Tin tức

13 Cách không bị tràn băng khi mặc áo dài hoàn hảo cho các bạn gái

25/10/2021 Dương Hương 0 Nhận xét

Để không bị tràn băng khi mặc áo dài, chị em nên tham khảo 13 cách không bị tràn băng khi mặc áo dài trong bài viết dưới đây nhé. Đặc biệt, cách thứ 1 và 3 hiện đang được rất nhiều bạn nữ “kết" và rỉ tai nhau sử dụng. Khám phá ngay!

Sử dụng tampon

Tampon là một trong các cách không bị tràn băng khi mặc áo dài được yêu thích nhất ở của các bạn gái đem lại cảm giác an toàn, không gây bí bách khó chịu vùng kín. 

Tampon có hình dạng hình trụ, nhỏ bằng đầu ngón tay và được làm bằng cotton hoặc lụa mềm mại, có khả năng thấm hút kinh nguyệt tốt. Hơn nữa, tampon được đặt trong âm đạo nên không gây cộm và bị lộ sau lớp vải áo dài.

Tampon là lựa chọn phù hợp cho bạn gái trong những ngày đèn đỏ

Tampon là cách không bị tràn băng khi mặc áo dài hoàn hảo trong những ngày đèn đỏ

Sử dụng băng vệ sinh loại siêu thấm và dài

Đầu tiên, bạn gái cần chọn loại băng vệ sinh phù hợp trong kỳ kinh nguyệt, nên sử dụng loại ban đêm. Băng nên có mặt lưới siêu thấm, mỏng, có cánh để cố định và có độ dài phù hợp với cơ thể để đảm bảo độ thấm và sẽ không bị lộ ra ngoài, tránh gây phản cảm.

Nên chọn băng vệ sinh siêu thấm và dài để tránh gặp phải sự cố không mong muốn

Sử dụng băng vệ sinh siêu thâm hút là cách không bị tràn băng khi mặc áo dài đơn giản, dễ sử dụng

Không những thế, chị em nên chọn các loại băng vệ sinh có thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bởi khi chủ quan chọn các loại không đảm bảo có thể gây viêm nhiễm, dị ứng.

Sử dụng cốc nguyệt san

Khác với tampon hay băng vệ sinh, cốc nguyệt san là sản phẩm được dùng trong những ngày kinh nguyệt bằng cách đặt sâu trong âm đạo, miệng cốc ôm khít thành âm đạo, hứng dịch kinh không cho chúng tràn ra ngoài. Cũng giống như tampon, cốc nguyệt san không gây cộm, mùi do đó, đây là lựa chọn ưu tiên cho các bạn nữ khi mặc áo dài.

Cách sử dụng cốc nguyệt san:

Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy rửa tay thật sạch và lau khô tay.

Bước 2: Chọn tư thế phù hợp: gác chân lên bồn cầu, ngồi bồn cầu hoặc ngồi xổm

Bước 3: Vệ sinh cốc bằng dung dịch vệ sinh, gấp đôi cốc theo chiều dọc thành chữ C chữ V hoặc hoa tulip. Lần đầu tiên sử dụng, bạn có thể thử nhiều cách khác nhau để chọn được cách gấp phù hợp nhất.

Bước 4: Giữ cốc nguyệt san và nhẹ nhàng đẩy cốc vào âm đạo rồi xoay nhẹ cuống cốc để cốc bung mở hoàn toàn. Nếu cuống cốc quá dài, hãy cắt bớt để cuống cốc không thò ra ngoài gây khó chịu.

Cốc nguyệt san mang đến cảm giác thoải mái, không mùi và giảm viêm nhiễm cho bạn gái trong chu kỳ

Cốc nguyệt san mang đến cảm giác thoải mái, không mùi cho bạn gái trong chu kỳ

Luôn đem theo mình băng vệ sinh hoặc tampon dự phòng

Nếu kinh nguyệt ra nhiều hoặc cảm giác không yên tâm bám theo bạn, bạn hãy đem theo băng vệ sinh hoặc tampon để không phải lo bị bất ngờ. Như vậy, khi có cảm giác ra nhiều, bạn gái có thể chủ động vào nhà vệ sinh thay ngay lập tức. Điều này sẽ giúp bạn an tâm hơn khi mặc áo dài trong những ngày kinh nguyệt.

Hãy luôn đem theo mình băng vệ sinh hoặc tampon dự phòng mỗi khi ra ngoài

Hãy luôn đem theo mình băng vệ sinh hoặc tampon dự phòng mỗi khi ra ngoài

Luôn đem theo quần chip và quần áo dài dự phòng

Đôi khi nếu dùng một miếng băng vệ sinh hay tampon bạn sẽ lo sợ ra máu kinh ra quá nhiều cùng lúc khiến kinh tràn ra ngoài cả quần lót, thậm chí cả quần áo dài bên ngoài.

Do đó, chị em nên mang thêm một chiếc quần lót và quần áo dài dự phòng để khi gặp phải tình huống tồi tệ nhất, bạn vẫn có thể ‘chữa cháy’. Thêm vào đó, bạn gái cũng có thể đem theo áo len để quấn quanh eo phòng khi cần đến.

Không tham gia các trò chơi hay vận động mạnh

Trong những ngày đèn đỏ, chị em nên hạn chế vận động mạnh hay các hoạt động quá sức. Khi vận động mạnh có thể gia tăng cơn đau bụng kinh trầm trọng hơn.

Ngoài ra, vận động quá sức khiến cơ thể mệt mỏi hơn, máu kinh ra nhiều hơn… Đặc biệt với bạn gái sử dụng băng vệ sinh trong chu kỳ, việc vận động mạnh khiến băng dễ bị xô lệch khiến kinh nguyệt tràn ra ngoài.

Sử dụng loại băng vệ sinh có cánh

Nếu bạn thích sử dụng băng vệ sinh hơn tampon và cốc nguyệt san thì có một mẹo nhỏ về cách không bị tràn băng khi mặc áo dài đó là, chọn băng vệ sinh có cánh. Sử dụng băng vệ sinh có cánh giúp bạn cố định miếng băng trên đáy quần lót, tránh tình trạng băng bị co rúm hoặc xê dịch, thấm ra quần áo dài bên ngoài.

Phụ nữ nên sử dụng băng vệ sinh có cánh để cố định tốt hơn tránh bị xô lệch ra bên ngoài

Phụ nữ nên sử dụng băng vệ sinh có cánh để cố định tốt hơn tránh bị xô lệch ra bên ngoài

Sử dụng băng vệ sinh loại kích thước lớn

Băng vệ sinh có kích thước có khả năng giữ được lượng dung dịch chất lỏng nhiều hơn loại nhỏ. Vì vậy, chị em có thể tham khảo loại băng vệ sinh siêu thấm, mỏng và có kích thước dài hơn để tránh gây mất thẩm mỹ khi mặc áo dài. Thực tế, các hãng băng vệ sinh đã cho ra đời loại kích thước lớn để đáp ứng nhu cầu này của phái đẹp.

Sử dụng băng vệ sinh loại to giúp chị em “an toàn” trong những ngày đèn đỏ

Sử dụng băng vệ sinh lớn là cách không bị tràn băng khi mặc áo dài cho chị em những ngày ra nhiều kinh dịch

Thường xuyên kiểm tra và thay băng

Thay băng vệ sinh liên tục cũng là một trong những cách dùng băng vệ sinh không bị tràn. Đặc biệt, trong 2 - 3 ngày giữa chu kỳ kinh nguyệt, lượng kinh nguyệt thường ra nhiều hơn dẫn đến tràn băng. Vì vậy, cách 1-2 giờ, chị em nên ghé vào nhà vệ sinh để thay băng hoặc kiểm tra để đảm bảo mọi thứ vẫn ổn.

Mặc quần lót dày hơn 

Sử dụng một chiếc quần lót dày và ôm sát là một trong những cách chống tràn băng hiệu quả khi mặc áo dài, giúp hạn chế lượng kinh nguyệt tràn ra và quần lót sẽ thấm hút tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần đảm bảo không mặc quần lót quá rộng bởi chúng sẽ khiến băng vệ sinh bị xô lệch và dễ bị tràn ra ngoài.

Sử dụng quần lót nguyệt san

Quần lót nguyệt san là loại quần lót cho nữ giới giúp duy trì trạng thái giữ chất lỏng tới 11 giờ. Đây là loại quần có thiết kế ba lớp độc đáo, trong đó, lớp thứ nhất có công dụng thấm hút, lớp thứ hai chống tràn và lớp thứ ba được làm bằng chất liệu cotton giúp thoải mái và khô thoáng.

Thêm vào đó, quần lót nguyệt san còn được thiết kế theo dạng cạp cao có khả năng ôm sát vòng 3, chống tràn, đảm bảo quần áo dài của bạn không bị vấy bẩn. Đồng thời, loại quần này còn giúp cố định băng vệ sinh, tránh bị xô lệch mỗi khi di chuyển là giải pháp cách không bị tràn băng khi mặc áo dài lý tưởng cho chị em. 

Quần lót nguyệt san có khả năng chống tràn đảm bảo quần áo không bị vấy bẩn

Quần lót nguyệt san có khả năng chống tràn đảm bảo quần áo không bị vấy bẩn

Mặc quần rộng hơn và tối màu 

Đối với trang phục áo dài, bạn có thể chọn loại quần rộng và tối màu hơn trong ngày đèn đỏ để tránh bị lộ, đồng thời bạn cũng sẽ không phải lo lắng kiểm tra phía sau hoặc chốc chốc lại phải hỏi bạn bè về việc làm bẩn quần áo và khó giặt sạch chúng.

Ngoài ra, bạn gái có thể mặc quần áo rộng vừa cảm thấy an toàn, không bị lộ khi dùng băng vệ sinh vừa tránh gây bí bách, khó chịu cho vùng kín. 

Việc chọn quần ngoài rộng còn giúp tránh cọ xát, tác động khiến làm cho băng vệ sinh bên trong dễ bị xê dịch theo từng chuyển động của bạn, vì thế bạn vận động thoải mái hơn, tự tin hơn.

Chị em nên mặc quần áo dài tối màu cho những ngày đèn đỏ

Chị em nên mặc quần áo dài tối màu cho những ngày đèn đỏ

Sử dụng băng vệ sinh đúng cách

Dù tampon và cốc nguyện san đã được nhiều người biết đến nhưng đa số chị em phụ nữ vẫn thích sử dụng băng vệ sinh hơn, tuy nhiên mọi người vẫn chưa biết dùng đúng cách không bị tràn băng khi mặc áo dài. Vì thế, hãy tham khảo một số tips và hướng dẫn dưới đây. 

Cách sử dụng băng vệ sinh đúng cách:

Bước 1: Rửa tay sạch sẽ trước khi thay băng vệ sinh, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan vào vùng kín.

Bước 2: Kiểm tra hạn sử dụng cẩn thận trước khi lấy băng vệ sinh ra khỏi vỏ, bóc lớp giấy không dính bên ngoài, mở 2 đầu băng ra.

lấy băng vệ sinh ra khỏi vỏ, bóc lớp giấy không dính bên ngoài, mở 2 đầu băng ra.

Lấy băng vệ sinh ra khỏi túi

Bước 3: Đặt lên bàn tay hoặc kéo quần lót xuống ngang gối để cố định đáy quần lót.

Bước 4: Gỡ bỏ lớp giấy dán ở giữa miếng băng. Sau đó, tiếp tục gỡ miếng dán ở hai bên cánh (nếu có).

Gỡ bỏ lớp giấy dán ở giữa miếng băng

Gỡ miếng dán ở miếng băng vệ sinh

Bước 5: Dán phần có keo lên mặt trong quần lót, dán cố định hai cánh vào mặt ngoài quần. Bạn có thể đẩy sâu phần băng về phía hậu môn để băng thấm hút tốt hơn. Cách này đặc biệt hiệu quả khi dùng ban đêm đấy bạn nhé!

Dán phần có keo lên mặt trong quần lót

Dán miếng băng vệ sinh vào đáy quần lót

Bước 6: Kéo quần lên và kiểm tra xem đã vừa vặn hay chưa. Nếu bạn thấy băng lệch trái hoặc lệch phải, cộm hãy điều chỉnh lại để chắc chắn kinh nguyệt không bị tràn ra ngoài.

Kéo quần lên và kiểm tra xem đã vừa vặn hay chưa

Kiểm tra xem miếng băng vệ sinh đã nằm đúng chỗ và bạn có thoải mái cử động không

Bên cạnh băng vệ sinh, tampon và đặc biệt là cốc nguyệt san đang là giải pháp thay thế cách không bị tràn băng khi mặc áo dài hoàn hảo được các bạn nữ ưu tiên lựa chọn bởi tính an toàn cao, cảm giác khô thoáng, thoải mái và không mùi, giảm viêm nhiễm hiệu quả. Bạn có thể nghiên cứu thêm về giải pháp tampon và cốc nguyệt san nếu chưa trải nghiệm giải pháp này nhé!

mua ngay
Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: