng đến kỳ kinh nhưng không thấy kinh, hay chu kỳ kinh xuất hiện sau hơn 35 ngày. Chậm kinh có thể do các nguyên nhân như: giảm cân quá mức, tăng cân đột ngột, vận động quá sức, căng thẳng stress, tác dụng phụ của thuốc, rối loạn nội tiết,... Đặc biệt, nếu chậm kinh 10 ngày mà có quan hệ tình dục trước đó thì có thể dấu hiệu mang thai.

Chậm kinh có thể là dấu hiệu của việc mang thai

Chậm kinh có thể là dấu hiệu của việc mang thai

Kinh thưa: 

Nếu chu kỳ kinh kéo dài hơn 35 ngày, hay thậm chí vài ba tháng sau mới có kinh một lần thì tình trạng này được gọi là kinh thưa. 

Nguyên nhân gây kinh thưa có thể do bất thường của trục tuyến dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng gây rối loạn bài tiết estrogen và progesterone. Ngoài ra có thể còn do ít rụng trứng, không rụng trứng hoặc buồng trứng đa nang…

Tình trạng kinh thưa không quá nguy hiểm cho sức khoẻ của chị em. Tuy nhiên, cũng không được chủ quan vì nó ít nhiều có liên quan đến vô sinh, hiếm muộn.

Vô kinh: 

Là tình trạng chị em không có kinh nguyệt quá 6 tháng hoặc thậm chí là 1 năm. Vô kinh có thể gặp ở phụ nữ đã bước qua tuổi dậy thì, không mang thai hoặc chưa đến tuổi mãn kinh. Nguyên nhân gây ra vô kinh bắt nguồn từ những sự thay đổi của các cơ quan, các tuyến, rối loạn bài tiết hormon, thay đổi tâm lý hoặc thiếu dưỡng chất…

Tùy vào nguyên nhân gây vô kinh, chị em sẽ có các triệu chứng đi kèm với hiện tượng không có kinh như: đau đầu, rụng tóc, tiết dịch ở núm vú, nhiều mụn, thay đổi thị lực, mọc nhiều lông, đau vùng xương chậu,…

Nên thăm khám bác sĩ khi có tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Nên thăm khám bác sĩ khi có tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “Ngày đèn đỏ kéo dài bao lâu là bình thường?”. Bất kỳ nguyên nhân nào gây rối loạn kinh nguyệt đều cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó chị em nên đến các phòng khám chuyên khoa để tham khảo các phương pháp chữa bệnh phù hợp. Từ đó, tránh được các biến chứng phức tạp của bệnh phụ khoa diễn ra và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Hãy liên hệ tới fanpage Liberty Cup để được tư vấn và giải đáp thêm về những băn khoăn, thắc mắc của bạn nhé!

mua ngay
Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: